Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Người đẹp bán thân và vấn đề đất nước

Mấy ngày nay,phương tiện truyền thông trong nước đưa tin về các người đẹp (tạm gọi như vậy) bán thân cho những đại gia lắm của nhiều quyền. Hẵng họ nhận cái dè bĩu của số đông, riêng tôi có vài suy nghĩ thế này.

  1. Thứ nhất, hiểu cho đúng về khái niệm. Họ không phải là người đẹp, họ chỉ là những người phụ nữ có được cái nhan sắc trời cho."Đại gia"? Không. Phải gọi họ là những kẽ lắm tiền và là những kẽ lắm tiền bất chính. Chỉ có những kẽ lắm tiền bất chính mới xem đồng tiền như thế. Đối tượng này, một là tham quan, hai là những kẽ lợi dụng tham quan để trục lợi.
  2. Thứ hai, hành vi mua-bán dâm? Nói cho cùng, họ (các cô gái ) có thể bán những gì mà họ có, ở đây họ khai thác tài nguyên thân thể thiên phú của mình mà có thể gọi nôm na là bán thân. Bán dâm là một loại bán thân nhưng nó bị lên án vì không phù hợp đạo đức xã hội và cũng không được pháp luật cho phép. Như vậy, họ không phải là những người gây nên tội mà là họ chọn sai con đường cho mình. Lẽ ra, họ cần sự sẻ chia để làm lại tương lai của mình hơn là vùi đạp. Còn hành vi mua dâm? Trước hết, họ chắc chắn là những kẽ vô liêm sĩ, tại sao  họ lại được che dấu và nhận được sự đồng cảm của pháp luật?
Đất nước ta, từ ngày mở ra với thế giới, với sức hút của một đất nước nhiều tài nguyên như hình ảnh cô gái đẹp quê mùa thu hút nhiều sự quan tâm, đầu tư. Sẻ là chẳng đáng nói nếu chúng ta biết khai thác (bán) cái vốn sẵn có (tài nguyên) của mình một cách khôn ngoan như những cô gái đẹp biết khai thác lợi thế ngoại hình của mình một cách hợp lý. Chứ đừng như cô gái kia chỉ biết bán thân (tài nguyên) của mình một cách vô tội vạ để rồi ngày mai chỉ còn lại đóm thân tàn rụi, tanh hôi.

Chúng ta đang đi trên con đường dối trá

Dù là người lạc quan mấy đi nữa, ta cũng phải thừa nhận rằng, đất nước đang đứng trước nguy cơ đe doạ nghiêm trọng, trong tất cả mọi lĩnh vực : kinh tế, biên giới, văn hoá,...

Với những sai phạm bị phanh phui:Vinashin, Vinaline,..., người ta hy vọng đó chỉ là cá biệt, nhưng tôi tin rằng những sai phạm như thế hiện diện trong tất cả các cơ quan núp danh "nhà nước".
Chuyện phong bì cho nhân viên y tế, một việc đáng xấu hỗ, lạ thay nó như chuyện bình thường, bình thường như bửa ăn hàng ngày và hình thành như một thứ văn hoá.
Người ta nhầm lẫn công an giao thông với những tên cướp cạn. Bởi vậy mà, phản xạ đầu tiên của anh công an là hoạch hụe và phản ứng đầu tiên của nhiều người là đưa tiền.
Giáo dục, trên hết là tôn trọng cái trung thực, ấy vậy mà..." việc gian lận trong thi cử" đựơc chính vị đứng đầu ngành giáo dục xem như "chuyện bình thường".
Nhiều,nhiều lắm,...........!
Đau đớn thay!  thay vì tìm mọi biện pháp tiệt trừ nó (tệ nạn) thì những người tố cáo lại bị rầy rà theo cách này hay cách khác.

Vì đâu?
Vì ta đang đi trên con đường dối trá. Với con đường này ta sẻ dẫn đến diệt vong!
Hãy làm lại, bắt đầu bằng sự trung thực,...., mãi mãi trung thực. Hãy theo con đường mà người sáng lập đất nước Singapoor đã chọn : tôn sùng sự trung thực!
  • Người lãnh đạo trung thực
  • Nền hiến pháp vì sự trung thực
  • Một nền giáo dục vì sự trung thực
Chúng ta chỉ có thể thực hiện được nếu những hành động của nhà nước đều phải nằm dưới sự giám sát của toàn dân, dưới ánh sáng của tiến bộ đó là "dân chủ". Tôi cho rằng bất kỳ ai nếu được giám sát dưới ánh sáng toàn dân thì họ sẻ không có môi trường cho cái xấu phát triển, còn cái tốt sẻ nảy mầm. Bằng ngược lại, cái xấu sẻ lên ngôi.