Bill Gates có vai trò vô cùng quan trọng trong bước chuyển kỳ diệu của ngành công nghệ thông tin đã thay đổi phương thức làm việc và khả năng tư duy của con người hiện đại, mở ra một kỷ nguyên mới liên kết toàn thế giới. Ông đã biến Microsoft thành một đế chế có sức chi phối đến hàng tỷ người trên hành tinh.
Ngoài những lời ca tụng về việc trở thành một trong những doanh nhân thành công và giàu có nhất trong lịch sử thế giới, Bill Gates cũng nhận được vô số phần thưởng cho công việc từ thiện. Tạp chí Time đã vinh danh Gates là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20.
Thời thơ ấu
Bill Gates ở Trường Lakesides. (Ảnh: Internet)
Bill Gates bắt đầu bộc lộ niềm đam mê lập trình máy tính ở tuổi 13, khi còn là cậu học sinh Trường Lakeside. Suốt cả thời gian ở Đại học Harvard, Gates tiếp tục theo đuổi niềm đam mê kỳ lạ này của mình. Với nỗ lực không ngừng đổi mới công nghệ, chiến lược kinh doanh sắc sảo và các chiến thuật cạnh tranh khốc liệt, ông và Paul Allen - bạn đồng môn ở Trường Lakeside đã xây dựng thành công công ty phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft. Không lâu sau đó, cùng với sự lớn mạnh của Microsoft, Bill Gates trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.
Ông sinh ngày 28/10/1955 tại Seattle, bang Washington, Mỹ với tên đầy đủ William Henry Gates III. Ông lớn lên trong một gia đình khá giả (mẹ thuộc tầng lớp thượng lưu, bố thuộc tầng lớp trung lưu) cùng với chị gái Kristianne và cô em gái Libby. Cha mẹ ông gặp nhau từ thời sinh viên và tình yêu nảy nở giữa hai con người tưởng chừng trái ngược nhau. Hồi ấy, cha Bill Gates, William H. Gates Jr là một sinh viên luật thông minh, tài năng nhưng tính tình nhút nhát và kín đáo trong khi mẹ Bill Gates, Mary Maxwell là một nữ sinh sôi nổi, hoạt bát của Đại học Washington.
Trong gia đình, Bill Gates là người gần gũi với mẹ nhất. Mẹ cậu sau một thời gian ngắn làm giáo viên, đã quyết định nghỉ việc để dành thời gian nuôi dạy con cái, tham gia các công việc xã hội và làm từ thiện.
Ngay từ khi còn nhỏ Gates đã say mê đọc sách. Cậu đã dành nhiều giờ đồng hồ đọc hết các cuốn sách tham khảo như bộ sách bách khoa toàn thư. Khi Gates 12 tuổi cha mẹ cậu bắt đầu quan tâm đến hành vi của con trai. Ở trường cậu học rất giỏi nhưng lại luôn trầm tư và sống khép kín. Cha mẹ cậu lo lắng con trai họ sẽ trở thành một người cô độc.
Năm 13 tuổi, bố mẹ cậu quyết định cho con dự tuyển vào Trường Lakeside ở Seattle, một trường tư thục nam sinh nổi tiếng với môi trường học tập vô cùng khắc nghiệt. Tại trường, môn nào Gates cũng học tập suất sắc, đặc biệt hơn cả là môn toán. Bất cứ câu hỏi lắt léo nào được đưa ra Gates cũng trả lời chính xác và giành được điểm cao. Cậu thường tham gia tranh tài môn toán và đưa ra nhiều lý lẽ trong tranh luận. Những người không nhanh trí như cậu thường làm cậu cảm thấy khó chịu, kể cả người đó là giáo viên. Đây cũng là đặc điểm khiến nhiều bạn không ưa Gates.
Nung nấu ý chí quyết tâm, tinh thần ganh đua cao độ và ước muốn phải trở thành nhân vật số một, Gates luôn hoàn thành tất cả các bài tập trong ngày, kể cả môn nhạc hay hài kịch. Và Gates đã trở thành học sinh đứng đầu Trường Lakeside. Cũng tại mái trường này, tài năng và niềm đam mê sáng tạo với máy tính được hun đúc thành ngọn lửa bùng cháy trong cậu mà cả gia đình không ai nghĩ tới.
Mùa xuân năm 1968, khi Gates gần kết thúc năm học đầu tiên ở Lakeside thì nhà trường đã quyết định cho học sinh tham gia khám phá thế giới máy tính vô cùng mới mẻ và kỳ thú. Thế nhưng để sở hữu được một chiếc máy tính là điều khó khăn và vượt quá khả năng đối với ngân sách của trường mặc dù lúc đó Lakeside là trường điểm danh tiếng nhất nước Mỹ. Cuối cùng nhà trường quyết định mua chiếc máy teletype với chi phí hợp lý. Người sử dụng có thể gõ lệnh lên máy teletype và liên lạc thông qua đường điện thoại với một máy tính mini PDP-10, ở trung tâm thành phố Seattle.
Khi sử dụng máy tính các học sinh thường phải trả chi phí rất đắt. Do đó Câu Lạc bộ các bà mẹ đã dùng tiền từ việc bán các vật dụng cũ và quyên góp được khoảng 3.000 đô -la để trả cho học sinh. Lakeside trở thành trường đi tiên phong trong việc sử dụng máy tính làm phương tiện giảng dạy. Ngay từ đầu phòng máy tính đã thu hút toàn bộ học sinh thông minh nhất của trường. Đặc biệt là cậu bé Bill Gates, cậu say mê và quan sát tỉ mỉ trong giờ học toán.
Sau khi thực hiện một vài lệnh đầu tiên, cậu vô cùng kinh ngạc và thích thú chiếc máy teletype còn hơn cả những truyện khoa học viễn tưởng. Mỗi khi rảnh Bill Gates lại đến phòng máy tính, say mê tìm hiểu. Chương trình đầu tiên cậu viết cho máy tính là trò chơi tic-tac-toe bằng ngôn ngữ BASIC.
Ở Lakeside, cậu bé Bill Gates đã gặp gỡ và kết bạn với Paul Allen, một học sinh lớn hơn hai tuổi. Họ trở thành đôi bạn thân có chung niềm đam mê máy tính cháy bỏng mặc dầu ở họ có những điểm khác biệt trong tính cách. Allen kín đáo và nhút nhát hơn. Gates thì hăng hái và luôn luôn hiếu thắng. Họ đã dành nhiều thời gian cùng làm các chương trình máy tính và bàn về tương lai của ngành này. Thỉnh thoảng giữa họ lại xảy ra xung đột về việc ai đúng ai sai hay việc ai phải điều hành phòng máy như thế nào. Có một lần tranh luận của họ căng thẳng đến mức Allen đã cấm Gates không được đến phòng máy.
Sau đó Gates đề xuất với nhóm lập trình của Lakeside về việc kết hợp làm ăn với các công ty máy tính. Họ được Computer Center Corporation mời hợp tác với điều kiện các cậu được dùng máy miễn phí. Thế nhưng nhóm lập trình này liên tiếp gây ra những rắc rối cho công ty. Một lần nhóm đã phá hệ thống bảo mật của PDP-10 và truy cập vào các hồ sơ kế toán của công ty. Các cậu tìm ra tài khoản cá nhân của mình và tự động giảm đi số giờ dùng máy nhưng cuối cùng thì cũng bị công ty phát hiện. Vì thế công ty cấm bốn học sinh trường Lakeside trong đó có cả Bill Gates và Paul Allen không được sử dụng hệ máy tính này trong sáu tuần.
Năm 1971, công ty máy tính Information Sciences, Inc đã thuê nhóm lập trình của trường Lakeside viết một chương trình trả lương bằng ngôn ngữ COBOL. Công ty cho phép họ sử dụng máy tính và bản quyền phần mềm của công ty. Biết được khả năng lập trình của Gates, người quản lý ở trường giao nhiệm vụ cho cậu viết một chương trình lập thời khóa biểu cho các lớp học.
Sau khi Allen tốt nghiệp trường Lakeside và ghi danh vào trường Đại học Washington, anh cùng Gates bắt đầu lập công ty với tên gọi là Traf-o-Data. Gates và Allen đã nghĩ ra việc lập trình một chương trình nhằm phân tích băng giấy đếm lưu lượng giao thông trên đường rồi bán thông tin cho các chính quyền đô thị với giá rất rẻ. Những nỗ lực ban đầu ấy đã thu về cho công ty 20 ngàn đô la. Hai người bạn muốn tiếp tục phát triển công ty của mình nhưng cha mẹ Gates lại muốn anh theo học ngành luật để trở thành một luật sư.
Năm 1973, Bill Gates tốt nghiệp trường Lakeside. Tại kỳ thi SAT anh đạt 1590 điểm trên 1600. Điểm số này là một thành tựu đáng nhớ về học tập của Gates trong những năm học Trường Lakeside. Anh được ghi danh vào trường Harvard mùa thu năm 1971.
- - -
Tài liệu tham khảo:
A&E Television Networks
Hard drive: Bill Gates and the making of the Microsoft empire by James Wallace, Jim Erickson
Theo DVT
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
5 kỹ năng thiết yếu để thành công trong kinh doanh
Có 5 kỹ năng thiết yếu quyết định thành công của một doanh nhân. Đây là những điều bạn cần rèn giũa, phát triển nếu thực sự muốn gây dựng sự nghiệp kinh doanh. Bạn phải học chúng qua công việc và cũng có thể bằng cách chuyển đổi vị trí làm việc.
Yếu tố đầu tiên phải kể đến là khả năng lập kế hoạch, tổ chức và gặt hái kết quả. Đó là khả năng giá trị nhất và được trả nhiều thù lao nhất trong chính sách đãi ngộ nhân viên ở nước Mỹ. Khả năng thu hoạch kết quả trong công việc cũng rất quan trọng, vì thế, hãy có trách nhiệm với những kết quả trong công ty bạn. Hãy tình nguyện với mọi việc. Có tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, học cách thu nhận kết quả cho những người khác và giúp họ cảm nhận được hiệu quả đào tạo bạn trước khi bạn thu về kết quả cho chính mình.
Yếu tố thứ 2 chính là khả năng thương thuyết, thuyết phục người khác để có thể “bán” các ý tưởng của bạn. Hãy học cách thực hiện việc này. Hãy tham gia các khóa học và trở thành một chuyên gia bán hàng. Hãy tham gia các thương vụ trong công ty, luyện tập và học cách nói trước công chúng. Bạn cần nhớ rằng, những kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp với người khác chiếm tới 85% sự thành công của bạn.
Yếu tố thứ ba là việc bạn biết chọn đúng người đúng việc để xây dựng một đội ngũ hiệu quả. Đây chính là khả năng quy tụ mọi người hợp tác để làm việc. Trên thực tế, khả năng này được xem như kỹ năng số một trong việc thăng chức giám đốc cho một cá nhân nào đó ở Mỹ.
Chẳng hạn, Lee Iacocca đã được đề bạt làm giám đốc điều hành công ty Chrysler sau khi đã đưa được 35 phó giám đốc mới quy tụ về dưới trướng trong 3 năm đầu tiên làm việc tại công ty này. Những việc ông ấy đã làm và lý do ông được tuyển dụng chính là bởi, ông đã có khả năng tập hợp những người đó thành một đội ngũ chiến thắng.
Yếu tố thứ tư, bạn cần có năng lực đàm phán, thương thuyết. Tất cả những doanh nhân thành công đều là những nhà đàm phán tài ba. Họ có thể thương thuyết giữa những lợi ích xung đột, trái chiều của các cộng sự, đàm phán với các chủ ngân hàng. Họ cũng có thể thương thuyết với nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, đàm phán với nhân viên. Bạn phải trở thành một nhà thương thuyết tuyệt vời vì rõ ràng, bạn sẽ luôn phải thực hiện những cuộc đàm phán với bên ngoài.
Yếu tố thứ 5 bạn cần chính là kiến thức về kế toán, tài chính doanh nghiệp và kiểm soát chi phí. Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người đã gây dựng được sự nghiệp thành công nhờ có các sản phẩm và dịch vụ tốt, bán được nhiều, nhưng sau đó lại sa vào cảnh thất bát chỉ vì không nắm rõ phương diện tài chính trong việc kinh doanh. Họ không hiểu gì về kế toán. Hãy dành thời gian để học hỏi và hiểu về tài chính. Bạn cần có khả năng làm việc được với các ngân hàng, với các đơn vị tài chính để có thể lên các hợp đồng vay vốn. Bạn cũng cần biết cách đọc được những bản kê cũng như các báo cáo tài chính, đồng thời cũng cần biết cách giải thích chúng với những người khác.
Đó là 5 khả năng thiết yếu để bạn có thể gặt hái được thành công trong kinh doanh: Khả năng thu hoạch kết quả, khả năng giao tiếp, khả năng lựa chọn đúng người đúng việc, khả năng đàm phán và khả năng hiểu biết lĩnh vực tài chính. Bạn có thể học hỏi những điều này thông qua việc rèn luyện trực tiếp trong công việc. Những gì bạn không thể học được qua công việc, bạn có thể học ngoài giờ làm. Khi đang làm việc, bạn có lương. Bạn có thời gian, bạn có những mối quan hệ. Và bạn có những kinh nghiệm ngày một dày dặn hơn. Thế nên hãy tận dụng mọi lợi thế bạn có thể khi đang làm việc để học được những điều bạn cần có khi phải chống chọi một mình với thị trường việc làm khắc nghiệt.
Và đây là 2 điều bạn có thể làm ngay để bắt đầu phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong kinh doanh:
Trước hết, hãy dành thời gian suy nghĩ, lên kế hoạch và tổ chức công việc trước. Bạn đã nghe nói tới công thức này chưa: Lên kế hoạch chuẩn xác từ trước để tránh những kết quả tệ hại.
Sau đó, hãy xác định với bản thân rằng, ngày hôm nay, bạn sẽ học những kỹ năng phân tích cần thiết trong việc bán hàng, đàm phán và kế toán để trở thành một doanh nhân hoặc giám đốc hoàn thiện. Những vấn đề này quan trọng tới mức, bạn không thể việc này cho ai khác hoặc cũng không thể thực hiện với một trang phục kỳ dị hoặc luộm thuộm.
Nguồn DÂN TRÍ
Yếu tố đầu tiên phải kể đến là khả năng lập kế hoạch, tổ chức và gặt hái kết quả. Đó là khả năng giá trị nhất và được trả nhiều thù lao nhất trong chính sách đãi ngộ nhân viên ở nước Mỹ. Khả năng thu hoạch kết quả trong công việc cũng rất quan trọng, vì thế, hãy có trách nhiệm với những kết quả trong công ty bạn. Hãy tình nguyện với mọi việc. Có tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, học cách thu nhận kết quả cho những người khác và giúp họ cảm nhận được hiệu quả đào tạo bạn trước khi bạn thu về kết quả cho chính mình.
Yếu tố thứ 2 chính là khả năng thương thuyết, thuyết phục người khác để có thể “bán” các ý tưởng của bạn. Hãy học cách thực hiện việc này. Hãy tham gia các khóa học và trở thành một chuyên gia bán hàng. Hãy tham gia các thương vụ trong công ty, luyện tập và học cách nói trước công chúng. Bạn cần nhớ rằng, những kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp với người khác chiếm tới 85% sự thành công của bạn.
Yếu tố thứ ba là việc bạn biết chọn đúng người đúng việc để xây dựng một đội ngũ hiệu quả. Đây chính là khả năng quy tụ mọi người hợp tác để làm việc. Trên thực tế, khả năng này được xem như kỹ năng số một trong việc thăng chức giám đốc cho một cá nhân nào đó ở Mỹ.
Chẳng hạn, Lee Iacocca đã được đề bạt làm giám đốc điều hành công ty Chrysler sau khi đã đưa được 35 phó giám đốc mới quy tụ về dưới trướng trong 3 năm đầu tiên làm việc tại công ty này. Những việc ông ấy đã làm và lý do ông được tuyển dụng chính là bởi, ông đã có khả năng tập hợp những người đó thành một đội ngũ chiến thắng.
Yếu tố thứ tư, bạn cần có năng lực đàm phán, thương thuyết. Tất cả những doanh nhân thành công đều là những nhà đàm phán tài ba. Họ có thể thương thuyết giữa những lợi ích xung đột, trái chiều của các cộng sự, đàm phán với các chủ ngân hàng. Họ cũng có thể thương thuyết với nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, đàm phán với nhân viên. Bạn phải trở thành một nhà thương thuyết tuyệt vời vì rõ ràng, bạn sẽ luôn phải thực hiện những cuộc đàm phán với bên ngoài.
Yếu tố thứ 5 bạn cần chính là kiến thức về kế toán, tài chính doanh nghiệp và kiểm soát chi phí. Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người đã gây dựng được sự nghiệp thành công nhờ có các sản phẩm và dịch vụ tốt, bán được nhiều, nhưng sau đó lại sa vào cảnh thất bát chỉ vì không nắm rõ phương diện tài chính trong việc kinh doanh. Họ không hiểu gì về kế toán. Hãy dành thời gian để học hỏi và hiểu về tài chính. Bạn cần có khả năng làm việc được với các ngân hàng, với các đơn vị tài chính để có thể lên các hợp đồng vay vốn. Bạn cũng cần biết cách đọc được những bản kê cũng như các báo cáo tài chính, đồng thời cũng cần biết cách giải thích chúng với những người khác.
Đó là 5 khả năng thiết yếu để bạn có thể gặt hái được thành công trong kinh doanh: Khả năng thu hoạch kết quả, khả năng giao tiếp, khả năng lựa chọn đúng người đúng việc, khả năng đàm phán và khả năng hiểu biết lĩnh vực tài chính. Bạn có thể học hỏi những điều này thông qua việc rèn luyện trực tiếp trong công việc. Những gì bạn không thể học được qua công việc, bạn có thể học ngoài giờ làm. Khi đang làm việc, bạn có lương. Bạn có thời gian, bạn có những mối quan hệ. Và bạn có những kinh nghiệm ngày một dày dặn hơn. Thế nên hãy tận dụng mọi lợi thế bạn có thể khi đang làm việc để học được những điều bạn cần có khi phải chống chọi một mình với thị trường việc làm khắc nghiệt.
Và đây là 2 điều bạn có thể làm ngay để bắt đầu phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong kinh doanh:
Trước hết, hãy dành thời gian suy nghĩ, lên kế hoạch và tổ chức công việc trước. Bạn đã nghe nói tới công thức này chưa: Lên kế hoạch chuẩn xác từ trước để tránh những kết quả tệ hại.
Sau đó, hãy xác định với bản thân rằng, ngày hôm nay, bạn sẽ học những kỹ năng phân tích cần thiết trong việc bán hàng, đàm phán và kế toán để trở thành một doanh nhân hoặc giám đốc hoàn thiện. Những vấn đề này quan trọng tới mức, bạn không thể việc này cho ai khác hoặc cũng không thể thực hiện với một trang phục kỳ dị hoặc luộm thuộm.
Nguồn DÂN TRÍ
8 cách giải toả bế tắc trong công việc
1-Đặt một bình hoa ở bàn làm việc
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hoa ở nơi làm việc sẽ giúp bạn nghĩ ra được nhiều ý tưởng hơn. Không những thế, một bình hoa với loại hoa yêu thích của mình còn khiến nơi làm việc của bạn tỏa sáng, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ khá hơn.
2-Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp
Sếp là người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp và có thể quyết định mức độ căng thẳng của bạn. Vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để gần gũi hơn với sếp. Chẳng hạn, trong vài phút đi cùng thang máy, hãy thể hiện cho anh/ cô ấy thấy sự phấn khích của bạn với dự án mới. Nếu sếp có cảm tình với bạn, anh/ cô ấy sẽ không phớt lờ, thậm chí còn nói tốt về bạn khi xét duyệt thăng chức.
3-Làm những việc mình yêu thích
Khi công việc căng thẳng và không đi theo mong muốn của bạn, hãy làm những việc mình ưa thích như ghé thăm trang web "tủ" của mình, đi shopping vào giờ ăn trưa, chơi game 5 phút lúc giải lao... Thống kê cho thấy làm vậy không chỉ làm giảm stress tức thì mà còn hiệu quả trong vài ngày sau.
4-Tụ tập liên hoan cùng đồng nghiệp
Những buổi "nhậu nhẹt", hát karaoke định kỳ sau giờ làm việc cùng với những đồng nghiệp thân thiết sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng, đồng thời thắt chặt tình cảm giữa các thành viên. Bạn có biết rằng hoà hợp với đồng nghiệp góp phần làm tăng tuổi thọ của bạn?
5-Tránh tập trung cao độ trong thời gian dài
Nghiên cứu xác nhận rằng nếu bạn quá tập trung vào công việc, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng cao. Vì thế, nếu bạn thường làm việc tập trung trong cả 8 tiếng, hãy thay đổi thói quen đó bằng cách nghỉ ít phút để thư giãn, đi dạo, uống cà phê... Bạn sẽ minh mẫn hơn khi quay trở lại công việc.
6-Làm việc theo cách hiệu quả với bản thân
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng tập trung làm một việc vào một thời điểm sẽ hiệu quả hơn là làm nhiều việc một lúc. Nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm nhiều việc thay vì tập trung cao độ vào một việc, hãy làm như vậy. Đừng bó buộc theo những người khác, hãy làm theo bản năng của bạn.
7-Xem video/ hình ảnh hài hước
Đây là cách "xả" stress hữu hiệu. Nghiên cứu cho thấy bạn sẽ làm việc tốt hơn khi có tâm trạng tích cực. Do đó, khi công việc bế tắc, hãy dành vài phút để xem các clip hài hước hay đọc truyện cười.
8-Đi du lịch
Đi du lịch góp phần không không nhỏ làm tăng mức độ hạnh phúc. Bạn nên sắp xếp một chuyến đi ngắn ngày với gia đình hoặc bạn bè thân thiết khi cảm thấy bế tắc trong công việc. Chắc chắn khi trở về, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và ý tưởng mới.
Theo Cosmo
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hoa ở nơi làm việc sẽ giúp bạn nghĩ ra được nhiều ý tưởng hơn. Không những thế, một bình hoa với loại hoa yêu thích của mình còn khiến nơi làm việc của bạn tỏa sáng, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ khá hơn.
2-Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp
Sếp là người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp và có thể quyết định mức độ căng thẳng của bạn. Vì thế, hãy tận dụng mọi cơ hội để gần gũi hơn với sếp. Chẳng hạn, trong vài phút đi cùng thang máy, hãy thể hiện cho anh/ cô ấy thấy sự phấn khích của bạn với dự án mới. Nếu sếp có cảm tình với bạn, anh/ cô ấy sẽ không phớt lờ, thậm chí còn nói tốt về bạn khi xét duyệt thăng chức.
3-Làm những việc mình yêu thích
Khi công việc căng thẳng và không đi theo mong muốn của bạn, hãy làm những việc mình ưa thích như ghé thăm trang web "tủ" của mình, đi shopping vào giờ ăn trưa, chơi game 5 phút lúc giải lao... Thống kê cho thấy làm vậy không chỉ làm giảm stress tức thì mà còn hiệu quả trong vài ngày sau.
4-Tụ tập liên hoan cùng đồng nghiệp
Những buổi "nhậu nhẹt", hát karaoke định kỳ sau giờ làm việc cùng với những đồng nghiệp thân thiết sẽ giúp bạn giải toả căng thẳng, đồng thời thắt chặt tình cảm giữa các thành viên. Bạn có biết rằng hoà hợp với đồng nghiệp góp phần làm tăng tuổi thọ của bạn?
5-Tránh tập trung cao độ trong thời gian dài
Nghiên cứu xác nhận rằng nếu bạn quá tập trung vào công việc, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng cao. Vì thế, nếu bạn thường làm việc tập trung trong cả 8 tiếng, hãy thay đổi thói quen đó bằng cách nghỉ ít phút để thư giãn, đi dạo, uống cà phê... Bạn sẽ minh mẫn hơn khi quay trở lại công việc.
6-Làm việc theo cách hiệu quả với bản thân
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng tập trung làm một việc vào một thời điểm sẽ hiệu quả hơn là làm nhiều việc một lúc. Nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm nhiều việc thay vì tập trung cao độ vào một việc, hãy làm như vậy. Đừng bó buộc theo những người khác, hãy làm theo bản năng của bạn.
7-Xem video/ hình ảnh hài hước
Đây là cách "xả" stress hữu hiệu. Nghiên cứu cho thấy bạn sẽ làm việc tốt hơn khi có tâm trạng tích cực. Do đó, khi công việc bế tắc, hãy dành vài phút để xem các clip hài hước hay đọc truyện cười.
8-Đi du lịch
Đi du lịch góp phần không không nhỏ làm tăng mức độ hạnh phúc. Bạn nên sắp xếp một chuyến đi ngắn ngày với gia đình hoặc bạn bè thân thiết khi cảm thấy bế tắc trong công việc. Chắc chắn khi trở về, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và ý tưởng mới.
Theo Cosmo
10 CEO hàng đầu thế giới năm 2011
1. Howard D. Schultz
Công ty: Starbucks
Kể từ khi quay lại lãnh đạo Starbucks vào năm 2008, Howard đã đưa hãng café này trở lại đúng phong độ như ngày ông sáng lập, thậm chí còn vươn lên một tầm cao mới. Cả lợi nhuận và doanh thu của công ty đều tăng vọt trong năm 2011.
Howard đã lãnh đạo Starbucks theo cách rất riêng, mang đậm phong cách của ông. Từ những việc như huy động nguồn vốn để tạo thêm việc làm, hay cách ông trèo chống Starbucks vượt qua sóng gió chính trị ở Wasington, tất cả đều chứng tỏ vị trí CEO hàng đầu thế giới hoàn toàn xứng đáng dành cho ông.
2. Jeffrey P. Bezos
Công ty: Starbucks
Kể từ khi quay lại lãnh đạo Starbucks vào năm 2008, Howard đã đưa hãng café này trở lại đúng phong độ như ngày ông sáng lập, thậm chí còn vươn lên một tầm cao mới. Cả lợi nhuận và doanh thu của công ty đều tăng vọt trong năm 2011.
