Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

7 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp

1. Kế hoạch kinh doanh sơ sài

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết là bước quyết định, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Mặc dù trên thực tế, mọi việc thường diễn ra không như những gì bạn dự định ban đầu nhưng kế hoạch kinh doanh vẫn luôn là linh hồn của doanh nghiệp, là kim chỉ nam giúp bạn không đi lạc hướng. Có thể bạn chưa biết bắt đầu từ đâu nhưng bạn phải biết rõ nơi mình muốn đến. Bạn là ai, bạn bạn cần làm gì?

Tại sao bạn lại quyết định kinh doanh? Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Bạn kiếm nguồn đầu tư ở đâu? Nếu bạn thấy khó khăn trước việc phải viết một bản kế hoạch, hãy viết những câu hỏi, những vấn đề mà bạn quan tâm trước khi bắt tay khởi nghiệp, đi tìm câu trả lời và sắp xếp các dữ liệu có được, những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và mốc thời gian. Thế là bạn đã có một kế hoạch để khởi sự kinh doanh cũng như trình bày với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn.

2. Không phát triển kế hoạch tiếp thị
Kinh doanh mà không làm tiếp thị là một sai lầm rất lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Dù ngân sách ít nhiều thì bạn bắt buộc phải làm tiếp thị để dịch vụ, sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng. Nếu bạn có quá ít ngân sách hãy tận dụng các công cụ miễn phí, mạng xã hội, tiếp thị truyền miệng..Dư dả hơn một chút, bạn có thể thuê các công ty tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ. Bạn không thể kinh doanh thành công nếu không thu hút được khách hàng và khách hàng thì chỉ có thể biết đến bạn qua con đường tiếp thị.

3. Nghĩ hẹp
Nhiều người khởi nghiệp rất thận trọng nhưng điều này chưa hẳn đã tốt. Nếu bạn chọn một ý tưởng bình thường, dễ dàng, cố gắng tránh mọi khó khăn, mọi thử thách, bạn có thể sẽ an toàn nhưng ngược lại, bạn khó có bước đột phá vượt bậc. Mặc khác, sau một thời gian bạn sẽ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh vì họ cũng cảm thấy việc kinh doanh này quá dễ dàng. Như vậy, bạn cố gắng tránh mọi thử thách nhưng cuối cùng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh với đối thủ. Bạn chỉ có thể tránh cạnh tranh, hoặc chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng những ý tưởng mạo hiểm và đột phá.

4. Bảo thủ
Đến một lúc nào đó, công ty buộc phải thay đổi để thích hợp với tình hình mới và điều này đòi hỏi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp. Không ít chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thay đổi phương hướng kinh doanh vì suy nghĩ “ Tôi đang làm tốt, tại sao phải thay đổi?” Đúng là bạn đã thành công trong quá khứ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công trong tương lai. Các yếu tố khách quan, môi trường kinh doanh, thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục. Nếu không bắt kịp, sự tụt hậu sẽ không tránh khỏi và đến khi bạn nhận ra mình đang kinh doanh không hiệu quả thì không dễ dàng khôi phục. Thay đổi còn đồng nghĩa với việc nắm bắt nhanh chóng mọi cơ hội quý giá.
5. Dễ thất vọng
Bạn đam mê với ý tưởng kinh doanh của mình nhưng không chắc những người xung quanh bạn cũng có cảm nhận tương tự. Khi bạn trình bày dự án với nhà đầu tư, đào tạo nhân viên hay bán sản phẩm cho khách hàng, sẽ có lúc bạn bị chỉ trích, nhận được những phản hồi không tốt. Ngoài ra, vô vàn những khó khăn khác như thiếu hụt tài chính, nợ nần, công việc căng thẳng rất dễ khiến những người mới lập nghiệp nản chí, buông xuôi. Khi quyết định khởi nghiệp cũng là lúc bạn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn thử thách ở phía trước. Bạn có thể phải làm việc 16 giờ mỗi ngày và đôi khi không còn một xu dính túi.
6. Bỏ qua những chỉ trích
Không nản lòng trước những chỉ trích không có nghĩa là bỏ ngoài tai. Những phản hồi, góp ý dù đúng dù sai luôn có giá trị nhất định. Phản hồi – trong trường hợp không đúng với thực tế cũng giúp bạn nhận ra mọi người chưa hiểu hết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Lắng nghe và học hỏi là điều nên làm, tuy nhiên, để tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”, điều cần nhất là luôn giữ được mục tiêu.
7. Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng
Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị cuốn vào đam mê kinh doanh và đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng mình có được vào công ty. Khi chủ doanh nghiệp chấp nhận hy sinh giấc ngủ, mọi cơ hội nghề nghiệp và có lẽ là một chút tỉnh táo, thì việc trút hết vốn liếng để đầu tư là chuyện bình thường. Tuy nhiên, dù bạn có dùng hết đồng xu cuối cùng cho việc kinh doanh thì chưa chắc có hiệu quả mà việc này dễ dàng lại đẩy bạn vào tình huống hết sức khó khăn. Trước khi nuôi sống việc kinh doanh, bạn cần nuôi sống chính bản thân mình.

Nguồn : doanhnhan.net

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Chính sách đồng VN yếu và hệ luỵ

Kinh tế biến đổi theo chiều hướng sấu, đẩy người lao động vốn khó càng khó hơn trong việc mưu cầu cái ăn cái mặc. Tôi vốn là kẻ ngoại đạo nên hiểu biết về tài chính thật khiêm tốn nhưng cũng cảm nhận những bất ổn trong điều hành nền kinh tế của chính phủ. Hy vọng những người đang giữ trọng trách điều hành không mờ mờ,tỏ tỏ như tôi.
Đây là bài viết của tác giả Cảnh Thái (mà tôi cũng chẳng biết là ai) đăng trên vef.vn tôi đem về đây để đọc và chống dốt thêm

Đồng tiền yếu được cho là để hỗ trợ xuất khẩu nhưng ai là người xuất khẩu? Loại hình doanh nghiệp nào, đối tượng nào được hưởng lợi nhiều từ chính sách đồng tiền yếu?
Nếu xuất khẩu nói trên gia tăng tốt, vậy Việt Nam đã thu được lợi gì từ phát triển công nghiệp hóa hay tăng tỷ lệ nội địa hóa hoặc nhận được chuyển giao công nghệ như kỳ vọng ban đầu trong suốt những năm qua? Hay vẫn là nước xuất khẩu nông sản, khoáng sản và gia công thô với các giá trị gia tăng rất thấp?
Muốn chống nhập siêu, việc định giá thấp đồng tiền Việt Nam (VND) có giải quyết bài toán này? Nền kinh tế Việt Nam như đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, cần nhập nhiều máy móc thiết bị cho sản suất kinh doanh, nên nhập siêu có là điều bình thường, không thể đảo ngược?
VND liên tục mất giá có làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, những người muốn bỏ tiền ra làm ăn, sản xuất kinh doanh, sau một thời gian bán vàng, bán USD lấy VND để tung vào thương trường làm ăn, thì cuối năm không thể mua lại được số vàng hay USD đã đầu tư đầu năm?
Người có tiền thấy lãi suất cao hấp dẫn sẽ không muốn đầu tư làm ăn kinh doanh cho mệt, vậy nên, lãi suất thực dương là chính sách được nhiều nhà nghiên cứu và điều hành kinh tế đang tích cực ủng hộ. Kinh doanh thì còn có rủi ro, gửi ngân hàng lấy lãi chắc ăn nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu gặp lúc ai cũng lỗ, bạn ít lỗ nhất hoặc lời chút ít thì xem như đã thắng lớn!Việc VND liên tục mất giá có tạo tâm lý, muốn có lãi suất thực dương thì ngân hàng phải duy trì lãi suất huy động vốn cao để thu hút người có tiền gửi vào ngân hàng?
Nền sản suất kinh doanh đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì xu thế "chạy trốn" khỏi sự mất giá đồng nội tệ VND. Lãi suất cao, đẩy doanh nghiệp và những nhà đầu tư vào tình cảnh khó khăn, nhất là các doanh nghiệp đã lỡ vay vốn quá nhiều, quá phụ thuộc vào vốn vay trong hoạt động đặc thù của mỗi ngành nghề.
Điều này cũng làm suy giảm tinh thần doanh nghiệp. Suy giảm lòng tin vào chính sách kinh tế vĩ mô, tạo tâm lý "ngồi chơi chờ thời" hoặc cố gắng trả hết nợ, cắt giảm hầu hết các hoạt động công ty, cắt lỗ giảm nợ để giảm chi phí trả lãi cao. Thậm chí, doanh nghiệp còn có tâm lý đưa doanh nghiệp vào trạng thái "ngủ đông" hay tuyên bố tạm ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Đối với người có tiền gửi ngân hàng, không có gì sai khi họ mưu cầu hạnh phúc trong cuộc sống, muốn làm những việc hiệu quả kinh tế cao nhất, trong bối cảnh đồng tiền VND mất giá liên tục như hiện nay, họ muốn bảo tồn vốn, hưởng lãi suất cao là một lựa chọn.  
"Đồng tiền yếu" có liên quan gì đến Lạm Phát hay Lãi Suất? Rõ ràng, một loạt các câu hỏi đặt ra như trên đã phần nào dẫn dắt đến câu trả lời, các mối quan hệ giữa: Đồng tiền yếu<=>Lãi suất cao<=>Tinh thần doanh nghiệp suy giảm<=>Kinh tế thiếu sức sống.Vậy chính sách đồng tiền yếu đang "thương" ai nhất và đang hỗ trợ có lợi cho nhóm lợi ích nào?
Sau đó, có là một hệ lụy gây thiếu hụt hay khan hiếm hàng hóa, doanh nghiệp trong nước không có sức cạnh tranh phải đóng cửa, nhường sân nhà cho hàng hóa nhập lậu và hàng nhập khẩu nước ngoài, hoặc có thể gây lạm phát do chi phí đẩy? Lúc đó, cả ba biến số kinh tế là chính sách đồng tiền yếu (độc lập và phụ thuộc), lạm phát và lãi suất sẽ trở nên có mối quan hệ vĩ mô rất phức tạp.
"Đồng tiền yếu" kết hợp với "Lạm phát cao" lại càng đẩy Lãi suất lên cao ngất ngưởng! Nói cách khác, chính sách "đồng tiền yếu" cũng có góp phần nào đẩy lạm phát và lãi suất lên cao một cách cộng hưởng! Do đó, giữ lãi suất cao đơn thuần cũng khó chống được lạm phát, vì lạm phát lại càng làm đồng tiền yếu thêm nữa.
Lạm phát cao<=>Đồng tiền yếu thêm<=>Lãi suất cao thêm<=>Kinh tế Việt Nam đình trệ.
Đồng tiền của hầu hết các quốc gia đều đang lên giá so với đồng ngoại tệ mạnh nhất thế giới là USD, gây quan ngại cho Nhật Bản, Brazil, Mexico, EU hay Đông Nam Á..v.v.. vì họ sợ ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Song, đồng Việt Nam vẫn đang yếu đi và ta thì khác các nước trong cơ cấu xuất khẩu, loại hình doanh nghiệp xuất khẩu, loại sản phẩm xuất khẩu, về cả tỉ lệ nội địa hóa và hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
Trong một nền kinh tế mà chi tiêu công luôn ở mức bội chi ngân sách trên 5-6%/năm thì lạm phát và bất ổn kinh tế sẽ khó có giải pháp khắc phục! Vì lạm phát cao luôn liên quan đến chi tiêu công cao và không hiệu quả!
Các giải pháp về tiền tệ như điều chỉnh tỷ giá, đồng thuận lãi suất, nâng hạ dự trữ bắt buộc... có khi trở nên những giải pháp nhất thời, ngắn hạn, có tính đối phó, mang hơi hướng "phi thị trường" mà hiệu ứng rất khó lường, khó kiểm soát, làm méo mó cả quy luật cung - cầu tự nhiên của thị trường.
Nhìn ở góc độ nguyên nhân hay hệ quả ta đều thấy, một đất nước chưa có thế mạnh về đầu tư tài chính, ngân hàng nhưng các ngân hàng liên tục kinh doanh có lãi cao không bình thường (huy động >14% và cho vay >21% trung bình như hiện nay) suốt những năm qua, trong khi doanh nghiệp sản suất kinh doanh lại đang bị vắt kiệt sức, đang chịu nhiều áp lực thua lỗ, phá sản thì quả là bất cập!
Vậy giữa hai người có tiền, chúng ta nên thương ai hơn? Hy sinh quyền lợi của ai? Khuyến khích người có tiền gửi ngân hàng kiếm lời (lãi suất thực dương nhiều) hay động viên họ bỏ tiền vào sản suất kinh doanh, phát triển nền kinh tế đất nước (lãi suất thực dương ít hoặc âm)?
Giải pháp dung hòa tốt đẹp hơn là gì?
Tác giả : Cảnh Thái

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Văn hoá từ chức- Câu chuyện nhìn từ bóng đá

Lê Nguyễn

Cũng như bao người Việt Nam khác tôi yêu bóng đá-yêu nó dưới hình thái của một môn thể thao thuần tuý. Cùng với tinh thần “Việt” tôi cổ vũ cho bóng đá Việt Nam, bởi thế mà, tôi cứ thả buồn vui theo từng nhịp đập, từng trận đấu của đội tuyển quốc gia hay một CLB ở trường quốc tế.
Nhưng từ lâu, khoảng 7-8 năm nay, tôi không buồn theo dõi giải bóng đá trong nước bởi chỉ mua lấy cái bực mình. Những cái u quái đã ăn sâu vào của bóng đá VN bắt đầu từ cấp cao nhất.
Bóng đá không thể tách rời xã hội, doanh nghiệp không thể tách rời xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá là tất yếu. Nhưng đó là bóng đá sạch. Còn ta? Xin thưa, nó nhớp đến mức buồn nôn. Các doanh nghiệp đã biết “bệnh” này từ lâu nhưng họ vẫn đầu tư (tiền bạc và tâm huyết) vào bóng đá vì họ hy vọng những “bệnh” đó sẻ khá hơn (tôi chỉ nói những doanh nghiệp chân chính thôi nhé). Nhưng khi mọi thứ vượt quá sức chịu đựng thì nó vỡ lẻ như vừa  qua là tất yếu.
Thử phân tích một vài khía cạnh.

Một sự ngộ nhận ngu ngốc. Các quan chức VFF luôn tự hào rằng chúng ta có một giải chuyên nghiệp mạnh nhất, một nền bóng đá phát triển nhất, người dân hâm mộ nhất. Đánh giá một nền bóng đá quốc gia chí ít phải là :
1- Thành tích các đội tuyển quốc gia.
2- Thành tích các CLB ở các giải châu lục, khu vực.
3- Sức thu hút ở các giải trong nước. Với những tiêu chí này chúng ta còn sau Thái Lan, Singapor, tầm tầm Indonesia, Malaysia,…thế thôi. Thành tích của thầy trò ông Calisto ở AFF 2008 lẽ ra là cú hích cho bóng đá Việt Nam phát triển, oái ăm thay nó lại là cái cơ hội cho các quan ở VFF hoặc là tư lợi hoặc là tự huyễn hoặc mình.

Phải thừa nhận rằng người Việt Nam rất hâm mộ bóng đá, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển bóng đá. Các doanh nghiệp thấy đó là hấp lực đầu tư, tuy vậy, nó chỉ thành công khi được lãnh đạo bởi một bộ máy có năng lực và quan trọng nhất là trong sạch. Tiếc thay, bộ máy VFF không được như vậy.

Những bê bối có hệ thống ở các giải bóng đá do VFF tổ chức ( không chỉ V-league hay hạng nhất) thể hiện VFF:
  • Quá kém. Không đủ kiến thức để điều hành, xữ lý
  • Quá nhu nhược. Biết được những tồn tại nhưng không dám xữ lý 
  • Đồng loã
Theo tôi, tất cả các yếu tố trên. Tôi không có ý tất cả các thành viên VFF nhưng rõ ràng là số đông. Bởi thế mà người ta nói bóng đá Việt Nam "dột từ nóc". Nóc ở đây chính là các quan chức VFF, tôi đoan rằng quá 80% nát. Nhưng như thế thì chỉ có đập đi là lại.

“Nhân bất thập toàn”-đó là tất yếu. Nhưng khi nó lại được thốt ra từ các quan VFF để biện minh thì đủ thấy nó không chỉ nát mà còn thối đến mức độ nào.

Đập đi làm lại. Ai đập? Chỉ có thể là chủ nhân của nó. Nhưng ở đây, chủ nhân của bóng đá Việt Nam không nằm trong tay những người đầu tư ( Chủ các CLB) lại không thể là người hâm mộ bóng đá mà là ...một ai đó. Buồn thay!

Người yêu bóng đá Việt Nam chỉ còn biết ước “ Những ai không có khả năng thì hãy từ chức”. Nhưng cái văn hoá đó chỉ có ở những người biết tự trọng. Hãy nghe ông Hỷ ,chủ tịch VFF, nói “ Giải đã thành công” và những biện minh của ông Trung-PCT thì biết rằng “những thay đổi triệt để” để  bóng đá VN được sạch chỉ là giấc mơ.

Cùng với dân tộc bóng đá đã mất quá nhiều, khổ đau quá nhiều, để bóng đá Việt Nam có cơ hội mở mặt mở mày, để dân tộc có cơ hội thoát ra khỏi bóng tối tôi có một thỉnh cầu và cũng là một ước mơ “ Các quan chức có tự trọng”, thế thôi. Hãy bắt đầu từ “ Văn hoá từ chức”.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Gs Nguyễn Văn Tuấn


Là nhà khoa học, nhà giáo, người viết văn, biên khảo nhưng trên hết, ông là một người con của đất Việt. Chính vì thế, bao năm sinh sống ở nước ngoài, từ một chân phụ bếp rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh, ông đã tự vươn lên trở thành Giáo sư Tiến sĩ, là nhà nghiên cứu khoa học có tiếng trên trường quốc tế tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia.
Và những ký ức tuổi thơ gắn liền với chiến tranh đã khiến ông âm thầm trong nhiều năm trời nghiên cứu về một hậu quả nặng nề của chiến tranh trên quê hương mình: chất độc da cam, dioxin; để từ đó tiếp thêm một sức mạnh đầy tính khoa học và thuyết phục cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trên hành trình đòi công lý. Ông là Giáo sư Tiến sĩ Y khoa Nguyễn Văn Tuấn, người con của hai vùng đất Bình Định và Kiên Giang.
“Một lần đi cho bình minh lên sớm”
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn là người nguyên quán ở Bình Định, nhưng trong thời kháng Pháp, cha ông, một Vệ quốc quân đã vào Nam theo chiến dịch Nam tiến “Mùa thu rồi ngày 23…”. Ông lớn lên ở Kiên Giang và rời Việt Nam năm 1981 sang định cư tại Australia năm 1982. 
Những ngày tháng đầu tiên đặt chân lên xứ người giữa lúc nền kinh tế đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, chàng thanh niên chưa từng kinh qua những việc bếp núc phải xin vào làm một chân phụ bếp tại Bệnh viện St. Vincent’s, một trong những bệnh viện danh tiếng nhất tại Australia, nơi có Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan nổi tiếng. Nhớ lại ngày đó, ông kể  bằng một cách nói rất nôm na: “ Tay giám thị chỉ một đống củ hành tây to như cái núi và bảo tôi lột vỏ. Cha mẹ ơi, từ bé đến khi ấy chưa bao giờ tôi nhìn thấy ở đâu có nhiều hành như vậy! Tôi hỏi: “Tao phải lột hết đống hành này sao?”. Tay giám thị ngạc nhiên: “Chứ mày xin vào đây để làm gì?”. Lột được hai củ, nước mắt nước mũi chảy dầm dề! Cay quá chứ không phải tủi thân! Tay giám thị hỏi: “Mày làm sao vậy?”. Tôi cố nói “Tao không sao!”. Lỡ rồi, tôi nói với hắn là mình đã có kinh nghiệm làm phụ bếp hai năm khi xin vào đây mà! Tôi nhớ y như ngày hôm qua, vui thật!”. 
“Vui”! Đó là cảm xúc của ông khi nhớ lại những tháng ngày khó khăn gần một phần tư thế kỷ về trước. Nhưng những ngày tháng khó khăn ban đầu đó lại là thời gian để ông suy nghiệm về tương lai: đi học. Ý chí, lòng ham học hỏi và trên hết là sự tự trọng đã không cho phép ông bằng lòng với vai trò là một anh phụ bếp. Ông đi làm ban ngày, học ban đêm, và chỉ về đến nhà khi đã 10 -11 giờ đêm. Sau một thời gian ông cũng lấy được bằng thạc sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; tiếp tục sang Thụy Sĩ làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Basle. Đến năm 1997, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa nội tiết học, và được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư Dịch tễ học trường Y thuộc Đại học Wright States (Mỹ). Vài năm sau ông quay lại Trường Đại học New South Wales, và sau cùng về Viện nghiên cứu y khoa Garvan làm nghiên cứu cho đến nay. Hiện nay ông là nhà nghiên cứu cấp và Phó Giáo sư y khoa, chuyên về di truyền loãng xương. “Bây giờ tôi đang làm việc ngay tại bệnh viện mà trước đây đã làm phụ bếp. Hồi mới trở về cách đây hơn 10 năm, gặp lại bạn bè cùng làm phụ bếp hồi ấy và cả tay giám thị nữa. Họ hỏi tôi “mày làm gì ở đây”? Tôi chỉ lên tầng trên tòa nhà bên cạnh. Họ cứ tưởng tôi “lau kính” ở trên, chứ đâu biết tôi đã ở vai trò khác rồi! Quả thật cuộc đời biến đổi khó lường…” 
Trăn trở với những ký ức tuổi thơ - Trở thành nhà nghiên cứu chất độc da cam 
“Ngày nhỏ, theo mẹ trên chiếc ghe tam bản tản cư trốn xe tăng và những đợt hành quân của lính Mỹ, núp trong bụi cây tôi nhìn thấy những chiếc máy bay rải một chất màu trắng ngà ngà xuống làng quê bên cạnh. Tuần sau quay lại cây cỏ ở những nơi bị rải đều tiêu hủy hết. Tôi ngạc nhiên và tự hỏi chất gì mà “công hiệu” vậy? Rồi khi lên Sài Gòn học tôi biết đó là chất độc da cam gây nên căn bệnh ung thư, quái thai... Tôi để tâm tìm hiểu từ đó…  Có rất nhiều tài liệu của các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về chất độc da cam, thế nhưng ở trong nước, mấy chục năm qua chỉ có một vài bài báo đề cập đến vấn đề này.... Chính vì thế mà tôi viết “Chất độc da cam, dioxin và hệ quả” (Nhà xuất bản Trẻ - tháng 07.2004)”.
Đây là cuốn sách đầu tiên viết về chất độc da cam ở Việt Nam một cách có hệ thống đã được in ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Điều đáng nói là sau khi in tác phẩm này, Tiến sĩ Tuấn còn tiếp tục đăng tải trên các báo ở Việt Nam và nước ngoài nhiều bài viết khác trình bày những bằng chứng chứng minh rằng chất độc da cam không chỉ để lại hệ quả cho người dân Việt Nam, mà ngay cả lính Mỹ. Ông dẫn chứng dữ kiện cho thấy Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử nhân loại, bất chấp các Công ước Quốc tế như Quy ước La Hague (1907), Công ước Geneva (1925), Nghị quyết của Liên hiệp quốc (1929) về việc cấm sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh. Đó cũng chính là luận điểm mà luật sư đại diện cho nạn nhân chất độc da cam gọi là “tội ác chiến tranh”,“tội ác chống nhân loại” không thể dung thứ được và phải được xét xử một cách công bằng. Riêng ông xem đó như một sự “sòng phẳng của lịch sử” trong đó công lý phải được tôn trọng. 
Có người hỏi: “Ông nói nhiều quá. Nếu mời ông về nước nghiên cứu, ông có về không?”. Tiến sĩ Tuấn cười với tâm trạng của một người luôn “dấn thân cho khoa học”, một quan điểm đã trở thành lẽ sống của nhà nghiên cứu khoa học: “Tất nhiên là sẽ về và không đòi hỏi bất cứ điều gì. Mà dù cho không về đi nữa thì tôi vẫn giúp được, vì tôi có kinh nghiệm làm nghiên cứu trên một quần thể lớn trên vài ngàn người, tôi có thể cố vấn về chuyên môn cho đồng nghiệp trong nước, như là định hướng nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và phân tích dữ liệu, một phần quan trọng của công trình nghiên cứu”. Với suy nghĩ ấy, Tiến sĩ Tuấn đề nghị thành lập một ủy ban chuyên trách, hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để chương trình nghiên cứu về chất độc da cam của Việt Nam mang tính khách quan, quốc tế và thuyết phục cao.  Những trăn trở ấy không chỉ là nỗi bức xúc của một nhà nghiên cứu khoa học, mà còn là nỗi niềm của một người con đối với đồng bào mình, quê hương mình. 
Yêu quê hương là một việc tự nhiên, cũng đơn giản như hít thở khí trời vậy! 
Không đơn thuần là một nhà nghiên cứu, có thể gọi Tiến sĩ Tuấn là một người “đa đoan”. Ông vừa làm nghiên cứu y khoa, vừa giảng dạy, vừa viết báo, viết sách, biên soạn, và thậm chí viết văn. Viết, đối với ông là một sự đam mê! Viết để giải tỏa những khắc khoải, băn khoăn, quan tâm… trong ông.
Trên trường quốc tế ông đã có gần 150 công trình nghiên cứu khoa học mà 70% là về di truyền học, 30% là dịch tễ học, đã từng làm giáo sư thỉnh giảng tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Hồng Kông, v.v… Ở trong nước ông đã xuất bản hai cuốn sách, “Chất độc da cam, dioxin và hệ quả”  “Hai mặt sáng tối của y học”. Thông điệp mà ông muốn gửi đến các bạn trẻ qua hai cuốn sách này là: Làm khoa học cũng có vinh quang và khổ cực,phải biết dấn thân vì phúc lợi của cộng đồng. Ông thu hút giới trẻ làm khoa học, bằng cách đưa ra những ứng dụng của khoa học trong văn hóa, văn học và cuộc sống hàng ngày.  
Tác phẩm về chất độc da cam của ông, cũng như những bài viết xung quanh vụ án cá da trơn của Việt Nam và nhiều bài viết khác, đã khiến một vài người Việt quá khích ở hải ngoại đặt câu hỏi: “ông là người của “phía bên kia”? Ông chỉ cười “Tôi không quan tâm đến những lời nói bóng gió đó, bởi vì làm khoa học thì không có bên này hay bên kia, chỉ có sự thật mà thôi. Làm khoa học nói cho cùng là đi tìm sự thật. Nhưng nói rằng làm việc cho phía Việt Nam thì có, bởi vì đó là quê hương tôi! Nói ra thì có người có thể cho là cải lương, nhưng sự thật là tôi rất quan tâm đến quê nhà, cái mối quan tâm đau đáu như đứa con thương cha mẹ mình, một cách tự nhiên và đơn giản như hít thở khí trời vậy. Chính vì vậy mà tôi góp ý khá nhiều về những vấn đề liên quan đến giáo dục, khoa học và y tế”. 
“Đơn giản và tự nhiên”! Vâng, có gì dễ hiểu hơn thế, như tình yêu của một người con dành cho người sinh ra mình. Có lẽ vì thế mà trong lời tựa bài tùy bút “Một lần đi cho bình minh lên sớm” của mình, Tiến sĩ Tuấn đã tâm sự: Trong một bài nhạc thịnh hành thời thập niên 80 mà tôi thường nghe trong trại tỵ nạn ở Thái Lan, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hỏi: "Em còn nhớ hay em đã quên...". Câu hỏi nhưng mà cũng là câu trả lời. Như nhiều người cùng cảnh ngộ khác, tôi ra khỏi quê hương không phải để tìm cái quên hay sự chối bỏ quê hương; ở trong tôi luôn tồn tại một cảm giác nhớ 
nhung day dứt, dằn vặt. Mà thực ra con người nào chả thế, con người chẳng qua chỉ là một chủ thể luôn phải gắn mình với một nơi chốn nào đó, luôn phải chứng kiến sự hiện hữu của mình bằng một sự gắn bó với một địa điểm cụ thể. Sự gắn bó đó chỉ có thể tạo dựng cái gọi là nỗi nhớ. Cái nơi chốn cụ thể kia có thể gọi bằng hai tiếng "quê nhà". Một lần lênh đênh nguồn cội, tôi mới nghiệm ra rằng tôi là ai, nơi chốn của tôi là chỗ nào. Vì lẽ đó, tôi là người mãi mãi phát hiện, phát hiện một sự thực hiển nhiên rằng: đi không phải là chối bỏ mà để bắt đầu cho việc trở về tốt hơn. Tôi vẫn tin rằng sẽ có một ngày không xa, tôi sẽ quay về quê nhà, để làm tròn bổn phận của một người được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam”. 
Vinh danh nước Việt 2005 chào đón ông - một người con đất Việt.
Và ông đã trở về, như một đứa con xa nhà…
<Theo Vietnamnet>

Gs Đặng Văn Chí

Xin giới thiệu một bài viết hay về Gs Đặng Văn Chí, là phó trưởng khoa khoa y thuộc Đại học Johns Hopkins. Cần nói thêm rằng trường y của Johns Hopkins là một trong những trường y danh giá nhất nước Mĩ (và trên thế giới). Ông là con trai của Gs Đặng Văn Chiếu (trước năm 1975).
Bài dưới đây không nhắc đến những thành tựu đáng tự hào về Gs Đặng Văn Chí. Ông là bác sĩ chuyên khoa huyết học và ung thư học, giáo sư y khoa, bệnh lí học, ung thư học và sinh học phân tử. Ông đứng đầu một lab chuyên nghiên cứu về ung thư. Ông tốt nghiệp tiến sĩ từ ĐH Georgetown năm 1978 và bác sĩ từ John Hopkins năm 1982. Là tác giả của trên 180 bài báo khoa học, phục vụ trong ban biên tập củaCancer Research (tập san nổi tiếng về ung thư học) và nhiều tập san khác. Chỉ mới 51 tuổi mà ông đã có những thành tựu đáng nể đó. Đó là thành tựu tôi gọi là “gấp 2 cái đầu” so với nhiều người bản xứ. Có thể xem qua lab của ông ở đây.
NVT
===
How One Vietnamese Immigrant Became Vice Dean of Johns Hopkins School of Medicine
Chi Van Dang, M.D., Ph.D
Vice Dean of Research, Johns Hopkins University School of Medicine
Baltimore, Maryland

“It doesn’t matter to me what my children decide to do with their lives, as long as they serve the community.” -Dr. Dang

It’s 4:30 p.m. on a cold and stormy Thursday afternoon in the Baltimore – Washington, DC area. Having received an e-mail from me only days earlier, Dr. Chi Van Dang graciously agreed to squeeze a last minute phone interview into his hectic schedule. “Maria?” he asked after picking up the phone. For some reason, I expected to encounter a hint of a Vietnamese accent, but found none.

As he patiently answered my questions, he spoke with the clm, steady and confident voice of a knowledgeable physician. But Dr. Dang – who signs his e-mails as simply “Chi” – is no ordinary doctor. He is a medical oncologist to dozens of cancer patients, a professor to hundreds of medical students; mentor to scores of students, fellows, and junior faculty; and Vice Dean of Research at the Johns Hopkins School of Medicine. That is only the short list of his duties and accomplishments. Below is a profile of a good man responding to a strong calling to be a healer and whose contributions to the medical community have reverberated throughout the world.

Uprooted beginnings
Chi Van Dang, age 51, was born in Saigon as one of 10 children. His father, the late Dr. Dang Van Chieu, was Viet Nam’s first neurosurgeon and the Dean of the University of Saigon School of Medicine. When he was twelve years old in 1967, Dr. Dang’s parents sent him and his brother, Chuc, to live with an American sponsoring family in Flint, Michigan. The brothers were reunited with their family in 1975, when the entire family immigrated to the U.S. after the end of the war. Since then, he has graduated from prestigious universities with the highest of honors, including the University of Michigan for his undergraduate degree, Georgetown University for his doctoral degree in chemistry, and Johns Hopkins University for his medical degree. It was at Johns Hopkins where Dr. Dang as a young medical intern, met the love of his life, Mary. They married a few years after that.

Through the years, Chi Van Dang has risen through the ranks at Johns Hopkins from being an assistant professor to landing tenure as professor of medicine, oncology, pathology, and cell biology. He is the first recipient of the John Hopkins Family Professorship of Oncology Research. In addition, Dr. Dang is the Vice Dean of Research at John Hopkins School of Medicine. As member of the top leadership at an internationally-recognized university, Chi Van Dang is the highest ranking physician of Vietnamese descent in academic medicine worldwide. In May 2005, he received the Golden Torch Award at the Vietnamese American National Gala (VANG), which honored the progress and significant achievements made by Vietnamese Americans.

Along with his leadership roles, Dr. Dang serves as mentor to numerous graduate students, postdoctoral fellows, and junior faculty who work in his research lab in hematology and oncology. In our conversation, he shared the two key ingredients to success that he teaches all his students and advisees. “You must have passion,” he emphasized. “You must enjoy what you are doing and feel that it is your calling.” The second crucial factor is focus. “Focus is extremely important” – as we are all limited by time, an individual’s focus will help him find the answer to his question or problem.

Q & A with Dr. Dang

BN: At 12 years old, your parents sent you and your brother to the US to live with an American foster family. What do you remember as your first thoughts and feelings about this new arrangement and new culture?
CVD: As a young boy, the whole adventure was a whirlwind of new and good experiences. In fact, we developed neighborhood friendships that last to the present. The neighbors, particularly the Landaals in Flint, Michigan, have become our very dearest friends. Tom and Steve Landaal introduced us (my brother Chuc and me) to American culture. The most remarkable thing about landing at the Detroit and Flint airport in late March then was the first sight of my breath against the cold air.

BN: What was it like to see your family again in 1975 when they all immigrated to the US?
CVD: It was a blessing to see the entire family making it out of Viet Nam, enduring the refugee camps, and then settling in California.

BN: When was the last time you visited Viet Nam?
CVD: My brother and I were fortunate to return to Viet Nam in 1969 for about a month during the summer that the US landed a man on the moon. I haven't been back since.

BN: In your free time, you said you like to attend your children's soccer and lacrosse games and also cook. What is your favorite dish to cook and eat?
CVD: My wife, Mary, who is a native Baltimorean, is a very good cook when it comes to Vietnamese food. I would serve as the sous-Chef. She makes the best pho as well as other dishes using lemon grass.

BN: If you weren't a healer/oncologist/professor/vice dean/medical superstar at Johns Hopkins, what would you be doing?
CVD: Deep in the crevices of my mind, I dream of the serenity and bucolic existence as a country doctor.

BN: What do you want most to be remembered for?
CVD: Like my father, I wish to be remembered first and foremost as a teacher and compassionate healer.

BN: Okay, some free medical advice please. What is the one thing that people can start doing today to improve their long-term health?
CVD: Exercise! Not only the advice is free, but exercise can also be free.
 Nguồn: 

Im lặng đáng sợ


GS NGUYỄN VĂN TUẤN

Một trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …
Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.
Hình như các quan chức trong các cơ quan công quyền có văn hóa im lặng. Các nhân sĩ gửi thư đề nghị giải thích về tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến chuyến đi của đặc phái viên Hồ Xuân Sơn. Đáp lại sự quan tâm đó là một sự im lặng dài từ Bộ Ngoại giao. Rồi đến phần lớn các kiến nghị của nhân sĩ cũng rơi vào … không khí. Thư từ thắc mắc của người dân cũng thế: rơi vào im lặng. Có lần nói chuyện với một cựu đại biểu Quốc hội, chị gọi đó là “im lặng đáng sợ”. Đáng sợ hay không thì tôi không rõ, nhưng thái độ đó chẳng những khó hiểu mà có khi còn gây tác hại.
Tác hại thì đã xảy ra. Chúng ta còn nhớ câu chuyện Vietnam Airlines (VNA) thua kiện chỉ vì sự im lặng. Khoảng 5 năm (?) trước, tòa án Ý buộc VNA phải bồi thường cho luật sư Maurizio Liberati gần 5 tỉ lia và đồng thời thanh toán chi phí luật sư gần 60 triệu lia. Sự việc xảy ra chỉ vì VNA khinh thường tòa án, không cử người tham dự phiên tòa. VNA làm ngơ án lệnh. Sự việc dẫn đến tòa án Paris ra lệnh phong tỏa tài khoản VNA. Chẳng biết kết cục câu chuyện ra sao, nhưng đó là một bài học đắt giá cho sự xem thường luật pháp quốc tế.
Hôm qua, đọc được một tin đáng chú ý khác về tai hại nghiêm trọng của văn hóa “im lặng đáng sợ”. Tác giả Nguyễn Duy An (làm việc tại tạp chí National Geographic của Mĩ) thuật lại câu chuyện đằng sau vấn đề bản đồ Hoàng Sa làm tốn nhiều giấy mực và công sức của người Việt vào năm ngoái như sau:
"Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”
Đọc những dòng chữ trên, tôi thật sự sốc. Thật khó tưởng tượng nổi tại sao những người có trách nhiệm quá vô cảm trước một vấn đề trọng đại như thế! Với những quan chức vô cảm như thế này thì nguy cơ mất mát và thua thiệt ngoại bang sẽ còn dài dài trong tương lai.
Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao có văn hóa im lặng. Có lẽ không ai biết đích xác lí do tại sao các quan chức ta tiết kiệm lời lẽ, nhưng có thể nghĩ đến một số lí do sau đây:
Thứ nhất là vô cảm. Nhiều quan chức trong nước chẳng quan tâm đến chủ quyền biển đảo. Tôi đã gặp quan chức cấp tỉnh thậm chí còn chẳng biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Thật ra, cũng không trách họ vì họ thiếu thông tin. Những gì báo chí đưa tin không đầy đủ, và những gì phổ biến trong Đảng thì chưa chắc là những thông tin đa chiều. Trong bối cảnh như thế, nếu một quan chức nhận một công văn từ nước ngoài về Hoàng Sa và Trường Sa, có thể họ nghĩ đó là chuyện của … Trung Quốc.
Thứ hai là ngạo mạn và khinh thường. Nhiều quan chức Việt Nam xem người dân như cỏ rác. Thử nhìn qua các quan chức ngồi vào ghế nói chuyện với người dân thì biết. Họ chẳng thèm nhìn mặt dân. Ngôn ngữ thì quát nạt hơn là nói. Có khi còn dùng cả ngôn ngữ tay chân. Còn nhớ một ông phó bí thư (?) tát một bạt tay vào mặt bà cụ khi bà nhờ ông này mua vé. Lại có quan chức nghĩ rằng VN có luật của VN, nên bất chấp luật quốc tế. Có lẽ chính vì suy nghĩ này mà VNA phớt lờ tòa án Ý và phải lãnh đủ hậu quả.
Thứ ba là văn hóa làm thuê. Người làm thuê chỉ nghĩ đơn giản làm cho xong việc và việc đáng với đồng lương. Một suy nghĩ rất phổ biến trong giới quan chức là trả lương đến đó thì làm việc đến đó.Họ không suy nghĩ gì ngoài chuyện cơm áo gạo tiền. Họ không cần phấn đấu (mà phấn đấu có khi lại nguy hiểm vì bị đồng nghiệp dèm pha) và chỉ làm việc như cái máy, cứ như đến hẹn lại lên.Tôi gọi đó là văn hóa làm thuê, và kẻ làm thuê thì chẳng cần quan tâm đến chuyện công chúng, vì đối với họ đất nước này ai quản lí chẳng thành vấn đề; vấn đề là có cơm ăn áo mặt cái đã. Đối với những quan chức loại này thì không mong gì họ có lòng với quê cha đất tổ và sự im lặng của họ hoàn toàn có thể hiểu được.
Thứ tư là do sợ trách nhiệm. Trong bối cảnh chức vụ đi đôi đặc quyền và đặc lợi, thì có thể hiểu được các quan chức cần bảo vệ chức vụ của mình. Một cách an toàn là không phát biểu gì đụng chạm, hay tốt hơn nữa là … im lặng. Đó là chưa kể tình trạng chồng chéo về trách nhiệm và quyền lực. Một cơ quan có thủ trưởng nhưng cũng có bí thư. Nếu hai người này là một thì thủ tục còn tin giản, nhưng nếu là hai người khác nhau thì có khi cũng phiền phức. Nếu một quan chức muốn phát biểu họ phải xin phép cấp trên, và cấp trên lại xin phép cấp trên, cấp trên xin phép Đảng ủy, và cứ như thế chẳng ai dám nói gì.
Thứ năm là đá bóng. Nhìn qua cách hành xử của các cơ quan công quyền, họ có xu hướng “đá bóng”. Người này tìm cách biện minh không nằm trong quyền hạn hay trách nhiệm của mình, rồi đề nghị qua người khác; người khác cũng có lí do để nói không thuộc trách nhiệm của mình. Nhất là vấn đề liên quan với nước ngoài, người ta càng dè dặt, dè dặt đến nổi cuối cùng chẳng ai có động thái gì.
Lại có một loại quan chức nghĩ chuyện quốc gia đại sự là chuyện của lãnh đạo, để cho lãnh đạo giải quyết. Còn lãnh đạo thì nghĩ đó là chuyện của lãnh đạo cấp cao hơn. Cuối cùng thì chẳng có ai hành động. Thay vì hành động thực tế thì Việt Nam có những đề nghị và chỉ thị (rất nhiều chỉ thị). Mà khi đã có hàng tá đề nghị lên và chỉ thị xuống thì sự việc coi như “đã rồi”, chẳng còn cứu vãn được tình thế.
Thứ sáu là vấn đề tiếng Anh. Phải ghi nhận rằng các quan chức rất kém tiếng Anh. Do đó, đứng trước một văn bản tiếng Anh, họ không hiểu, hoặc hiểu nhưng không tốt lắm, và ngay cả hiểu nhưng không biết cách soạn thảo một văn thư trả lời. Ngay cả quan chức Bộ Ngoại giao cũng hạn chế tiếng Anh thì khó trách các bộ và ngành khác. Từ hạn chế về tiếng Anh dẫn đến thiếu tự tin, và hệ quả là … im lặng.
Dù là vô cảm, ngạo mạn, vô trách nhiệm, đá bóng, hay tiếng Anh (hay bất kể lí do gì) thì văn hóaim lặng đáng sợ là không thể chấp nhận được. Ngày nào cái văn hóa đó còn tồn tại thì ngày đó hệ thống hành chính chưa văn minh, người dân vẫn còn khổ, và chủ quyền quốc gia còn bị đe doạ. Người ta có thể cười đùa với quan chức im lặng, nhưng im lặng trước vấn đề chủ quyền tổ quốc bị xâm phạm là một sự phản bội (và người đó không xứng đáng làm người Việt) chứ không phải chuyện đùa được.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Trung Quốc lại đưa tàu ngư chính đến vùng quần đảo Hoàng Sa


Theo hãng tin Reuters ngày 02/09/2011, Trung Quốc lại điều tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Động thái này có thể làm cho quan hệ song phương căng thẳng thêm, trong bối cảnh một quan chức cao cấp của Trung Quốc chuẩn bị công du Việt Nam. Website của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông đăng thông báo của bộ Nông nghiệp Trung Quốc, theo đó, một tàu ngư chính, mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn đã rời cảng ở phía nam thành phố Quảng Châu để tới vùng quần đảo Hoàng Sa.

Đại diện của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông nói việc điều động tàu ngư chính tới Hoàng Sa là nhằm «tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá, bảo đảm an toàn cho ngư dân, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc và các lợi ích thủy hải sản ».

Việc đưa tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra vào lúc ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại, chuẩn bị công du Việt Nam vào thứ Hai tới, 05/09.

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, vào tháng Giêng năm 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Bắc Kinh còn đưa ra yêu sách về chủ quyền trên một vùng rộng lớn, chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó có vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là những nơi được coi là có nguồn dự trữ quan trọng về dầu khí và nguồn thủy hải sản phong phú.

Nhận định về việc điều tàu ngư chính tới Hoàng Sa, ngày hôm nay, Tân Hoa Xã nói rằng : « Điều này cho thấy là Trung Quốc đã thực sự thiết lập khả năng thực thi pháp luật tại các khu vực đánh bắt cá ở trong và xung quanh vùng biển quần đảo Hoàng Sa ».

Nguồn: rfi

Không thể mài quyền lực để tư lợi


Nhân dịp Quốc khánh 2- 9, GS- TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) trao đổi với PV xung quanh câu chuyện xây dựng Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới.

Dân chủ là mục tiêu tối thượng

Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên khẳng định việc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông có thể nói cụ thể về mục tiêu này?

Thực ra, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ trước khi nhà nước kiểu mới ra đời. Khi chỉ đạo và trực tiếp soạn thảo Hiến pháp 1946, Bác Hồ đã cố gắng thể hiện sâu sắc những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền trong điều kiện của đất nước vừa thoát khỏi chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến.

Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN chính là tạo ra một nền dân chủ thực sự. Dân chủ là nguồn tài sản, nguồn động lực vô cùng to lớn và không thể thay thế đối với sự phát triển của bất cứ đất nước nào. Chúng ta thử điểm xem trên thế giới này có đất nước nào phồn thịnh, giàu mạnh, bình đẳng mà không dựa trên nền dân chủ.

Bác Hồ định nghĩa dân chủ rất cụ thể và chính xác trong những bối cảnh khác nhau. Trong Hiến pháp 1946, mục tiêu dân chủ được thể hiện ngay trong tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Điều 1 Hiến pháp 1946 do Bác chỉ đạo biên soạn đã thể hiện mục tiêu dân chủ như sau: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Không hề có sự ngẫu nhiên trong thứ tự của từ “Dân chủ” trong tên nước. Đó là tuyên ngôn về mục tiêu của Nhà nước Việt Nam lúc đó. Không có nền dân chủ thì không thể có nền cộng hòa. Có được dân chủ thì có được tất cả. Ở khía cạnh này, nền dân chủ thực sự chính là mục tiêu tối thượng, mục tiêu cuối cùng của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, cần những yêu cầu gì, thưa ông?

Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến nhà nước dựa trên pháp luật mà phải là pháp luật thể hiện ý chí của đại đa số nhân dân. Khó có thể coi là Nhà nước pháp quyền khi mà lãnh đạo Nhà nước có thể quyết những việc “động trời” chỉ dựa vào ý chí của cá nhân, của một doanh nghiệp hay một ngành, mà không tính đến các qui định của pháp luật.

Sẽ là nguy cơ nếu những quyết định gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và quyền tự do dân chủ của nhân dân được đưa ra không dựa trên cơ sở luật định và hiến định. Vì thế, xây dựng Nhà nước pháp quyền cần phải có ít nhất những giải pháp sau đây:

Thứ nhất, phải xây dựng được một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, có khả năng hạn chế tối đa sự lạm quyền của cán bộ, công chức nhà nước, đảm bảo tốt nhất quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Thứ hai, phải có một hệ thống cơ quan Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, và tuân theo pháp luật, chỉ làm những việc mà pháp luật qui định và đặc biệt là biết vì dân và sợ dân. Một bộ máy Nhà nước nếu chỉ bao gồm các quan chức hoạt động và hành xử dựa trên tư duy “trị dân”, vì lợi ích riêng thì không có khả năng thực hiện dân chủ.

Thứ ba, trong điều kiện một Đảng cầm quyền, cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động của Bộ máy Nhà nước. Đảng hóa Nhà nước hay nhà nước hóa Đảng không thể giúp thực hiện những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Không thể “mài quyền lực” để tư lợi

Ông từng cho rằng, điều đầu tiên để đảm bảo dân chủ là bộ máy nhà nước và con người. Bộ máy nhà nước phải dân chủ để dân có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Còn nếu hô khẩu hiệu chung chung, những giải pháp chung chung thì không tạo ra được bước phát triển cho đất nước trong những năm tới?

Đúng vậy! Dân trao cho Nhà nước quyền lực. Nhà nước là hệ thống các cơ quan tổ chức với những con người cụ thể được lựa chọn để thay dân thực hiện quyền lực. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là quyền lực là thứ dễ làm con người tha hóa, đặc biệt những người đã nắm quyền lực lại càng dễ tha hóa hơn. Điều này càng dễ xảy ra khi thiếu sự kiểm soát hiệu quả cả từ bên trong Nhà nước lẫn từ bên ngoài xã hội.

Không thể để đất nước trong tình trạng hễ ai có chút quyền lực là cố tìm cách “mài quyền lực” để làm lợi. Ký duyệt dự án, ký cấp đất, ký quyết định bổ nhiệm cán bộ, xét xử, truy tố đều có thể bị “mài bán”. Dân sẽ như thế nào sau khi dự án được thực hiện, đất được cấp, cơ quan tổ chức được điều hành quản lý như thế nào nếu những cán bộ, công chức như vậy được bổ nhiệm.

Như vậy là cần có sự thay đổi trong phương thức điều hành, thưa ông?

Đúng vậy! Cách thức điều hành quản lý Nhà nước cần thay đổi ở nhiều phương diện. Không thể để tình trạng doanh nghiệp, cá nhân nào đó tiếp cận lãnh đạo xin “bút phê” hay “ý kiến chỉ đạo” thì cầm chắc dự án của mình được duyệt hay việc của mình được giải quyết, thậm chí không cần phải qua các bước thẩm tra, thẩm định mà pháp luật qui định.

Hậu quả ra sao thì những người đặt bút phê vào đó đâu hề chịu trách nhiệm. Chỉ có dân là khổ với những “lưu bút” như vậy thôi. Điều này có nghĩa là cán bộ, công chức vẫn quen làm việc với những qui trình “gia đình”, bỏ qua các qui trình luật định. Tham nhũng cũng từ cách thức điều hành như vậy mà ra.

Quan tâm đến niềm tin của dân

Muốn cải cách gì thì cuối cùng khâu quyết định vẫn là công tác cán bộ, thưa ông?

Bác Hồ từng nói: “Cán bộ là gốc của công việc”. Con người là nhân tố quyết định và vì vậy phát triển nguồn nhân lực được coi đó là một trong 3 điểm đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, cách mà các cơ quan Đảng và Nhà nước ta tuyển chọn và sử dụng cán bộ cần thay đổi cơ bản mới có thể thực hiện được đột phá này.

Chính sách cán bộ hiện nay được xác định là chọn người tài đức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc lựa chọn cán bộ khó đạt mục tiêu này. Quan hệ thân quen, tiền bạc đều có dấu ấn lớn trong quá trình lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong không ít các cơ quan, tổ chức Nhà nước, nhất là những nơi nắm giữ và có quyền phân phối các nguồn lực của đất nước.

“Không có niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, không có sức mạnh của nhân dân được tạo nên từ niềm tin đó thì không thể phát triển đất nước, không thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia” – GS- TS Lê Hồng Hạnh.

Một điểm đáng ngại khác nữa cần nhận thấy là việc sử dụng cán bộ. Đừng bắt một con người gánh vác quá nhiều trọng trách. Có người hỏi tôi: “Ông nghĩ gì khi hiện nay trong Quốc hội có 38 doanh nhân?” Thật khó trả lời cho đúng song tôi nghĩ rất nhiều về vấn đề sau: Không hiểu các doanh nhân sẽ kết hợp như thế nào vai trò của một đại biểu Quốc hội- một chính khách chuyên lo về xây dựng chính sách, pháp luật vĩ mô với vai trò của chủ doanh nghiệp mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Con số nêu trên đồng nghĩa với tính chuyên trách, chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội không được tăng cường.

Ngoài ra, niềm tin của dân đối với cán bộ hiện nay cũng có vấn đề. Muốn dân tin, Nhà nước cần có được những công chức biết gần dân, thương dân. Không có niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, không có sức mạnh của nhân dân được tạo nên từ niềm tin đó thì không thể phát triển đất nước, không thể bảo vệ được chủ quyền đất nước.

Vậy theo ông để cộng hưởng sức mạnh tổng hợp bảo vệ độc lập và chủ quyền ấy, chúng ta cần phát huy tối đa quyền của dân như thế nào trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới?

Đất nước đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn. Chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm phạm, nền kinh tế đang trong sự khủng khoảng, tham nhũng chưa được đẩy lùi, đời sống nhân dân xuống thấp. Giúp đất nước vượt qua những thử thách đó chỉ có thể là nhân dân được đoàn kết lại trong niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.

Hiến pháp cực kỳ quan trọng nhưng không phải có Hiến pháp là có ngay sức mạnh tổng hợp và sự đoàn kết của cả dân tộc. Song với tư cách là cương lĩnh chính trị- pháp lý tối cao của đất nước, Hiến pháp có thể giúp phát huy tối đa quyền lực của nhân dân bằng việc tuyên bố quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về nhân dân và tập trung ở nhân dân, tạo ra những cơ chế pháp lý thích hợp để nhân dân thực hiện quyền lực tối cao của mình.

Phải thấy rằng không có cơ quan Nhà nước nào là tối cao trước nhân dân cả. Các cơ quan quyền lực Nhà nước đều chỉ thực hiện những sứ mệnh khác nhau do nhân dân ủy thác. Vì vậy, Hiến pháp sửa đổi sắp tới cần phải qui định cả quyền phúc quyết, tức quyền quyết định của nhân dân đối với những vấn đề trọng đại của đất nước chứ không đơn thuần chỉ là trưng cầu dân ý.

Trong Hiến pháp sửa đổi sắp tới cần gỡ hết những qui định có thể dẫn đến các hành vi mà về bản chất là vi hiến. Nói ngắn gọn thì Hiến pháp sửa đổi phải thực sự hướng tới những đảm bảo thực chất cho quyền tự do dân chủ của công dân.

Xin cám ơn ông!

Ngọc Tiến thực hiện

Nguồn: Tạp chí Pháp lý/Tienphong