Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Xây dựng cuộc sống tích cực

1. HỌC HỎI


Để phát triển tinh thần, chúng ta cần đến sự hiểu biết. sự hiểu biết sâu sắc đặt ta vào khuôn khổ đúng đắn của tâm trí, dẫn dắt ta đến với sự thông suốt. Nó còn mang đến cho ta khả năng biết sự việc với một cách nhìn hoàn toàn mới, loại bỏ các cách thức cũ, không hiệu quả, mang lại một luồng sinh khí mới mẻ cho cuộc sống.
Sự hiểu biết dù được gọi là tri thức hay trình độ nhận thức, hay sự nhận thức, hoặc bằng một cụm từ có ý nghĩa to lớn nào khác, cũng sẻ chỉ mang lại kinh nghiệm thực tế khi nào ta hành động dựa trên sự hiểu biết ấy. Và kinh nghiệm thực tế có được, qua quá trình thực hành,sẻ biến lý thuyết thành hiện thực. Hiện thực làm tăng sức mạnh nội tâm. Quy trình này là một sự tiến bộ.
Sự hiểu biết, đôi khi, đến nagy với chúng ta, nhưng thường thì cần phải có thời gian. Sự hiểu biết là nền tảng của sự học hỏi.
Trong học tập có sự tiến bộ, và trong tiến bộ có niềm vui. Chúng ta luôn học tập và thử nghiệm để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ví dụ, Leonard de Vinci muốn khám phá ra cách giúp con người bay. Nhưng những người cùng thời với ông khăng khăng rằng nếu thượng đế muốn con người bay, ắt hẳn Ngài đã tặng cho con người đôi cánh như Người đã tạo ra cho chim chóc. Họ cho rằng chỗ của con người là trên mặt đất. Bất chấp những lời này, Leonard vẫn cứ cố gắng. Dù cho thất bại, Leonard de Vinci vẫn được con người nhớ đến qua những nổ lực và ý chí của ông trước sự chống đối của những người cùng thời. Bốn trăm năm sau, phi trường ở Roma đặt tên là phi trường Leonard de Vinci.
Sự thật thì điều chúng ta biết không bao giờ là đủ. Cuộc sống luôn tiếp diễn, luôn có những điều cần đến khám phá và luôn có những điều mới để học hỏi.


2. KIÊN NHẪN


Kiên nhẩn là sẵn lòng làm việc để đạt được kết quả như mong muốn. Điều tốt đẹp, tích cực, sự thật không thể có được ngay tức thì hay tự động mà có, chúng đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua quá trình tiến triển theo từng đoạn. Có những lúc chúng ta phải hành động, nhưng có những thời điểm chúng ta phải chờ đợi. Nhưng thành công chỉ đến khi ta có những quyết định hợp lý, đúng lúc. Con người thường cố buộc sự việc phải xảy ra. Đôi khi sự ép buộc này có hiệu quả, nhưng ngay sau đó, trong chúng ta không có cảm giác đã hoàn thành một cách đúng nghĩa. Nếu sự thành công được gặt hái qua một cuộc chiến hay một sự sung đột thì chiến thắng ấy chỉ là một sự trống rỗng.
Những thành quả tốt đẹp nhất không chỉ phụ thuộc vào bản thân chúng ta hay công sức của riêng ta mà còn đến từ việc học cách chấp nhận thực tại-hoàn cảnh và những người trong mối quan hệ của chúng ta. Hãy để họ là chính họ và những tình diễn ra một cách tự nhiên. Chắc chắn mổi việc chúng ta làm điều có một mục đích rõ ràng,tuy nhiên,chúng ta không nên bám quá chặt vào mục đích, tìm cách đạt được nó bằng mọi giá. Chính sự đeo bám đó sẻ khiến kết quả công việc của chúng ta bị hạn chế. Khao khát đạt được thành quả sẻ tước đi sự trong sáng khỏi những hành động của chúng ta. Lúc đó, những gì chúng ta làm điều phụ thuộc sự toan tính.
Thành công thực sự luôn dựa trên sự cộng tác tích cực. Người cộng tác không chỉ nhìn thấy vai trò của mình mà còn nhìn thấy vai trò của người khác. Và bản thân chúng ta cũng không nên quên trách nhiệm của riệng  mình trước sự đóng góp của người khác. Chúng ta khong được quên quy luật quân bình.
Không hành động không có nghĩa là kiên nhẫn. Không hành động có thể đồng nghĩa với thờ ơ, hờ hững. Một khi châm chước cho thái độ thờ ơ, hờ hững thì trong nội lực của chúng ta không còn chỗ cho nổ lực khát vọng, phấn đấu hay tự cam kết với chính mình
Chúng ta nên gieo những hạt giống hành động đúng đắn và tưới chúng bằng tinh thần trách nhiệm và sự chăm chút. Đừng bao giờ gò ép hành vi hay tìm cách đi ngược lại quy luật tự nhiên, vì như thế những tham vọng,những ham muốn ích kỷ sẻ phá huỷ vụ mùa. Không thể có được thành công-đúng nghĩa hạnh phúc và mãn nguyện-nếu như luôn có một sự can thiệp, thao túng của tham vọng và những suy nghĩ không trong sáng. Chúng ta hãy làm việc bằng sự tôn trọng đối với những quy luật tự nhiên và điều tốt đẹp vốn có sẻ hiện ra từ bản chất sự việc.


Trích : Tư duy tích cực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét