Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Văn hoá từ chức- Câu chuyện nhìn từ bóng đá

Lê Nguyễn

Cũng như bao người Việt Nam khác tôi yêu bóng đá-yêu nó dưới hình thái của một môn thể thao thuần tuý. Cùng với tinh thần “Việt” tôi cổ vũ cho bóng đá Việt Nam, bởi thế mà, tôi cứ thả buồn vui theo từng nhịp đập, từng trận đấu của đội tuyển quốc gia hay một CLB ở trường quốc tế.
Nhưng từ lâu, khoảng 7-8 năm nay, tôi không buồn theo dõi giải bóng đá trong nước bởi chỉ mua lấy cái bực mình. Những cái u quái đã ăn sâu vào của bóng đá VN bắt đầu từ cấp cao nhất.
Bóng đá không thể tách rời xã hội, doanh nghiệp không thể tách rời xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá là tất yếu. Nhưng đó là bóng đá sạch. Còn ta? Xin thưa, nó nhớp đến mức buồn nôn. Các doanh nghiệp đã biết “bệnh” này từ lâu nhưng họ vẫn đầu tư (tiền bạc và tâm huyết) vào bóng đá vì họ hy vọng những “bệnh” đó sẻ khá hơn (tôi chỉ nói những doanh nghiệp chân chính thôi nhé). Nhưng khi mọi thứ vượt quá sức chịu đựng thì nó vỡ lẻ như vừa  qua là tất yếu.
Thử phân tích một vài khía cạnh.

Một sự ngộ nhận ngu ngốc. Các quan chức VFF luôn tự hào rằng chúng ta có một giải chuyên nghiệp mạnh nhất, một nền bóng đá phát triển nhất, người dân hâm mộ nhất. Đánh giá một nền bóng đá quốc gia chí ít phải là :
1- Thành tích các đội tuyển quốc gia.
2- Thành tích các CLB ở các giải châu lục, khu vực.
3- Sức thu hút ở các giải trong nước. Với những tiêu chí này chúng ta còn sau Thái Lan, Singapor, tầm tầm Indonesia, Malaysia,…thế thôi. Thành tích của thầy trò ông Calisto ở AFF 2008 lẽ ra là cú hích cho bóng đá Việt Nam phát triển, oái ăm thay nó lại là cái cơ hội cho các quan ở VFF hoặc là tư lợi hoặc là tự huyễn hoặc mình.

Phải thừa nhận rằng người Việt Nam rất hâm mộ bóng đá, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển bóng đá. Các doanh nghiệp thấy đó là hấp lực đầu tư, tuy vậy, nó chỉ thành công khi được lãnh đạo bởi một bộ máy có năng lực và quan trọng nhất là trong sạch. Tiếc thay, bộ máy VFF không được như vậy.

Những bê bối có hệ thống ở các giải bóng đá do VFF tổ chức ( không chỉ V-league hay hạng nhất) thể hiện VFF:
  • Quá kém. Không đủ kiến thức để điều hành, xữ lý
  • Quá nhu nhược. Biết được những tồn tại nhưng không dám xữ lý 
  • Đồng loã
Theo tôi, tất cả các yếu tố trên. Tôi không có ý tất cả các thành viên VFF nhưng rõ ràng là số đông. Bởi thế mà người ta nói bóng đá Việt Nam "dột từ nóc". Nóc ở đây chính là các quan chức VFF, tôi đoan rằng quá 80% nát. Nhưng như thế thì chỉ có đập đi là lại.

“Nhân bất thập toàn”-đó là tất yếu. Nhưng khi nó lại được thốt ra từ các quan VFF để biện minh thì đủ thấy nó không chỉ nát mà còn thối đến mức độ nào.

Đập đi làm lại. Ai đập? Chỉ có thể là chủ nhân của nó. Nhưng ở đây, chủ nhân của bóng đá Việt Nam không nằm trong tay những người đầu tư ( Chủ các CLB) lại không thể là người hâm mộ bóng đá mà là ...một ai đó. Buồn thay!

Người yêu bóng đá Việt Nam chỉ còn biết ước “ Những ai không có khả năng thì hãy từ chức”. Nhưng cái văn hoá đó chỉ có ở những người biết tự trọng. Hãy nghe ông Hỷ ,chủ tịch VFF, nói “ Giải đã thành công” và những biện minh của ông Trung-PCT thì biết rằng “những thay đổi triệt để” để  bóng đá VN được sạch chỉ là giấc mơ.

Cùng với dân tộc bóng đá đã mất quá nhiều, khổ đau quá nhiều, để bóng đá Việt Nam có cơ hội mở mặt mở mày, để dân tộc có cơ hội thoát ra khỏi bóng tối tôi có một thỉnh cầu và cũng là một ước mơ “ Các quan chức có tự trọng”, thế thôi. Hãy bắt đầu từ “ Văn hoá từ chức”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét