Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Phong toả ! Một cách làm suy yếu sức mạnh dân tộc

Một tháng qua,kể từ ngày Trung Quốc leo thang gây hấn bằng hành động cắt cáp tàu BM2 (26/05/2011). Một hành động chủ ý của Trung Quốc trong mưu đồ xâm chiếm toàn bộ lãnh hải của ta. Dân tộc bị đánh thức vì sự lâm nguy mà lẻ ra không được phép và không bao giờ lãng quên : kẻ thù phương bắc!

Để đất nước lâm vào tình cảnh này trước hết là trách nhiệm của NHÀ CẦM QUYỀN. Nhưng thật không phải lúc và không nên qui trách nhiệm cho ai, cho tổ chức nào mà việc cấp bách là phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.

Việc khơi gợi "ý thức ân tộc" trong nhân dân là điều tối quan trọng. Phải khẳng định rằng, cái phong trào ấy sục sôi, trào dâng, lan toả trong thời gian qua là nhờ tiếng nói của những "trí thức yêu nước" thông qua các phong trào, diễn đàn, blog cá nhân,... mà nổi bật là trang BOXITVN. Thế nhưng, nó lại bị hạn chế, nói chính xác là phong toả. Tại sao?

Thật hồ đồ, ngu ngốc khi xem "tiếng nói của những trí thức yêu nước" như thế này với những trang chống phá nhà nước. Thật ngu ngốc khi qui kết những cuộc xuống đường biểu tình của những sinh viên, trí thức là nguy hiểm cho đất nước. Và rằng bị những kẻ phản động kích động, lợi dụng.

Vậy mà,...những phong trào như vậy lại bị ngăn cấm, phong toả.

Ai là những kẻ dấu mặt? Bọn sói phương bắc ư? Hay những kẻ bán linh hồn cho sói? Rất cần một câu trả lời của giới chức trách

Cách dể nhất để mất nước đó là tự làm suy yếu chính mình. Lẻ nào quí vị lãnh đạo đất nước không nhận ra?

Khiêm tốn

Tôi đọc bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, cảm giác nhói đau kéo dài : lẻ nào...lẻ nào....?

Xin copy lại toàn bộ bài viết của Giáo sư

Theo dõi diễn tiến hội thảo về “An ninh hàng hải ở biển đông” do CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) tổ chức, tôi có phần thất vọng với … phe ta.

Hôm qua, tôi bỏ ra cả giờ đồng hồ theo dõi hội thảo “Maritime Security in the South China Sea” do CSIS tổ chức. Tôi đặc biệt theo dõi bài nói chuyện của TNS John McCain. Trong bài nói chuyện, ông bắt đầu một cách ý nhị bằng cách kể chuyện ông đi thăm Miến Điện, những xa lộ 18 lằn xe mà chẳng có xe nào đi (ngoại trừ xe của ông), rồi mới vào chủ đề chính là sự bất ổn ở biển đông. Ông nói thằng Trung Quốc là thủ phạm gây nên bất ổn, qua những hành động hiếu chiến và khủng bố gần đây. Ông nói như tát vào mặt Trung Quốc rằng những yêu sách đường lưỡi bò là vô lí, bất hợp pháp: “các tuyên bố mở rộng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan đến Việt Nam và Philippines.” Nghe cứ như là nhạc! Việt Nam chúng ta đã nói điều này rất lâu, nhưng phải là lời nói từ McCain thì dễ gây chú ý và nó cũng nặng kí hơn ASEAN nói.

Cũng như bất cứ hội nghị nào ở phương Tây, sau mỗi bài nói chuyện là phần hỏi và trả lời. Tôi chú ý phần này vì đây là những trao đổi có khi rất sống động và thật. Từng làm chair trong hội nghị, tôi biết những buổi vấn đáp như thế này sống động như thế nào. Trong phần vấn đáp sau bài của McCain, có chừng 10 câu hỏi. Nhưng phần lớn xuất từ Mĩ, Trung Quốc và vài người trong khối ASEAN. Buồn cười nhất câu hỏi của cô Tàu hỏi ông McCain là ông có những lời khuyên cho Mĩ, vậy ông có lời khuyên nào cho Trung Quốc hay không! Còn một ý kiến của anh Tàu thì có lẽ không có ý kiến chắc hay hơn. Ông McCain lịch sự trả lời từng câu. Cũng có khi ông hội ý khoảng 2 giây với chủ tọa về câu hỏi của anh Tàu (có lẽ vì tiếng Anh của anh Tàu quá kém nên ông McCain muốn hỏi chủ tọa xem ông ta nói gì). Nói chung tôi nghĩ buổi chất vấn tương đối có chất lượng.

Điều làm tôi ngạc nhiên là không có ý kiến từ phái đoàn Việt Nam. Hoàn toàn không. Đây là điều hơi lạ lùng, bởi vì trong bài nói chuyện, ông McCain nhắc đến Việt Nam khá nhiều lần và thậm chí còn có những câu chữ có thể nói là “đưa tay ra bắt tay Việt Nam”. Những gì ông ấy nói hoàn toàn có lợi cho Việt Nam (và bất lợi cho bọn Trung Quốc). Ấy thế mà những người đại diện Việt Nam không hề đặt một câu hỏi, không hề có một bình luận, không hề nêu một ý kiến! May thay, có một vị phụ nữ Việt (chắc là đang ở Mĩ) đứng lên phát biểu và đặt câu hỏi. Chị ấy hoan hô McCain (khi ông nói rằng nhân quyền là một yếu tố rất quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mĩ), và có một đề nghị thú vị: đổi tên biển “South China Sea” thành “Southeast Asian Sea”. Cử tọa cười và ông McCain nói “Good idea” (ý tưởng hay). Tôi cũng nghĩ ý tưởng rất hay. Sau đó chị ấy đặt vài câu hỏi cũng thú vị. Chị này rõ ràng là người quen với hội nghị quốc tế, tuy cách đặt câu hỏi có vẻ dài dòng. Nói gì thì nói, may mắn là trong khi phái đoàn Việt Nam kín miệng thì có một người Việt Nam mở miệng nói và nói cũng hay.

Sự khiêm tốn của phái đoàn Việt Nam rất khó giải thích. Bay cả 24 giờ từ Hà Nội (?) sang Washington, tốn vài chục ngàn đôla (tức có thể cả tỉ đồng), đất nước đang đứng trước sự đe dọa của kẻ thù, được người ta bênh vực, mà không hề có một chữ để đáp lại. Tốn tiền nhiều mà không có chữ nào (ngoại trừ bài nói chuyện mà tôi chưa đọc và chưa đuợc xem qua) thì thật là phí quá. Ở nhóm của tôi, một qui tắc bất thành văn là khi nghiên cứu sinh đi dự hội nghị quốc tế, họ phải có đóng góp dưới hình thức bài báo và nêu ý kiến hay câu hỏi; không làm được điều này chúng tôi cho là phí tiền và lần sau khó có cơ hội đi dự hội nghị. Đi dự hội nghị không chỉ là “đem chuông đi đấm xứ người”, mà còn là nâng cao sự hiện diện của hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế, chứ đâu phải chỉ đọc báo cáo. Không thể khiêm tốn như thế được! Tại sao Philippines họ có ý kiến mà Việt Nam chẳng có ý kiến nào?

Tôi tự hỏi tại sao những người đại diện VN trong hội nghị khiêm tốn như thế. Tôi nghĩ đến những lí do như:

(a) không có ý gì để hỏi;
(b) không hiểu được ý của McCain;
(c) thiếu thông tin, nên chẳng biết gì để nói;
(d) thẹn thùng, chưa quen với văn hóa hội nghị quốc tế;
(e) phải chờ xin ý kiến cấp trên, vì sợ nói ra ý gì không hợp với cấp trên;
(f) kém tiếng Anh nên thiếu tự tin trong khi phát biểu; và
(g) tất cả những lí do trên.
Lí do (a) thì không thể đúng, bởi vì chắc chắn phía Việt Nam có nhiều ý để bàn. Lí do (b) thì chưa biết ra sao, vì hiểu cũng đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ. Lí do (c) thì có thể (chỉ “có thể” thôi), vì cán bộ chỉ tiếp thu thông tin một chiều, nên khi đương đầu với rừng thông tin trong hội nghị họ trở nên lúng túng. Lí do (d) thì sai, vì cán bộ ngoại giao chắc chắn là quen với chuyện ăn nói hay đi dự hội nghị nhiều lần. Lí do (e) rất có thể, do ai cũng sợ mất chức nên thà im lặng chứ nói ra mà không đúng ý cấp trên thì … rất mệt về về nhà. :-). Lí do (f) cũng rất có thể, vì nghe qua các vị ấy nói tiếng Anh rất khó hiểu. Ngay cả xem qua cái video của người đứng đầu tòa đại sứ VN tại Washington trả lời phỏng vấn, tôi thấy rất khó nghe và đơn điệu, không như cách trả lời rất engaged và rất lively của bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Thật ra, đây không phải là lần đầu các nhà ngoại giao Việt Nam “khiêm tốn” trên trường quốc tế. Trước đây cũng có vài diễn đàn ở ASEAN mà trong đó phía VN ít khi phát biểu gì. Ngay cả bên cạnh bà Hillary Clinton “miệng lưỡi” hùng hồn, người đứng đầu ngoại giao Việt Nam cũng rất … ít nói. Mới đây nhất, trong một hội nghị của các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ở Jakarta (Indonesia), phái đoàn Việt Nam cũng có hành động khiếm nhã. Khi một diễn giả nói về tình trạng nhân quyền (hay gì đó?) không mấy tốt ở Việt Nam, một thành viên trong phái đoàn Việt Nam lấy muỗng gõ vào tách cà phê để làm át tiếng nói người phát biểu. Thật là một thái độ lạ lùng, không văn minh chút nào. Tại sao không thảo luận bằng ngôn ngữ mà lại làm trò như thế? Thật không thê nào hiểu nổi trong đầu họ nghĩ gì. Không thể nào mang tiếng đại diện Việt Nam mà lại làm mất thể diện quốc gia như thế.

Nguyên tắc của tôi là mỗi khi mình đi đâu ở nước ngoài mình phải là để ý đến thể diện Việt Nam. Dù tôi không còn mang quốc tịch Việt Nam nữa, nhưng với cái họ gắn liền với Việt Nam, nên khi đi công tác nước ngoài, tôi luôn nhìn trước xem sau mình nói và làm có gì ảnh hưởng tiêu cực đến nước Việt Nam hay không. Ngay cả nghiên cứu sinh của tôi, tôi cũng nói như thế: làm gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam, chí ít mỗi người là một "đại sứ lưu động". Do đó, tôi nghĩ trách nhiệm và nghĩa vụ của một người chính thức đại diện Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế phải rất cao, và người dân hoàn toàn có quyền kì vọng họ phải là những người có tài, uyên bác, và hành xử lịch thiệp. Không có những attributes đó thì không nên đại diện Việt Nam. Không có lí do gì phải khiêm tốn trước kẻ thù hung hãn khi mình có chính nghĩa. Chẳng có lí do gì phải tiết kiệm lời nói để không đóng góp vào tranh luận trong một diễn đàn quan trọng như diễn đàn An ninh hàng hải ở biển đông vừa qua.

NVT

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Văn hoá xấu hổ và văn hoá tội lỗi

Văn hóa tội lỗi được cho là thông dụng ở các nước phương tây trong khi văn hóa xấu hổ được coi là ngự trị ở các nước phương đông.

Sự khác biệt của hai nhóm văn hóa
Nhận thức về trách nhiệm và điều sai trái sẽ không giống nhau giữa các nền văn hóa, thậm chí cũng khác nhau với từng nhóm người với mức độ nhận thức khác nhau trong cùng hệ văn hóa.
Các nhà nghiên cứu đã chia văn hóa làm hai nhóm khác biệt:Shame culture (văn hóa cảm nhận xấu hổ hay gọi tắt là văn hóa xấu hổ, đôi khi còn gọi là honour-shame culture: Văn hóa cảm nhận về vinh dự-xấu hổ) và guilt culture (văn hóa cảm nhận tội lỗi hay gọi là văn hóa tội lỗi).
Xấu hổ là cảm giác "tôi thật xấu xa". Tội lỗi là cảm giác "tôi đã làm một việc xấu". Cảm giác xấu hổ là để chỉ tôi là ai trong khi cảm giác tội lỗi để chỉ việc tôi đã làm gì.
Có thể nói người tiên phong cho các khái niệm văn hóa này là nhà nhân chủng học về văn hóa, Ruth Benedict, người Mỹ. Bà đưa ra phân định này trong nghiên cứu của mình về nước Nhật trong Thế chíến thứ II (bài viết được xuất bản năm 1946).
Có thể tóm tắt như sau:
Guilt-culture (VH tội lỗi)
Nếu mọi người tin rằng:
Còn tôi tin rằng:
Tôi không làm điều đó
Tôi làm điều đó
Tôi không làm điều đó
Không sao
Tôi sẽ bảo vệ mình
Tôi làm điều đó
Tôi cảm thấy có tội dù thế nào
Tôi cảm thấy có tội và sẽ bị trừng phạt
Shame-culture (VH xấu hổ)
Nếu mọi người tin rằng:
Còn tôi tin rằng:
Tôi không làm điều đó
Tôi làm điều đó
Tôi không làm điều đó
Không sao
Tôi thấy xấu hổ và bị coi khinh (bởi mọi người tin là tôi có tội)
Tôi làm điều đó
Chẳng ai biết nên tôi không xấu hổ
Tôi cảm thấy có tội và sẽ bị trừng phạt
Từ niềm tin của cả cá nhân lẫn cộng đồng đối với những khái niệm liên quan đến tội lỗi, mỗi nền văn hóa có những định nghĩa có thể không giống nhau về những điều sai trái.
Người ta qui kết dạng văn hóa nào là dựa trên phản ứng hay hành xử của cá nhân đối với ý kiến của cộng đồng. Thực ra, trong cả hai dạng văn hóa, cá nhân ứng xử tương tự nếu có sự thống nhất trong đánh giá của cả hai phía, cá nhân và cộng đồng.
Sự khác biệt cơ bản sẽ là: Cá nhân trong mỗi dạng văn hóa sẽ hành xử khác khi đánh giá của cộng đồng khác với đánh giá của chính cá nhân đó. Đó là trường hợp cá nhân tin mình không có lỗi trong khi cộng đồng tin là có và ngược lại.
Người thuộc văn hóa tội lỗi sẽ phản bác (thậm chí rất mãnh liệt) khi bị oan và cảm thấy tội lỗi cả khi không ai biết tội của họ. Với họ, động lực ưu tiên là nội lực, là nhận thức của chính họ. Nhận thức bên ngòai không quan trọng. Họ coi trọng thực tế hơn cái biểu hiện bên ngòai.
Với người thuộc văn hóa xấu hổ họ sẽ xấu hổ cả khi bị oan và không xấu hổ khi người khác không biết lỗi của họ. Với họ, lỗi thực không phải cái để suy nghĩ. Họ coi trọng thể hiện bên ngòai hơn thực tế.
Cá nhân và cộng đồng trong sự phát triển văn hóa
Văn hóa tội lỗi nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân, không ảnh hưởng bởi định kiến của xã hội hay những điều đã được xã hội phê duỵệt. Văn hóa tội lỗi liên quan đến sự thật, pháp lý và bảo tồn quyền cá nhân.
Ảnh minh họa
Nó cũng cho thấy sự phán xét bên trong của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hành xử. Do vậy dạng văn hóa này thích hợp với xã hội đề cao tự do cá nhân (individualistic society). Cảm giác tội lỗi sẽ giữ con người khỏi những việc làm sai trái. Tuy nhiên nó cũng nguy hiểm khi người ta nhận thức sai.
Trong nền văn hóa xấu hổ, các tập tục xã hội phát triển xung quanh các ý niệm liên quan mật thiết đến nhận dạng về cộng đồng. Dạng văn hóa này thích hợp với xã hội đề cao cộng đồng (collective society). Trong văn hóa xấu hổ, cái mọi người tin (hay nghĩ) quan trọng hơn.
Cá nhân thường đặt tiêu chuẩn sống cho mình dựa vào khát khao được tôn trọng hoặc tránh bị xấu hổ lên trên mọi thứ. Những động cơ này làm người ta buộc phải sống tốt theo mong đợi của xung quanh nhưng cũng dễ làm người ta liên quan đến những việc sai trái có thể che giấu được.
Về mặt tâm lý, người phương tây cho rằng cảm giác tội lỗi được coi là cảm xúc "cao cấp" hơn cảm giác xấu hổ. Xấu hổ hay tội lỗi đều là cảm giác tinh thần về trách nhiệm cá nhân, nhưng cảm giác tội lỗi diễn tả trách nhiệm theo chủ quan và vì vậy khuyến khích sự thay đổi nhân cách một cách tích cực.
Cảm giác xấu hổ lành mạnh có thể kích thích động cơ tốt nhưng vẫn bao hàm trách nhiệm ép buộc (mang tính khách quan) và ức chế thay đổi tích cực. Cảm giác xấu hổ hay cảm giác bị coi thường có thể dẫn đến sự hối cải nhưng cũng có thể dẫn đến tính trơ cứng.
Có ý kiến cho rằng khi phương tây di chuyển từ văn hóa xấu hổ sang văn hóa tội lỗi, sự hiện đại hóa được tạo ra. Bởi vì khi cảm giác tội lỗi trở thành động lực chủ yếu của một nền văn hóa thì nền văn hóa ấy sẽ thành công hơn trong việc xây dựng các nền tảng hợp lý, là tiền thân cho phát triển.
Xã hội với văn hóa xấu hổ là xã hội hướng đạo con trẻ bằng cách tạo tâm lý xấu hổ và mối đe dọa bị tẩy chay. Đồng thời điều hành người lớn cũng bằng tâm lý đó. Xã hội với văn hóa tội lỗi được điều hành bằng cách tạo ra và duy trì cảm giác tội lỗi đối với hành vi mà cá nhân tin là không được xã hội phê duyệt và chắc chắn bị lên án (dẫn đến việc trước sau cũng sẽ bị trừng phạt).
Có ý kiến cho rằng khi phương tây di chuyển từ văn hóa xấu hổ sang văn hóa tội lỗi, sự hiện đại hóa được tạo ra. Bởi vì khi cảm giác tội lỗi trở thành động lực chủ yếu của một nền văn hóa thì nền văn hóa ấy sẽ thành công hơn trong việc xây dựng các nền tảng hợp lý, là tiền thân cho phát triển.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thực chất quá trình cảm nhận này thể hiện lòng tin (tin điều này là đúng, điều kia là sai) hơn là kiến thức. Cho nên không có dạng văn hóa nào là hòan hảo, cũng không có dạng nào là xa lạ với mỗi con người.
Khái niệm về mắc lỗi và sự công bằng được hiện diện trong cả hai lọai văn hóa, chỉ có chúng được vận hành theo những luật lệ khác nhau. Hai dạng văn hóa này thực sự cùng tồn tại trong một xã hội, chỉ có mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Thậm chí trong mỗi con người cũng có thể tồn tại cả hai dạng văn hóa đó.
Văn hóa tội lỗi được cho là thông dụng ở các nước phương tây trong khi văn hóa xấu hổ được coi là ngự trị ở các nước phương đông. Người ta cũng giả định rằng các dân tộc mang tôn giáo Do thái và Thiên chúa thuộc về văn hóa tội lỗi. Còn các dân tộc Hồi giáo và phương đông thuộc văn hóa xấu hổ. Như phân tích ở trên, các giả định này chỉ mang tính tương đối.
Kết luận của nhà nhân chủng học Ruth Benedict về xã hội Nhật với văn hóa xấu hổ đặc trưng đã bị nhiều học giả Nhật ngày nay phản đối và bác bỏ. Nhưng những khái niệm về hai dạng văn hóa trên rất có ích trong phân tích hành vi của cá nhân và cộng đồng liên quan đến nghiên cứu về văn hóa.
Tác giả : Châu Sa
Nguồn : Tuanvietnam

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

"Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lần 3" Vài suy tư

Ngày 19/06/2011, thanh niên tại Hà Nội và Sài Gòn lại xuống đường bày tỏ thái độ của mình với âm mưu thôn tính biển đảo Việt Nam của Trung Quốc.

Cũng như lần trước, đây là đợt biểu tình tự phát.

Có lẻ, các nhà chức tranh đã rút kinh nghiệm hay đã được chỉ đạo khắt khe hơn trong việc " dập" nên phong trào nhanh chóng lắng xuống.

Có những người cười tươi, có những kẻ bàng quan,có những người cười khẩy ...Riêng tôi-một nổi buồn khôn tả.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Trung Quốc không thể lừa dối thế giới

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục quấy phá vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà đỉnh điểm là sự kiện Bình Minh 02 ngày 26-5 và Viking II ngày 9-6.
Thế nhưng trước dư luận thế giới và nhân dân trong nước, chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc luôn vu cáo Việt Nam “bắt nạt” nước này, thậm chí còn ngang ngược yêu cầu Việt Nam “chấm dứt những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”. Đây là những luận điệu xuyên tạc sự thật, đổi trắng thay đen, không thể chấp nhận được.
Ở phương Tây, Goebels, trùm truyền thông Đức Quốc xã, đã nói: “Chuyện sai cứ nói mãi sẽ thành đúng!”. Ở phương Đông ngày xưa có Tăng Sâm là người đạo đức, hiền lành, một trong các học trò giỏi của Khổng Tử. Một hôm mẹ ông này khi đang ngồi dệt cửi bỗng nghe hàng xóm báo tin: “Tăng Sâm giết người!”. Tin tưởng con mình, bà vẫn điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người!”, bà vẫn bình tĩnh như lần trước. Đến lần thứ ba nghe tin: “Tăng Sâm giết người!”, bà mẹ sợ cuống cuồng, quăng thoi, trèo tường chạy trốn. Sự thật kẻ phạm pháp là một người trùng tên, còn Tăng Sâm con bà vẫn còn đang học với thầy…
Goebels nói không sai chút nào về phương diện này!
Song song những hành động liên tục quấy phá trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như của Philippines là một cuộc chiến truyền thông đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước nhân dân Trung Quốc và thế giới, Trung Quốc luôn tỏ ra là đất nước hiền hòa bị chèn ép bởi những chuyên gia gây rối!
Kẻ đi gây hấn trở thành nạn nhân!
Phát biểu trên báo chí, tướng Lê Văn Cương cho biết Trung Quốc đã kiên trì xây dựng hình ảnh quyền lực mềm từ 10 năm nay. Đây là lúc tận dụng triệt để hình ảnh này để thuyết phục thế giới rằng họ là một quốc gia yêu hòa bình, còn Việt Nam và các nước Đông Nam Á đang có vùng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông chính là những nước tham lam và thiếu kiềm chế. Cao điểm của hành vi gắp lửa bỏ tay người này là bài xã luận trên báo Hoàn Cầu, mô tả Việt Nam như là kẻ gây sự trước trong vụ va chạm gần đây. So với những người hàng xóm của bà mẹ Tăng Sâm, vốn chỉ là những người đưa tin không kiểm chứng, chính quyền Trung Quốc với sức ảnh hưởng rất mạnh lên truyền thông quốc tế tỏ ra nguy hiểm hơn nhiều khi họ cố ý bóp méo thông tin nhằm che đậy sự thật.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam và cắt cáp tàu Bình Minh 02. Đường gạch đỏ đứt khúc là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế thuộc Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Sự thật là Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại hoạt động thăm dò của các tàu khảo sát địa chấn, bắt bớ và cấm cản ngư dân Việt Nam, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho Việt Nam. Sự thật là Trung Quốc với chiến lược tằm ăn dâu, vừa đánh vừa xoa, dùng quyền lực kinh tế đã đe dọa, ngăn cản những công ty dầu khí nước ngoài, đưa ra những yêu sách phi lý với các nước láng giềng, đi ngược lại với Quy tắc ứng xử ở biển Đông mà chính họ đã ký.
Thế nhưng đối với thế giới, họ luôn tỏ ra là một cường quốc biết nín nhịn, kiên nhẫn tránh leo thang xung đột. Họ lặp đi lặp lại những “phát triển hài hòa”, “cầu đồng tồn dị” (tìm kiếm tương đồng, bỏ qua khác biệt). Với người dân trong nước, giới chức Trung Quốc khuyến khích các blogger đưa tin một chiều trước tình hình biển Đông, gây ngộ nhận và khuyến khích ngầm tinh thần dân tộc cực đoan trong một bộ phận nhân dân Trung Quốc.
Nhiều người đã hiểu sai sự thật
Kết quả của chiến dịch truyền thông có chủ đích đó khiến độc giả khắp thế giới, nếu chỉ tiếp cận thông tin từ phía Trung Quốc do các tờ báo trung lập đăng lại, sẽ dễ hiểu lầm về bản chất các tranh chấp trên biển Đông, chưa nói đến suy nghĩ Việt Nam là kẻ gây hấn. Đơn cử là tuyên bố của Trung Quốc rằng tàu Viking II đã hoạt động bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khi xảy ra sự cố bị tàu Trung Quốc cắt cáp ngày 9-6 mà báo New York Times đăng lại. Tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với thông báo chi tiết từ tàu Viking II về tọa độ và thời điểm mà tàu này bị quấy nhiễu. Tuy để tìm ra sự thật về vị trí tàu Viking II không quá khó nhưng cỗ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc chỉ cần nhân dân của họ tin theo và báo chí thế giới lặp lại là đủ.
Hơn nữa, đâu phải sự thật nào cũng dễ kiểm chứng. Trong vụ tàu cá Trung Quốc xông thẳng vào tàu Viking II phá cáp, báo chí Trung Quốc đã mô tả những tàu vũ trang Việt Nam tấn công tàu đánh cá của họ, “bất chấp mạng sống của ngư dân Trung Quốc”, dẫn đến vụ va chạm với tàu Viking II. Trong khi đó, điều cần lưu ý là trong vụ việc này, không hiểu sao tàu đánh cá của Trung Quốc lại có bộ phận chuyên dụng để cắt cáp thăm dò dầu khí nằm sâu hàng chục mét dưới biển?
Không ai có thể lừa cả thế giới
Cuối cùng thì Tăng Sâm đã được minh oan. Cuối cùng thì Goebels và chủ nghĩa Quốc xã cũng không đánh lừa được cả thế giới. Người ta có thể lừa cả thế giới trong một thời gian hoặc lừa vài người vĩnh viễn, song không ai lừa cả thế giới. Chân lý này thiết tưởng không sai chút nào trong thế giới phẳng của chúng ta ngày hôm nay.
Dẫu tự tin về chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc và biển đảo, song người Việt cũng cần phải có những mối quan tâm đủ và đúng mức đến lực lượng truyền thông, báo chí. Nhà nước cần có một chiến lược sâu rộng đối với các phương tiện truyền thông trong nước và trên toàn thế giới về tình hình Việt Nam: Vừa bị tấn công trên chính vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của mình, vừa bị vu cáo trước cộng đồng quốc tế như một quốc gia không biết cư xử mà truyền thông Trung Quốc tô vẽ.

LÊ VĨNH TRƯƠNG - PHẠM THU XUÂN - LÊ CHÍNH DUẬT(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

Sự thật và dối trá
Sự thật về vụ tàu Bình Minh 02 và Viking II tưởng đã rõ như ban ngày nhưng phía Trung Quốc lại có cách giải thích hoàn toàn trái ngược với thực tế. Với vụ Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc cắt cáp do các tàu hải giám tiến hành “đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”. Từ chỗ là kẻ đi quấy phá, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, họ ngang ngược tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.
Tương tự, trong vụ Viking II, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Trung Quốc là… nạn nhân! Theo đó, một tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động gần quần đảo Trường Sa thì bị tàu Việt Nam truy đuổi. Trong lúc bỏ chạy, tàu Trung Quốc vướng vào cáp tàu Viking II của Việt Nam và bị kéo đi suốt 1 giờ. Họ tiếp tục tuyên bố: “Trung Quốc yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi vi phạm và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, leo thang căng thẳng”.
Không chỉ thế, báo giới Trung Quốc cũng đồng loạt tuyên truyền sai lệch về những vụ việc vừa qua. Tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốcbản Online ngày 31-5 đã đăng bài “Chuyên gia: Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi”.Bài báo này cho rằng Trung Quốc là một nước lớn hơn hẳn Việt Nam, những năm qua đã “cố gắng tránh” làm căng thẳng thêm quan hệ với Việt Nam trong vấn đề biển Đông. Nhưng “Việt Nam thường có thái độ kích động, liên tục khai thác dầu khí ở vùng tranh chấp và di dân ra các đảo tranh chấp khiến Trung Quốc không thể nhịn được nữa”; và “nếu Việt Nam tiếp tục cho rằng Trung Quốc có thể nhẫn nhịn để Việt Nam thích lấy muối biển Đông lúc nào thì lấy, đó sẽ là sai lầm chiến lược…”.
TTH tổng hợp
Bất chấp luật pháp
Hai tuần nay, tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn, thậm chí xâm lược trên biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.
Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an (Vnexpress ngày 13-6)
Ngộ nhận về lãnh thổ và chủ quyền
Từng ăn ở, học tập, sinh sống, làm việc ở Trung Quốc hàng chục năm qua, tôi nhận thấy cái nguy hại là họ đã làm hỏng cả một thế hệ thanh niên. Lâu nay họ giáo dục, làm cho thanh niên Trung Quốc hết lớp này tới lớp khác hiểu nhầm về lãnh thổ và chủ quyền. Cho nên khi họ hành động rất tàn bạo, đánh đập ngư dân Việt Nam, giết chiến sĩ Việt Nam thì người dân Trung Quốc vẫn yên chí đó là lòng yêu nước, còn Việt Nam mới là xâm lược. Hiểu lầm và ngộ nhận như vậy là làm hỏng cả một thế hệ.
Đại tá QUÁCH HẢI LƯỢNG, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc
ĐTRANG ghi
Nguồn : Báo Pháp Luật

Lãnh đạo-anh là ai?

Gần đây, có người tâm sự với tôi rằng: "Tôi không nhận thấy mình là một lãnh đạo. Vì thế, tôi cảm thấy không thoải mái, thậm chí là áp lực khi bị gắn với danh hiệu đó, nó dường như không phải là điều tôi từng tự mình đạt được". Đây là một nhận thức hết sức nguy hiểm, và hoàn toàn trái với những gì mà tân Tổng thống Obama kêu gọi trong bài phát biểm nhậm chức của ông.

Nếu vì bất kì lý do gì, bạn nghĩ rằng mình không phải là một nhà lãnh đạo, hãy cho tôi một hai phút chỉ cho bạn xem một vài dẫn chứng có thể giúp cách nhìn nhận của bạn khác đi đôi chút. Bạn có biết bất kì ai đang đảm nhiệm vai trò quản lý mà hoàn toàn không biết làm cách nào để huy động nhân lực hướng tới các mục tiêu quan trọng? Bạn có biết người nào không hề nắm trong tay quyền lực nhưng lại rất có tài trong việc lãnh đạo người khác? Tôi thì đoán rằng câu trả lời của bạn là “Có” trong cả hai trường hợp.Nói tới năng lực lãnh đạo không nhất thiết phải nói tới địa vị; lại càng không phải nói về phạm vi nghề nghiệp, về giới, hay về văn hóa – dù không thể phủ nhận là cách thức bộc lộ khả năng lãnh đạo bị ảnh hưởng phần nào bởi những nhân tố này khác.Ai đó có thể nói: “Nhưng tôi không có tài năng”. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo hoạt động hiệu quả, theo đúng cách thức phù hợp với bản chất con người bạn và người mà bạn muốn trở thành? Để trả lời câu hỏi học búa này, hãy tiếp tục hỏi mình câu thứ hai: “Liệu bạn có thể dạy ai đó khả năng hay tố chất lãnh đạo?” Hoàn toàn không, đó là nhiệm vụ bất khả thi.Nhưng điều mà bạn có thể làm - thậm chí phải làm – là học cách lãnh đạo. Ngay cả đối với những người luôn cho rằng mình là lãnh đạo vẫn cần phải thường xuyên rèn luyện để trở nên tốt hơn.Lãnh đạo là một môn nghệ thuật trình diễn, và không bao giờ bạn có thể đạt đến cái đích hoàn hảo. Nó giống như thể thao hay âm nhạc. Hãy nghĩ đến một vận động viên hay một nhạc sĩ ưa thích của bạn. Liệu ở độ tuổi 17, người đó có xuất sắc như khi ở độ tuổi 32? Có lẽ là không; những nhà biểu diễn vĩ đại là những người suốt đời cống hiến bản thân mình để nâng cao khả năng. Và cũng tương tự như vậy khi xét dưới góc độ của một nhà quản lý. Những người giỏi nhất bao giờ cũng là những người không ngừng học hỏi, bởi họ luôn muốn tạo ra sự khác biệt.Bạn phải lựa chọn việc trở thành một nhà lãnh đạo. Nói thì dễ hơn làm, nhưng bản chất của sự thật bao giờ cũng vậy, luôn luôn giản dị. Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn chính là đi theo sự kêu gọi của tư duy, của lý trí. Tôi xin khẳng định là bạn có thể phát triển khả năng lãnh đạo của mình, và nếu bạn muốn thì dù cho có bao nhiêu các “sếp” đang đứng trên bạn, điều đó cũng không quan trọng. Vậy ai có thể là người ngăn bạn lại? Chỉ có duy nhất một, nếu muốn nhìn thấy, bạn hãy tự mình soi vào gương.

Theo Tuần Việt Nam

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Họa đấy mà phúc đấy!

Tác giả : Hoà Bình

Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.
Điều chiêm nghiệm hoặc là nhận thức sau đây có thể là đúng, có thể chưa hẳn đã đúng.

Hễ cứ là con người khi phải đối diện với sự thật nghiệt ngã, đặc biệt là sự mất, còn thì đó luôn là điều khó khăn nhất cho dù là việc cá nhân, việc nhà hay việc nước.

Tình thế Biển Đông nổi sóng bởi thứ lòng tham bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp quốc tế đã đặt dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam vào tình thế mất – còn, không còn chỗ để lùi. Đó là sự thật nghiệt ngã mà hễ là người Việt Nam đều không thể ngoảnh mặt làm ngơ, không thể né tránh.

Câu trả lời đã có sẵn trong truyền thống cả nhiều ngàn năm của ông bà , tổ tiên chúng ta. Truyền thống ấy là thái độ hòa hiếu. Truyền thống ấy là cách ứng xử lấy nhân nghĩa mà thắng hung tàn, bạo ngược. Truyền thống ấy là tinh thần quả cảm không run sợ trước bạo quyền.

Đó là lịch sử của dân tộc, là bản lĩnh hào kiệt mà người Việt Nam thời nào cũng có. Và trong thời đại của thông tin , toàn cầu hóa ngày nay, bản lĩnh đó chắc chắn vẫn có và phải có mà chẳng cần bất cứ ai hay một thế lực nào “dạy bảo”.

Nhân loại bằng rất nhiều cách nói khác nhau đều đã nhận ra rằng trong họa thể nào cũng có phúc.

Cái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi.

Họa đấy mà phúc đấy !

Nguồn : Tuanvietnam.vietnamnet.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Việt Nam-Đâu là tầm vóc của dân tộc?

Những ngày này, chứng kiến những điều ngang ngược mà Trung Quốc đã, đang và sẻ từng bước triển khai trên đất nước Việt Nam. Tất cả chúng ta, dù ở đâu, làm gì, ...cũng không thể không tức giận. Ta tự hỏi tại sao?...tại sao?

Câu trả lời thật đơn giãn : Trung Quốc lớn còn chúng ta nhỏ.

Nhìn lại lịch sử, ta không khỏi đau lòng. Chúng ta luôn tự hào 'chúng ta là một dân tộc thông minh, anh hùng' với 'bốn nghìn năm văn hiến'. Nhưng truyền thông đó là gì : một đất nước không trọn vẹn qua các thời kỳ; một nền văn minh bị thôn tính, đồng hoá,....Chúng ta tôn trọng những gì ông cha ta đã cố gắng gìn giữ và xây dựng để mà chúng ta còn có ngày nay. Nhưng nếu cứ ru mình hài lòng, tự huyễn hoặc mình thì sự trọn vẹn của chúng ta không thể dừng lại. Cái hoạ Bắc Kinh đang sờ sờ trước mắt.

Nhìn sang nước Nhật, họ cũng nhỏ như chúng ta, họ cũng ở cạnh Trung Quốc. Nhưng lịch sử vẻ vang của họ không chỉ dừng lại ở 'bảo vệ đất nước' mà còn 'chinh phục thế giới' trong nhiều lĩnh vực với cái nhìn thán phục trong đó có chính anh chàng bự con Trung Quốc.

Hiểu rõ lịch sử, chúng ta không cho phép mình tự huyễn hoặc mình lại càng không được 'tự ti' mà để ý thức được mình, nổ lực phấn đấu, truyền dạy cho con cháu. Một ngày nào đó chúng ta đủ mạnh để không một ai có thể dám hà hiếp.

Trung Quốc không chỉ là một nước lớn mà còn là một nước với dã tâm lớn. Ở cạnh một nước như thế không hề dễ dàng. Để không biến thành miếng mồi ngon cho họ chúng ta chỉ còn một cách duy nhất : THÀNH NƯỚC LỚN.

Chúng ta yêu hoà bình, chúng ta không nhất thiết phải xâm lấn đất đai của một dân tộc khác, một NƯỚC LỚN không nhất thiết là một nước RỘNG mà nhất thiết phải là MẠNH.

Như vậy, chúng ta phải XÂY DỰNG TẦM VÓC CỦA DÂN TỘC

Từ đâu?

Một là : MỘT DÂN TỘC BIẾT TỰ TRỌNG

Lòng tự trọng là động lực thúc đẩy đất nước tiến lên. Dân tộc bị hà hiếp là một nổi nhục, chủ quyền bị xâm hại là một nổi nhục,....Lòng tự trọng của một dân tộc được sinh ra từ lòng tự trọng của mổi người.
Sự khiếp nhược chính là con quỷ lâu nay đã gặm nhấm đi cái tinh thần của dân tộc chúng ta.

Trong vấn đề Trung Quốc,đừng mong một sự công bằng bằng những thoả thuận,van nài hay lu loa. Lại không thể bằng sự khiếp nhược. Lòng tự trọng của dân tộc chính là vũ khí lớn nhất của chúng ta trước kẻ thù lúc này.

Hai là :MỘT DÂN TỘC YÊU LAO ĐỘNG

Lao động là phương tiện duy nhất để đưa chúng ta tiến lên, là phương tiện duy nhất để xây dựng đất nước. Thói quen lười nhát lao động chân chính, tư tưởng thích hưởng thụ vốn đang rất phổ biến trong mỗi con người chúng ta chính là trở lực rất lớn của đất nước

Ba là : MỘT DÂN TỘC TRUNG THỰC

Trung thực chính là hạt mầm để sinh ra cái 'tự trọng' mà không phải là 'tự ái' hay ' đố kỵ'. Trung thực mới có thể dẫn dắt chúng ta không bị chệch hướng theo những cái xấu, những thủ đoạn đê hèn.

Bốn là : MỘT DÂN TỘC YÊU HOÀ BỈNH

Ba yếu tố đầu đãm bảo cho một dân tộc trở nên hùng mạnh, yếu tố thứ 4 sẻ giúp chúng ta toàn diện.

Khi 'dối trá' là thói quen ngoại giao ưa thích

Khi viết những lời này,tôi không có bất kỳ ác cảm nào với người những người Trung Quốc lao động chân chính và chân thành mong những ai cảm thấy bị xúc phạm bỏ qua. Nhưng sự thật, với những nhà cầm quyền Trung Quốc, dối trá đã là thói quen ưa thích của họ.

Thế giới ngày nay, mọi thông tin đều dể dàng kiểm chúng, có điều những người tiếp nhận thông tin đa phần không có thói quen kiểm chứng, thế là vớ tin.

Họ dùng chiêu này với thế giới, họ nghĩ rằng cả thế giới u mê nghe họ? Không, chắc chắn là không. Tuy vậy, thế giới không phản ứng hay phản ứng với từng mức độ khác nhau tuỳ lợi ích thực tế của riêng họ.

Họ dùng từ ngữ có mạ vàng để huyễn hoặc chúng ta, chúng dùng những củ cà rốt với cái lưỡi câu bên trong để dụ chúng ta- những người non dạ. Và chúng ta đã lầm tin. Chúng ta tin để rồi chủ quan mà nguy hiểm hơn là ỉ lại, nương dựa vào họ giống như chú cừu non nương vào cừu mẹ,... và thế là chúng biến hình thành lũ sói lang.

Bản chất của sói thì muôn đời vẩn là sói-bài học này gắng liền với quá trình đau thương của dân tộc, lẻ nào chúng ta dể dàng quên.

Đừng trách họ mà hãy tự trách mình. Tại sao ta không đủ khôn ngoan để nhận ra? Tại sao ta không đủ mạnh để không bị hà hiếp?

HÃY THỨC TĨNH TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Đứng lên từ nổi nhục,chúng ta đã làm dày thêm bài học này cho chúng ta và con cháu : SÓI MUÔN ĐỜI VẪN LÀ SÓI.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

'Hải giám'-Một sản phẩm dối trá mang thương hiệu Trung Quốc!

Hải giám - tàu quân sự trá hình
(PL)- Đó là những tàu được trang bị vũ khí và được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, chuyên quấy nhiễu vùng biển thuộc chủ quyền nước khác.

Đọc thêm
Trung Quốc rất giỏi tạo cớ rồi lấn tới
Gần hai thập niên trở lại đây, nhằm mở rộng chiến lược năng lượng và tìm mọi cách để bành trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đẩy mạnh đội tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám (thuộc Cục Hải dương Trung Quốc - China Marine Surveillance). Thực chất đây là phương tiện quân sự giả danh tàu dân sự thực hiện các nhiệm vụ quấy nhiễu và xâm phạm vào vùng biển của các nước khác.
Được trang bị vũ khí và huấn luyện bởi hải quân
Đội tàu hải giám được chính thức thành lập năm 1998 và bắt đầu triển khai các hoạt động quấy nhiễu trên biển từ năm 1999. Đó là loại tàu bán quân sự nhằm mục đích tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển của Trung Quốc, bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, các thiết bị dẫn đường và công trình biển, khảo sát biển và trong trường hợp khẩn cấp tham gia việc tìm kiếm và cứu trợ.

Nếu đội tàu này hoạt động trong các vùng nước của Trung Quốc phù hợp với UNCLOS 1982 thì có lẽ không có gì đáng nói nhưng chúng đã hoạt động ra ngoài phạm vi vùng nước phù hợp UNCLOS 1982, quấy nhiễu và cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các nước khác.

Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đóng tàu và sự đầu tư của chính quyền Trung Quốc, đội tàu hải giám đã liên tục tăng trưởng. Tính đến thời điểm năm 2011 có 300 tàu với 30 tàu có trọng tải từ 1.000 đến 4.000 tấn và 10 máy bay (trong đó có bốn máy bay trực thăng). Cơ quan hải giám có mục tiêu tăng thêm 36 tàu trong năm năm tới. Năm 2011, đội tàu hải giám này tuyển thêm 1.000 nhân viên mới nâng số nhân viên làm việc lên tới trên 10.000 người có kỹ năng sử dụng vũ khí.

Lực lượng tàu hải giám được phân thành bốn cấp bao gồm ba đội tàu cấp khu vực, 10 đội tàu cấp tỉnh, 46 đội cấp TP và 142 đội cấp quận, huyện. Ba đội tàu cấp khu vực bao gồm: Đội tàu Bắc Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông Bắc của Trung Quốc), Đội tàu Đông Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông và Đông Nam Trung Quốc) và Đội tàu Nam Hải (hoạt động ở vùng biển phía Nam Trung Quốc - biển Đông Việt Nam). Trong đó ba tàu 17, 72, 84 đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 02.

Tàu hải giám 84 được đóng mới năm 2009, lượng dãn nước 1.740 tấn, dài 88 m, rộng 12 m, vận tốc 18 hải lý/giờ. Nó có tầm hoạt động 5.000 hải lý, 40 ngày liên tục. Đây là chiếc tàu có tính năng điều động khá tốt với mũi thon hình quả lê, chân vịt phụ mũi và lái cùng hệ thống vây giảm lắc ngang cho phép hoạt động trong vùng nước có sóng gió lớn.

Các tàu hải giám thực chất không phải là tàu dân sự làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát và nghiên cứu cũng như tìm kiếm và cứu trợ. Các tàu hải giám được trang bị vũ khí và máy bay trực thăng, làm các nhiệm vụ của một tàu cảnh sát và tuần tra biển. Nhiều tàu có khả năng chạy với tốc độ cao, trên 30 hải lý/giờ. Các tàu cỡ nhỏ 500, 600 tấn được cải trang giống tàu đánh bắt cá nhưng cơ cấu tổ chức trên tàu như là một tiểu đội hải quân, thuyền viên được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, được trang bị súng AK 59 và 81 và cả súng trường tự động.

Ngoài các tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám, Trung Quốc còn có các tàu khác giống hệt tàu dân sự nhưng thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát các vùng biển không thuộc về Trung Quốc. Ví dụ các tàu mang tên Hướng Dương Hồng. Trong đó, tàu Hướng Dương Hồng 09 vào điều tra thăm dò vùng biển quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật.

Xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền nước khác

Hoạt động của đội tàu hải giám nằm trong chiến lược năng lượng của Trung Quốc và đồng thời với hoạt động của các cơ quan khác. Vì là tàu quân sự trá hình, các tàu hải giám được lệnh đi sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác để quấy nhiễu và phá hoại thiết bị khai thác tài nguyên khoáng sản. Chúng hoạt động rộng khắp ở nhiều vùng biển mà Trung Quốc đơn phương cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Ví dụ vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (được cho là có tranh chấp giữa ba nước Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc), đảo Okinotori (Nhật) và vùng biển Đông (Philippines, Việt Nam và các nước khác)

Tháng 8-2001, tàu Hướng Dương Hồng 09 xâm nhập vào khu vực biển xung quanh quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật. Những năm gần đây, các tàu hải giám, ngư chính và đánh cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, gây ra nhiều sự kiện liên tiếp. Mới đây nhất là sự kiện tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên của Nhật vào ngày 7-9-2010.

Ở vùng biển Đông Việt Nam, các tàu hải giám Trung Quốc liên tục quấy nhiễu. Ví dụ đầu năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm vùng biển của Philippines xung quanh khu vực bãi đá ngầm Iroquois chỉ cách bờ Palawan 125 hải lý. Đội tàu hải giám và ngư chính (kể cả tàu hải quân) Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ vùng biển vịnh Bắc Bộ cho đến các vùng biển khác thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Trong cuộc tọa đàm giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho rằng hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Tuy nói là tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 nhưng thực tế Trung Quốc đơn phương coi biển Đông như là “ao nhà” và có những hành động gây hấn.

Ông Liệt còn nói thêm: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra” (tức sự kiện tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Cách nói này là cách từ chối trách nhiệm của Trung Quốc.

Bằng việc sử dụng các tàu thuyền vỏ bọc dân sự, Trung Quốc dùng thủ thuật tạo một bộ mặt hòa bình để phục vụ những mục đích bành trướng của mình. Những quốc gia liên quan cần có những đối sách thích hợp để tránh sự bất cân xứng khi Trung Quốc lạm dụng đội tàu hải giám cho những mục đích quân sự. Việt Nam cần có những biện pháp đối phó bao gồm cả một chiến lược lâu dài và trước mắt nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ các nhà đầu tư và ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển Đông.

Trong các trường hợp như vừa qua, cần đặc biệt chú ý đến việc dùng thiết bị ghi lại các sự xâm phạm vùng biển chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; hồ sơ hóa các vụ xâm phạm của tàu nước ngoài (nhất là các tàu hải giám, quân sự) để dùng cho các công bố quốc tế, đàm phán, tranh cãi, kiện tụng sau đó.

Ngoài lực lượng hải quân trực thuộc Bộ Quốc phòng, Trung Quốc có năm cơ quan thực hiện việc tuần tra trên biển có quan hệ mật thiết với lực lượng hải quân và quốc phòng Trung Quốc, gồm:

- Cảnh sát biển (Bộ Công an) là cảnh sát tuần tra biển, liên quan đến các vấn đề dân sự.
- Tổng cục An toàn Hàng hải (Bộ Giao thông) - chịu trách nhiệm an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển.
- Ngư chính (Bộ Nông nghiệp) - quản lý các hoạt động đánh bắt cá.
- Hải quan (Tổng cục Hải quan - Hải quan Tổng thự) - giám sát ngăn chặn buôn lậu, và giám sát, kiểm tra, theo dõi các vùng biển, hải phận thuộc Trung Quốc.
- Hải giám.
Ngoài ra, Bộ Đất đai Tài nguyên Trung Quốc còn tổ chức các đội tàu khác như đội tàu điều tra tài nguyên hải dương và tàu nghiên cứu của ĐH Hải dương Thanh Đảo.

NHÓM TÁC GIẢ (*)

(*) Nhóm tác giả Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Dư Văn Toán và Lê Vĩnh Trương.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Trung Quốc lại cướp phá biển Việt Nam

Sáng nay, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc lao vào cắt cáp.

Ngày 09-6-2011, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 09-6-2011 tại khu vực lô dầu khí 136/03, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê khi đang khảo sát địa chấn đã bị một số tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, cản trở hoạt động, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết.

“Vào lúc 6 giờ ngày 9-6-2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6 độ 47,5’ Bắc và 109 độ 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.

Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.

Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.

Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26-5 vừa qua, làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng.

Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận.

Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Chiều ngày 09-6-2011, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam”.

TTXVN

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Cơ hội cho Đảng, nhà nước

Tôi đem bài viết này trên BXV về nhà mình như là một tài liệu tham khảo cho mình

“Cơ hội vàng-lần II cho Đảng Cộng Sản VN"
Tiêu Dao Bảo Cự

Trong bất kỳ thời đại nào của lịch sử Việt Nam, giữ nước luôn là việc của toàn dân chứ không phải chỉ là việc của một triều đình, một thế lực, một đảng, một nhà nước, một quân đội.

Cách đây hơn 3 năm, ngày 9/12/2007, khi sinh viên Sài Gòn và Hà Nội lần đầu tổ chức cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tôi đã viết bài về sự kiện này với tựa đề: “Trung Quốc xâm lược: Cơ hội vàng cho dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam” (Talawas ngày 14/12/2007). Ý tôi muốn nói đây là cơ hội để toàn dân đoàn kết lại, chung sức chung lòng khi cùng có chung một mục đích cao quý; cũng là cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam nếu đảng đứng về phía dân tộc, dựa vào nhân dân để chống xâm lược, từ đó có thể lấy lại được niềm tin, uy tín và sự ủng hộ của nhân dân.

Tiếc thay cơ hội vàng lần thứ nhất đã bị bỏ lỡ khi Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước chủ trương trấn áp biểu tình, rồi sau đó thực hiện một chính sách ngoại giao khiếp nhược đối với Trung Quốc.

Hôm nay, ngày 5/6/2011, thanh niên – sinh viên lại tổ chức biểu tình đồng loạt ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc xâm lược. Tôi gọi đây là “cơ hội vàng – lần thứ hai”.

Như mọi người đều biết, Trung Quốc có ý đồ xâm lược Việt Nam và từng bước thực hiện từ lâu trên nhiều mặt: xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải và các hoạt động quân sự, kinh tế, chính trị. Nguyên cớ gần của cuộc biểu tình năm 2007 là hành vi “xâm lăng trên giấy” của Trung Quốc khi quyết định thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Năm 2011 này là do vụ việc tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

Cuộc biểu tình lần này có một số nét mới so với lần trước.

Việc tổ chức biểu tình được quy định rõ ngày giờ, địa điểm, gợi ý cụ thể về khẩu hiệu, thái độ, phản ứng… được tung lên mạng từ cả tuần trước và được cộng đồng mạng thông tin rộng rãi, trao đổi bàn bạc công khai.

Việc tập hợp mau chóng, khí thế, biểu ngữ đa dạng bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Hoa với những nội dung: Phản đối Trung Quốc gây hấn; Phản đối “đường lưỡi bò” phi pháp; Phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam; China – hàng xóm to xác xấu tính; Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam; Chấm dứt ngay thái độ hiếu chiến, bành trướng tại Biển Đông; Hòa bình và Công lý cho Biển Đông; Việt Nam tinh nhuệ hóa quân đội…; kể cả cờ Trung Quốc có vẽ hình đầu lâu và xương người. Cuộc biểu tình kéo dài suốt buổi sáng ở Sài Gòn và Hà Nội.

Thành phần người tham dự, bên cạnh đa số là sinh viên, thanh niên, còn có thêm các văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu, blogger tự do như lần trước. Đặc biệt còn có những người nguyên là sinh viên tranh đấu đô ở thị miền Nam trước 75, cựu quan chức của nhà nước với những tên tuổi quen thuộc như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập… và một ông Tây quốc tịch Việt – “đồng chí cũ” André Menras Hồ Cương Quyết. Những người này đã công khai đối thoại, phản đối những bạn bè, đồng chí hiện còn đương chức đương quyền ở Sài Gòn khi được yêu cầu không tham dự biểu tình. Tinh thần đấu tranh bất khuất ngày nào vì độc lập tự do của tổ quốc lại được khơi dậy sau nhiều năm trầm lắng.

Cuộc biểu tình nói chung khá thuận lợi khi công an chỉ giữ trật tự hay hay yêu cầu giải tán một cách nhẹ nhàng. Hoạt động này đã được nhiều trang web và tổ chức của người Việt ở nước ngoài hoan nghênh. Tinh thần chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc là cái gì lớn lao đã vượt lên những dị biệt về chính kiến.

Về phía Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, cách xử lý đối với cuộc biểu tình cũng có nét mới. Dù đã biết trước và huy động nhiều lực lượng như an ninh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, dân phòng, nhưng chủ yếu là giữ trật tự và ngăn chặn có chừng mực để giữ cuộc biểu tình trong vòng kiểm soát, không có những hành động thô bạo tại chỗ đối với người biểu tình như lần trước. Tuy nhiên đây chỉ là biểu hiện bề mặt. Bên trong nhiều biện pháp đã được áp dụng để hạn chế tác động của cuộc biểu tình.

Một trường đại học (Đại học Công nghiệp TP HCM) bị phát hiện đã ra chỉ thị cấm sinh viên tham gia biểu tình và dọa đuổi học những ai bất tuân. Những người hoạt động cho dân chủ từ trước bị bao vây, cô lập và ngăn chặn không cho tham gia như Tạ Phong Tần, blogger Mẹ Nấm, blogger Người Buôn Gió, Bùi Chát, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Khắc Toàn…

Báo chí chính thống không hề đưa tin về cuộc biểu tình, chỉ đến ngày hôm sau mới đưa theo tinh thần nội dung bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam chiều hôm trước. Bản tin Thông Tấn Xã này “chán mớ đời”, làm cho người ta vô cùng thất vọng. Bản tin có tựa đề “Về việc một số người tụ tập gần Đại sứ quán Trung Quốc” cho rằng “nói biểu tình chống Trung Quốc là sai sự thật” và chỉ có một số ít người “tụ tập” để biểu lộ lòng yêu nước. Thật không hiểu nổi cơ quan Thông Tấn Xã này, vì đọc qua bản tin người ta có cảm tưởng đây là một bản tường trình báo cáo để làm hài lòng “ông anh Trung Quốc”. Thật là đáng xấu hổ.

Thực ra đây chỉ là một biểu hiện nhỏ trong chính sách ngoại giao khiếp nhược đối với “người hàng xóm to xác xấu tính”. Ai cũng biết đối với Trung Quốc, chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn là hòa hiếu, giữ vững chủ quyền, độc lập, và lịch sử Việt Nam đã có biết bao nhiêu bài học. Hòa hiếu nhưng không phải là hèn nhát cúi đầu chịu nhục hay dâng đất cho ngoại bang. Các triều đại phong kiến ngày xưa đã từng không chịu nhường một tấc đất của núi sông; khi cần đã đánh cho bọn xâm lược tan tành, đại bại, được cấp thuyền, ngựa về đến nước mà còn “hồn kinh phách lạc, ngực đập chân run”; cử người giả hoàng đế sang triều cống trong khi chuẩn bị lực lượng để tấn công… Thời Pháp thuộc, dù trình độ văn minh và vũ khí quá chênh lệch, phải chịu cảnh nô lệ nhưng tinh thần chiến đấu của dân tộc là khi còn một ngọn cỏ, người Việt vẫn còn đánh Tây.

Đối với người Cộng sản Việt Nam, đã một thời không hiếm những người yêu nước nồng nàn, không tiếc máu xương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, kiên cường bất khuất trong tù đày tra tấn, không hề hèn nhát. Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam cũng đã từng đọ sức với Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới năm 1979 và những năm tiếp theo, hiểu rất rõ “lòng lang dạ sói” của người “láng giềng bốn tốt”.

Dĩ nhiên hoàn cảnh lịch sử bây giờ đã khác. Mối quan hệ cũng như thế và lực của chúng ta với Trung Quốc khác xưa, bối cảnh quốc tế cũng hoàn toàn khác, nhưng tinh thần Việt Nam vẫn không có gì khác. Để giữ hòa hiếu, hòa bình, đâu cần phải nhượng đất nhượng biển, đâu cần không dám phản kháng khi Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, bắt bớ bắn giết ngư dân (thậm chí không dám gọi tên mà chỉ gọi là “nước lạ”), đâu cần làm ngơ trước nhiều âm mưu thâm độc như khai thác bauxite Tây Nguyên, thuê rừng đầu nguồn và rất nhiều thủ đoạn bỉ ổi trong hoạt động kinh tế làm Việt Nam suy yếu và trở nên lệ thuộc?! Có người cho rằng, đối với Trung Quốc, Việt Nam chỉ biết “đánh võ mồm”. Và tiếc thay võ mồm này với vũ khí là “cái lưỡi gỗ” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao quanh đi quẩn lại cũng chỉ có một câu “bùa chú” mà ngay người Việt cũng chán không muốn nghe vì nó chẳng có tác dụng gì cả.

Về vụ tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao có nói dài hơn một tí, nhưng đâu phải thế là đủ. Đối với bất cứ nước nào (như Philippines đã từng làm), trước sự việc tương tự, việc tối thiểu là phải cho tàu chiến, máy bay đánh đuổi tàu xâm phạm, triệu tập đại sứ Trung Quốc đến để cảnh cáo (chứ không phải cử người đến tòa đại sứ của họ). Đó mới là cách hành xử xứng đáng của một quốc gia có chủ quyền. Dĩ nhiên tiếp theo phải có nhiều biện pháp khác, như việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa làm trong Hội nghị Shangri-la, nêu vấn đề ra với quốc tế và với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

Trong bất kỳ thời đại nào của lịch sử Việt Nam, giữ nước luôn là việc của toàn dân chứ không phải chỉ là việc của một triều đình, một thế lực, một đảng, một nhà nước, một quân đội. Hơn ai hết, những người Cộng sản Việt Nam hiểu thế nào là dựa vào dân, chiến tranh nhân dân. Nhân dân đã tự phát nêu cao lòng yêu nước, ý thức giữ gìn lãnh thổ, tại sao không phát huy, dựa vào sức mạnh nhân dân để đối phó với xâm lược. Một thiểu số nào đó trong bộ máy cầm quyền, vì một lý do nào đó như lợi ích cá nhân, gia đình, phe nhóm muốn ngăn cản điều này chính là đưa đất nước vào họa diệt vong.

Cơ hội vàng lại vừa xuất hiện nhưng e rằng lạ liệu có bị bỏ lỡ lần thứ hai? Trách nhiệm này thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước.

Đà Lạt 5-6/6/2011
T.D.B.C.

Nhìn lại bộ mặt của Bắc Kinh

Kẻ thù của dân tộc là ai? Chúng ta hãy đọc lại bài hịch của Đại Tướng VÕ NGUYÊN GIÁP để thấy rõ đâu là kẻ thù, đâu là bản chất của bọn Trung Quốc

NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI,
GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.Ngày 17-2-1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước CHXHCNVN.

Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.



Hưởng ứng Lời kêu gọi của BCHTWĐCSVN, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.

Chủ tịch nước CHXHCNVN đã công bố lệnh Tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.

I

Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCNVN, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền.



Tập đoàn phản động Bắc Kinh đã phát hành một cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố, mở những cuộc tiến công quy mô lớn vào các tỉnh biên giới ở phía Bắc nước ta. Trong lúc đó, chúng rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “một cuộc phản công tự vệ”

Chúng đã tuôn ra trên chiến trường một lực lượng quân sự trên nửa triệu quân gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn với nhiều đơn vị xe tăng, pháo binh và không quân, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới. Chúng đã bị tiêu diệt hàng vạn sinh lực, hàng trăm xe tăng và nhiều phương tiện chiến tranh khác; mặc dù đã bị tổn thất nặng nề, chúng vẫn hung hăng tiếp tục chiến tranh. Trong lúc đó, chúng lại rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “những hành động quân sự có tính chất hạn chế về không gian và thời gian” với những lực lượng được gọi là "bộ đội biên phòng".

Chúng đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha. Chúng đến đâu cũng bị đồng bào, chiến sĩ ta đánh trả mãnh liệt. Thế mà, chúng lại rêu rao về cái gọi là thái độ “hữu nghị” với nhân dân địa phương.



Tại sao bọn giặc Trung Quốc xâm lược lại phải bưng bít giấu giếm, hành động xâm lược bỉ ổi của chúng như vậy ?
Đó là về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do chúng gây ra là một trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo nhất trong lịch sử. Cuộc chiến tranh ấy là cuộc chiến tranh bẩn thỉu và hèn hạ chống lại nhân dân 1 nước XHCN, 1 nước từ lâu đã từng là người bạn chiến đấu của nhân dân cách mạng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy đã xâm phạm độc lập và chủ quyền của 1 nước đã được thế giới coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, 1 nước đã từng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, vì sự nghiệp cách mạng và hòa bình của nhân dân các dân tộc trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.

Đó là vì, cuộc chiến tranh xâm lược nước CHXHCNVN là biểu hiện tập trung bản chất phản bội, độc ác và nham hiểm của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy chính là sản phẩm của sự câu kết giữa Tập đoàn phản bội Trung Quốc với các giới chống cộng khét tiếng ở Mỹ và các giới quân phiệt phản động ở Nhật.

Trong lịch sử phong trào Cộng sản Quốc tế, cũng đã từng có bọn phản động đội lốt XHCN Mác để chống lại chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc để phá hoại phong trào cách mạng. Đặc điểm nổi bật của các thế lực phản bội Bắc Kinh là chúng đang lũng đoạn quyền bính trong một nước đất rộng người đông, có sẵn trong tay một tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể. Chúng luôn luôn nói đến chủ nghĩa Mác – Lênin để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, đội lốt cách mạng để chống phá cách mạng. Chẳng thế mà chúng không ngới hò hét chiến tranh, tự hào là NATO của phương đông, là “người bạn nghèo” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chúng điên cuồng chống Liên xô và các nước XHCN khác, chống phong trào giải phóng dân tộc, phá hoại hòa bình thế giới với hành động phiêu lưu quân sự xâm lược Việt Nam, chúng đã nghiễm nhiên trở thành một thứ "sen đầm quốc tế mới", một "tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc quốc tế".



Chính vì vậy, mà bọn cầm quyền phản động Trung Quốc là bọn phản bội lớn nhất của thời đại. Chúng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta, đồng thời là kẻ thù nguy hiểm của cả toàn bộ hệ thống XHCN, của phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.

Đối với nước Việt Nam ta, thì chính sách xâm lược tàn bạo của chúng chính là sự kế tục ở một thời kỳ mới của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc đã từng ngự trị trong lịch sử lâu đời của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chính sách ấy là sự biểu hiện tập trung của tất cả những gì là phản động nhất, độc ác và nham hiểm nhất trong quốc sách thôn tính nước ta mà bọn hoàng đế Trung Quốc đã từng theo đuổi qua mấy ngàn năm. Trước chí khí quật cường của dân tộc ta, quốc sách ấy đã bị đập nát tan tành.

Cũng cần nói rằng, chúng ta đã sớm phát hiện dã tâm của các thế lực bành trướng ngày nay, từ lúc chúng chưa có điều kiện xuất đầu lộ diện một cách trắng trợn, ngay trong những năm tháng nhân dân ta còn đang kề vai sát cánh với nhân dân cách mạng Trung Quốc, cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Dã tâm của bọn chúng là luôn luôn tìm mọi cách làm cho nước ta suy yếu, buộc nhân dân ta phải thuần phục chúng. Đi vào quỹ đạo của chúng.



Ngay lúc đế quốc Mỹ mới phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc nước ta, nhân dân Trung Quốc đang ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta chiến đấu, thì giới cầm quyền Trung Quốc đã từng nói cho Mỹ biết: "Hễ Mỹ không đụng đến Trung Quốc, Trung Quốc không đụng đến Mỹ". Nói cách khác, Mỹ có thể yên tâm đánh Việt Nam.

Đến lúc nhân dân ta giành được thắng lợi vang dội, quân đội viễn chinh Mỹ đang lâm vào thế bị suy sụp thì giới cầm quyền Bắc Kinh đã vội vã đón tiếp Ních-xơn, lợi dụng thắng lợi của ta để gây dựng nên cái gọi là “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung Mỹ, một điều mà họ đã từng ước mơ từ lâu.

Tiếp đó, với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, họ đã thừa lúc ta còn phải dồn sức vào kháng chiến, ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta.

Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì trong giới cầm quyền Băc Kinh lại có những kẻ trách cứ chúng ta không làm theo lời khuyên của họ: "Nên để công việc thống nhất nước nhà lại cho thế hệ con cháu mai sau".

Họ đã coi thắng lợi vĩ đại của cả nhân dân ta là thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ, đồng thời là thất bại nghiêm trọng của chính bản thân họ.



Với thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nước CHXNCN Việt Nam ra đời; ước mơ lâu đời của nhân dân ta đã biến thành hiện thực. Anh em bè bạn khắp Năm châu đều đón mừng sự kiện vĩ đại ấy, coi đó là biểu tượng sức mạnh vô địch của độc lập dân tộc và CNXH, của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế nhưng, đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì lại khác. Chúng cho rằng, một nước Việt Nam XHCN ngày càng giàu mạnh, có đường lối cách mạng Mác – Lênin chân chính, độc lập và tự chủ là một trở ngại to lớn đối với cuồng vọng của chúng, là một nguy cơ không cho phép chúng dễ dàng bành trướng xuống các nước Đông Nam Châu Á.

Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu nhân dân ta giành được toàn thắng, các thế lực bành trướng Bắc Kinh ngày càng công khai theo đuổi chính sách thù địch có hệ thống đối với nước CHXHCN Việt Nam.

Chúng không ghê tay sử dụng một bọn đồ tể man rợ là bọn Pôn Pốt – Iêng-xa-ry để tàn sát cho hết những người dân yêu nước Cam-pu-chia. Biến nước này thành nước chư hầu và căn cứ quân sự của chúng, gây ra cuộc chiến tranh biên giới ngày càng đẫm máu ở Tây nam nước ta. Trong lúc đó, chúng xúc tiến mọi mưu đồ nham hiểm, dựng nên cái gọi là “Nạn kiều” mượn cớ cắt hết viện trợ gây ra tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc, chuẩn bị thế trận thôn tính nước ta từ 2 hướng, buộc nước ta phải khuất phục chúng.



Nhân dân ta hết sức bình tĩnh, vững vàng, quyết không rời bỏ con đường cách mạng chân chính của mình. Tiếp tục theo sự vùng lên đấu tranh thắng lợi của nhân dân Cam-pu-chia anh em, trận đồ bát quái của chúng đã bị phá vỡ. Tập đoàn phản bội Trung Quốc bèn điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược nước ta hòng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.

Cuộc xâm lược quy mô lớn vào nước CHXHCN Việt Nam đã làm cho tập đoàn phản động Trung Quốc lộ rõ nguyên hình. Chúng là bọn phản bội lớn nhất của thời đại, phản cách mạng, phản chủ nghĩa Mác – Lê nin. Chúng là “bầy quạ đội lốt công”, đã vứt bỏ cái mặt nạ giả danh cách mạng. Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thực chất là 1 bộ phận của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của chúng, của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đồng thời là 1 bộ phận của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.




Chúng là những tên tội phạm chiến tranh độc ác hơn cả Hitler, gây ra những tội ác tày trời trên đất nước ta, coi thường xương máu của bản thân nhân dân nước chúng. Chúng đantg ra sức kế tục và hoàn thiện hơn nữa cái thứ đạo đức kinh tởm mà một nhà văn vô sản vĩ đại Trung Quốc đã từng mệnh danh là “đạo đức ăn thịt người” của các triều đại phong kiến. Chúng đã làm ô nhục truyền thống và thanh danh của nhân dân cách mạng Trung Quốc và của những người cộng sản Trung Quốc chân chính. Chúng muốn biến nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thành quả cách mạng của nhân dân Trung Quốc thành dinh lũy của một tập đoàn phát xít hiếu chiến, biến quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thành một công cụ bành trướng xâm lược.



Các thế lực phong kiến phương Bắc cũng như các nước đế quốc đã mang quân xâm lược nước ta đều đã phạm sai lầm chiến lược, do đó mặc dù hung hăng, tàn bạo đến đâu, cuối cùng đều đi đến thất bại nhục nhã. Tập đoàn phản động Bắc Kinh hãy coi chừng. Chúng hẳn chưa lường hết những thất bại thảm hại trước mắt và cả lâu dài đang chờ đợi chúng.

Tổ quốc Việt Nam anh hùng từng là mồ chôn của tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Bọn bành trướng ngày nay nhất định không thể nào thoát khỏi quy luật của lịch sử. Chúng sẽ cùng chung một số phận, chuốc lấy thất bại hoàn toàn.

 II

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, có hơn 4.000 năm văn hiến, một Quốc gia có chủ quyền từ thuở xa xưa. Với một sức sống và chiến đấu mãnh liệt, nhân dân ta đã sớm cùng nhau chung lưng đấu cật, đem hết sức lực và trí tuệ để dựng nước và giữ nước, rèn luyện nên một khí phách kiên cường, một truyền thống bất khuất chống mọi kẻ thù xâm lược.



Qua các thế hệ, chúng ta đã biết bao phen đứng lên chiến đấu và chiến thắng bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, giữ gìn độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Hết diệt Tần, chống Hán, phạt Đường, lại đánh Tống, thắng Nguyên, bình Ngô, phá Thanh. Dân tộc ta có thể tự hào rằng, vào thế kỉ XIII, nước Đại Việt đã đánh thắng giặc Nguyên là kẻ xâm lăng hung bạo nhất bấy giờ, không những bảo vệ được nền độc lập của mình mà còn góp phần quan trọng ngăn chận giặc Nguyên tràn xuống Đông – Nam châu Á.

Bước vào thời kì lịch sử hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta có thể tự hào rằng, trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước dân tộc ta đã lần lượt đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật, dánh thắng chủ nghĩa đế quốc Pháp, đánh thắng chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự hết sức to lớn.



Ngày nay, đi theo vết xe cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, Tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ngang nhiên phát động chiến tranh quy mô lớn nhằm thôn tính nước ta, nô dịch nhân dân ta. Chúng ta đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử mới, một nhiệm vụ trọng đại không những có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa thời dại sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân ta cả nước một lòng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn mang tính chất một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm đánh bại kẻ thù nguy hiểm của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

Trong cuộc đụng đầu lịch sử mới giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh với bạo tàn, giữa cách mạng với phản cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại.

Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta chiến đấu cho hòa bình, cho độc lập dân tộc và CNXH. Chúng ta có đường lối Mác – Lê nin đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Chúng ta có sức mạnh của chế độ làm chủ tập thể XHCN, của nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN.



Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, có lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, có khoa học giữ nước ưu việt và nghệ thuật quân sự sáng tạo.

Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu lực của Liên Xô, của các nước XHCN anh em khác, của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân cách mạng Trung Quốc. Chúng ta có sức mạnh to lớn của dân tộc kết hợp với sức mạnh của ba dòng thác sức mạnh của thời đại.



Không kể Tập đoàn phản động Bắc Kinh gây ra chiến tranh xâm lược với quy mô nào, sử dụng lực lượng và phương tiện vũ khí như thế nào, không kể mưu mô và thủ đoạn của chúng tàn bạo và nham hiểm như thế nào, nhân dân ta quyết dứng lên giết giặc cứu nước, quyết đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, làm tròn nghĩa vụ dân tộc vẻ vang và nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.

Phải chăng giặc Trung Quốc xâm lược cho rằng, nước chúng lớn, dân chúng đông, quân chúng nhiều thì nhân dân Việt Nam phải sợ chúng, phải khuất phục chúng?.

Tập đoàn phản động Bắc Kinh phải biết rằng: Dân tộc Việt Nam không hề biết sợ. Ngay từ thuở xa xưa, khi số dân nước ta mới trên dưới một triệu người, dân tộc ta đã từng đứng lên chiến đấu thắng lợi, lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. Với số quân ít hơn địch, chúng ta đã từng chiến thắng oanh liệt những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần, từ những đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc cho đến những đội quân xâm lược của các nước đế quốc.



Bọn xâm lược Trung Quốc phải biết rằng: đất nước chúng rộng, người chúng nhiều, nhưng sức chúng nào có mạnh; quân chúng đông mà lại yếu. Đó là vì sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc, cả nước đứng lên chiến đấu, dũng cảm và thông minh, quyết đánh và biết đánh, bao giờ cũng là một sức mạnh vô địch. Đó là vì cuộc chiến chúng gây ra là phi nghĩa, lòng dân ly tán, nội bộ lục đục, làm sao có đủ sức để cướp nước ta. Đó là vì nước Việt Nam ta có chủ; non sông Việt Nam là của người Việt Nam; bất cứ kẻ thù nào đến xâm phạm, nhất định nhân dân Việt Nam ta đánh bại.

Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, với đường biên giới chung dài trên 1.000 km – một đường biên giới mà nhân dân hai nước bao giờ cũng mong muốn xây dựng thành đừơng biên giới hữu nghị – chúng có thể lợi dụng địa thế nước ta ở gần nước chúng mà mang quân ồ ạt đánh chiếm nước ta, buộc chúng ta phải khuất phục chúng chăng?.



Bọn chúng hẳn còn nhớ: 600 năm trước, giặc Nguyên đã từng cho rằng, nước Nam ở gần như trong lòng bàn tay, còn Gia-va thì xa hơn như ở đầu ngón tay, vì vậy cần phải xâm lược nước Nam trước để mở đường tràn xuống các nước khác sau. Và chúng đã 3 lần phát động chiến tranh xâm lược nước Nam, đã 3 lần bị đánh bại hoàn toàn. Xưa nay, nước ta vẫn ở gần Trung Quốc, những điều kiện địa lý ấy nào có cứu vãn được cho các đạo quân xâm lược đông đảo từ đời Tần, Tống, cho đến đời Nguyên, Minh, Thanh tránh khỏi số phận bị nhân dân ta đánh bại. Chúng ta càng thấy rõ, nhân tố quyết định thắng bại trong chiến tranh đâu phải là đường đất xa gần; bọn xâm lược bao giờ cũng là kẻ thù địch, xa lạ đối với nhân dân ta, đất nước ta. Vì vậy, chúng làm thế nào lường được hết sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong thời đại mới khi vùng lên chiến đấu vì đại nghĩa. Chúng làm thế nào hiểu được núi sông, cây cỏ, bầu trời và vùng biển của Việt Nam, làm thế nào hiểu được cái thế thiên hiểm của địa hình Việt Nam, “bất cứ nơi nào trên đất nước ta cũng là những Chi Lăng, Đống Đa, sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử”.

 Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh đang muốn diễn lại thế trận xâm lược Việt Nam của các thế lực bành trướng phương Bắc dưới thời phong kiến?.



Chúng ta đều biết rằng, mỗi khi muốn đánh nước ta thì bọn phong kiến phương Bắc thường đánh chiếm Lâm ấp, Chiêm Thành để tạo nên thế trận bao vây từ 2 hướng. Ngày nay, để chuẩn bị xâm lược Việt Nam, Tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ra sức biến Cam-pu-chia thành căn cứ quân sự vững chắc của chúng, và để phối hợp với quân của chúng từ phía Bắc đánh xuống, vừa để chuẩn bị cho cuộc chinh phục Đông Nam châu Á sau này. Thế nhưng, nhân dân Cam-pu-chia đã vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, khôi phục tình hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam anh em, giáng cho bọn Bành trướng một đòn chí mạng, thế trận nham hiểm của chúng đã bị phá vỡ.

Phải chăng Tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, chúng là tập đoàn cầm quyền ở một nước lớn đang đội lốt Mác – Lê nin, lại câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động nhất trên thế giới, thì chúng đã có vây cánh hơn trước, cho nên đã đủ sức để phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn thôn tính nước ta, buộc nhân dân ta phải khuất phục?.




Ngang nhiên xâm lược nước CHXHCN Việt Nam, chúng đã lộ rõ bộ mặt phản cách mạng trước dư luận tiến bộ toàn thế giới. Không những nhân dân ta đang quyết tâm chống lại chúng, đánh bại chúng, mà nhân dân Liên Xô và các nước XHCN anh em khác, nhân dân tiến bộ cả thế giới đều đứng lên chống lại chúng; những người Cộng sản chân chính và phong trào Cộng sản và công nhân khắp trái đất đang kiên quyết chống lại chúng. Ngay nhân dân cách mạng Trung Quốc và những người cộng sản Trung Quốc chân chính cũng đang đứng lên và sẽ đứng lên ngày càng đông đảo chống lại chúng. Chúng không nghe thấy tiếng thét phẫn nộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới nguyền rủa chúng, lên án chúng đó sao?.



Hơn thế nữa, những kẻ đồng minh của chúng là chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động hiện đang trên con đường suy yếu, nội bộ đầy mâu thuẫn, làm sao có thể hà hơi tiếp sức để cứu vớt chúng khỏi cảnh cô lập. Còn 3 dòng thác cách mạng của thời đại thì đang ở trên thế tiến công mạnh mẽ. Hệ thống XHCN ngày nay mạnh hơn bao giờ hết, không ngừng phát huy tác dụng là nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của xã hội loài người trong thời đại mới, bất chấp sự phản bội của các thế lực bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn câu kết với chủ nghĩa đế quốc, bất chấp sự giãy giụa điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc liên minh với các thế lực bành trướng và bá quyền nước lớn.


Chúng phải biết rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê-nin chân chính, chỉ có lý tưởng độc lập và CNXH, chỉ có nhân dân cách mạng và những người cộng sản chân chính mới có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó nhất định sẽ đánh bại tất cả mọi thế lực phản động, kể cả bọn phản động Trung Quốc xâm lược.

 III

Tổ quốc ta một lần nữa dang đứng trước nguy cơ còn mất.

Toàn quân và toàn dân ta hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, với niềm tin vô hạn, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, đang anh dũng lên đường ra trận, giáng cho quân xâm lược Trung Quốc những đòn chí mạng.

Tiếp theo cuộc chiến tranh giải phóng chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống giặc Trung Quốc xâm lược là một cuộc chiến tranh toàn dân phát triển đến những đỉnh cao mới. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta đã từng lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy những giá trị cao quý nhất của con người mà thắng sức mạnh của sắt thép.



Ngày nay, vì độc lập, chủ quyền của đất nước, vì sự sống còn của dân tộc, vì CNXH, vì sự trong sáng của chủ nghĩ Mác – Lê-nin, chúng ta nhất định đánh thắng hoàn toàn chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc.

Bí quyết bách chiến bách thắng của dân tộc ta là cả nước chung sức lại, toàn dân đoàn kết chiến đấu, phát động và tổ chức chiến tranh toàn dân, phát huy đến trình độ cao sức mạnh của cả nước đánh giặc, thề không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Từ miền biên cương đến các hải đảo, từ thành thị đến nông thôn, toàn thể đồng bào các dân tộc trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, bất kể già, trẻ, gái, trai, hễ là người dân Việt Nam thì đều kiên quyết đứng lên giết giặc, cứu nước; 50 triệu đồng bào từ Bắc chí Nam kết thành đội ngũ chiến đấu là 50 triệu dũng sĩ giết giặc Trung Quốc xâm lược.

Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giữ nước vĩ đại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta những hy sinh lớn lao. Trên con đường đi đến thắng lợi, khó khăn gian khổ còn nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh giữ nước của dân tộc ta ngày nay lớn mạnh hơn bao giờ hết, chúng ta có những điều kiện cơ bản hơn bao giờ hết.



Đã qua rồi những ngày mà nhân dân ta chưa có một tấc đất tự do, chưa có một tấc sắt trong tay, trong khi nhiệm vụ đề ra là phải chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi. Cũng đã qua rồi những năm tháng của hai cuộc kháng chiến thần thánh, lúc đầu còn phải chiến đấu với gậy tầm vông và súng kíp, về sau cũng chỉ mới có nửa nước được giải phóng làm hậu phương.

Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta đã thay đổi và khác xưa. Cả nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, đang vững bước tiến lên CNXH. Trên cơ sở chế độ xã hội mới, với sự nhất trí chính trị và tinh thần, với lòng yêu nước XHCN và tinh thần làm chủ tập thể XHCN ngày càng cao, chúng ta đã xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, một lực lượng vũ trang hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Cả nước 1 lòng, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, nhân dân ta quyết nâng cao hơn nữa những kinh nghiệm đánh giặc, cứu nước, phát triển hơn nữa khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, chiến tranh nhân dân ở các địa phương trên mọi miền đất nước đã có một bước phát triển mới, một sức mạnh chiến đấu mới hết sức to lớn. Mỗi một người dân là một chiến sĩ. Mỗi bản làng, xí nghệp, nông trường, hợp tác xã, thị xã, quận huyện, là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một đơn vị chiến lược có đủ sức mạnh tiêu diệt hàng vạn quân địch. Cả nước ta là một chiến trường rộng lớn.



Thực tế đó đã được chứng minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến khi giặc Trung Quốc xâm lược đặt chân lên mảnh đất biên cương của Tổ quốc ta. Trong cuộc đọ sức với dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta, quân đội chính quy của chúng đã bị giáng trả những đòn trừng phạt nặng nề. Mỗi một ngọn đồi ở biên cương là một Chi Lăng chồng chất xác thù. Mỗi một con suối, dòng sông là một Bạch Đằng nhuộm đỏ máu giặc. Ý nghĩa quan trọng của những thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta là ở chỗ đó.

Ngày nay, quân đội ta đã có những binh đoàn chủ lực hùng mạnh, có sức đột kích lớn, khả năng cơ động cao, sức chiến đấu mạnh, đã từng tiêu diệt hàng chục vạn quân địch trong một trận tiến công, dù kẻ địch đông như thế nào, hung hãn và được trang bị như thế nào. Trước họa xâm lăng, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu tại chỗ của nhân dân, cả ba thứ quân đều đánh giỏi.



Lục quân, hải quân, không quân đều đánh giỏi. Bộ đội thường trực phải thật tinh. Lực lượng hậu bị phải thật mạnh. Vừa chiến đấu vừa rèn luyện, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nâng cao kỷ luật trong toàn quân, làm chủ mọi thứ binh khí kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến, tạo nên chất lượng chiến đấu thật cao, sức mạnh và hiệu lực chiến đấu thật lớn. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam quyết làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ, phát huy tác dụng to lớn trên chiến trường, tiêu diệt quân giặc Trung Quốc xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, với ý chí chiến đấu cao, với những kinh nghiệm sẵn có, tổ chức đã được hình thành, thế trận đã được bố trí, quân và nhân dân ta nhất định phát huy lên một trình độ mới khả năng chủ động và sáng tạo của mình, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nhanh chóng phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh, bám sát và nắm chắc quân địch, nhanh chóng phát hiện chỗ yếu cơ bản và chỗ mạnh tạm thời của quân địch. Lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược làm chủ đất nước để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giữ vững quyền làm chủ đất nước.



Làm chủ chiến trường trong từng trận chiến đấu, trong từng hướng chiến dịch cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Luôn luôn chủ động, luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, Kiên quyết và linh hoạt, giỏi đánh địch bằng mọi hình thức, tiến công dũng mãnh, phản công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường. Bất luận trong tình hình so sánh lực lượng như thế nào, điều kiện và phương tiên vũ khí như thế nào đều phải tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo, đánh địch trên thế mạnh, giành chủ động về ta, dồn địch vào thế bị động. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tư tưởng cách mạng tiến công, là biểu hiện tập trung của tinh thần làm chủ tập thể ở trên chiến trường.



Cuồng vọng của bọn bành trướng Trung Quốc và vô hạn độ. Mưu đồ độc ác và nham hiểm của chúng là trường kỳ tiêu hao lực lượng của ta, trường kỳ phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng đất nước ta. Mục đích sâu xa mà chúng theo đuổi là dùng trăm phương nghìn kế làm sao cho nước Việt Nam ta không thể trở nên một nước XHCN giàu mạnh để chúng dễ dàng khuất phục, dễ dàng thôn tính.

 Chính vì vây, trong lúc tập trung sức lực ra chiến trường để tiêu diệt, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thì nhân dân ta phải ra sức phấn đấu, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cấp bách mà Trung ương Đảng để ra, thực hiện kỳ được phương sách giữ nước và dựng nước về lâu dài.



Trên mặt trận, đồng bào và chiến sĩ ta phải chiến đấu kiên cường cũng cảm, đánh bại quân xâm lược. Ở hậu phương, khắp cả nước, đồng bào và chiến sĩ ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến và ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống của nhân dân. Lao động quên mình với năng suất cao, luyện tập quân sự để sẵn dàng ra trận. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cả nước phải có sự cố gắng vượt bậc về mọi mặt, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, thực hiện càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh.

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc, chỉ có 1 con đường tiêu diệt hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược. Để nước ta ngày càng giàu mạnh lên, chỉ có 1 con đường là vừa giành thắng lợi trên mặt trận, vừa giành thắng lợi trong lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho chiến sĩ và đồng bào ta.



Đó là nhiệm vụ cao nhất mà Đảng và Tổ quốc đề ra cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghía, cho mỗi một người công dân yêu nước trong lúc này. Hơn lúc nào hết, với tính sáng tạo phi thường, toàn dân và toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những chiến công vang dội trên tiền tuyến, đồng thhời lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.

Trước tình hình mới, chúng ta cần ra sức biến tiềm lực mọi mặt của đất nước thành sức mạnh quân sự trên chiến trường, chuyển sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân thành sức mạnh lớn nhất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, muốn vậy cần căn cứ vào kế hoạch đã được chuẩn bị và tình hình diễn biến thực tế của chiến tranh mà nhanh chóng động viên sức người, sức của phục vụ tốt nhất cho chiến tranh và quốc phòng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống của nhân dân.



Đây là một công tác tổ chức thực tiễn cực kỳ quan trọng, có liên quan đến mọi mặt đời sống của xã hội. Chúng ta phải làm thật tốt công tác tổ chức thực tiễn ấy, vừa tập trung lực lượng để đánh thắng quân xâm lược, vừa tăng cường quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao kỷ luật lao động và hiệu quả kinh tế trong tất cả các ngành, các địa phương. Có làm được như vậy, chúng ta mới phát huy được tính ưu việt của chế độ XHCN, động viên được mạnh mẽ và kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến, thực hiện “Tất cả để đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”, đồng thời bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh.

Những thế kỷ trước đây, trước họa xâm lăng, ta chưa hề có những bạn đồng minh lớn mạnh như bây giờ. Tuy vậy, dân tộc ta đã nêu cao tinh thần chiến đâu bất khuất, tự lực tự cường và tài thao lược kiệt xuất, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bành trướng thống trị ở Trung Quốc.



Ngày nay, trong thời đại mới, sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ta có một ý nghĩ quốc tế to lớn. Đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH dân tộc Việt Nam đã được coi như lương tri và trái tim của cả loài người. Dựa vào sức mình là chính, chúng ta có cả loài người tiến bộ cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ. Chúng ta só sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn và có hiệu lực của Liên Xô - nước XHCN đầu tiên trên trái đất và của các nước XHCN anh em khác. Chúng ta có tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia anh em” “Hết lòng ủng hộ Việt Nam”, “không được đụng đến Việt Nam”, đó là ý chí và hành động của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược. Trong lịch sử của dân tộc, chưa bao giờ bằng lúc này, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam ta lại được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế mạnh mẽ, rộng rãi, kịp thời và kiên quyết như ngày nay.

 “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
 Cả nước lên đường ra trận.



Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn, với quyết tâm cao, niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại!.

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!.

Tổ quốc Việt Nam XHCN muôn năm!.

Nguồn: Mai Thanh Hải-Blog.