Howard đã lãnh đạo Starbucks theo cách rất riêng, mang đậm phong cách của ông. Từ những việc như huy động nguồn vốn để tạo thêm việc làm, hay cách ông trèo chống Starbucks vượt qua sóng gió chính trị ở Wasington, tất cả đều chứng tỏ vị trí CEO hàng đầu thế giới hoàn toàn xứng đáng dành cho ông.
2. Jeffrey P. Bezos
Amazon đã có một năm phát triển khá tốt dưới sự lãnh đạo của Bezos, điển hình là việc phát hành gần đây của Fire Kindle. Không chỉ có tài, Bezos còn là một Giám đốc điều hành thân thiện với cổ đông, ông sở hữu 20% cổ phần của công ty, nhưng nhận thu thập ít ỏi và không cần tiền thưởng. Triển vọng trên thị trường quốc tế của Amazon cũng hoàn toàn tươi sáng khi hãng đang chiếm hơn một nửa thị trường các nước đang phát triển.
3. John J. Watson
Watson vốn là một cựu chuyên gia phân tích tài chính, ông bắt đầu giữ chức CEO Chevron vào đầu năm 2010. Thời điểm này, công ty đang trước vực sâu và đặt hy vọng rất nhiều vào ông. Trải qua nhiều khó khăn, hiện tại Watson đã đưa cổ phiếu của Chevron tăng 8,1% trong năm qua, cao hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
4. Reid Hoffman
Reid Hoffman là người lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất trong danh sách không làm công việc toàn thời gian và cố định, ông giữ nhiều vị trí khác nhau. Hoffman làm giàu nên từ trang mạng PayPal và sau đó đã tiếp tục thành công tại LinkedIn. Ông hiện đang sở hữu hơn 20% cổ phiếu của LinkedIn. Ngoài LinkedIn, Hoffman còn là "ông bầu", là cố vấn, chủ đầu tư và giám đốc của Zynga, Mozilla, Digg, Facebook, Flickr, và một số công ty khác tại Thung lũng Silicon.
5. James A. Skinner
Với mức tăng trưởng doanh thu đều đặn 5% hàng năm cùng sự phát triển mạnh mẽ hệ thống các cửa hàng và giá cổ phiếu tăng vọt đang thể hiện đường hướng hoạt động đúng đắn của McDonald. Công ty đã giới thiệu thành công các thực đơn mới hướng đến bảo vệ sức khỏe con người như smoothies và đều gặt hái được thành công. Dù đang gặp phải những thách thức với thương hiệu McCafé, nhưng McDonald vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng và tạo ra vô số việc làm, riêng trong năm nay, McDonald đã thuê thêm 62.000 nhân viên mới.
6. Mark Zuckerberg
Tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg đã lãnh đạo thành công Facebook và khiến tốc độ tăng trưởng của trang mạng này lên đến mức chóng mặt. Năm 2011, Facebook đã thu về khoảng 4,3 tỷ USD doanh thu, gấp hơn hai lần doanh thu 2 tỷ USD vào năm 2010.
7. Irene B. Rosenfe
Dấu ấn đậm nét nhất của bà Irene B. Rosenfeld ở Kraft Foods là chỉ 18 tháng sau khi hãng này mua lại Cadbury PLC với giá 19 tỷ USD, Kraft đã thực sự bước sang một trang mới với việc tách riêng thành 2 công ty công chúng riêng biệt: công ty tạp hóa North American và công ty đồ ăn nhẹ toàn cầu.
8. Tim Cook
Được thừa hưởng công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới. Tim Cook đang dần chứng tỏ ông là người duy nhất xứng đáng cho vị trí này sau cựu CEO đã quá cố Steve Jobs. Và sự kiện đầu tiên, đánh dấu đế chế của ông là iCloud, một thiết bị lưu trữ toàn cầu.
9. Muhtar Kent
Coca-Cola là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, tuy vậy ông Muhtar Kent cũng đã rất vất vả để chèo chống hãng đồ uống này trước đối thủ PepsiCo. Sinh ra tại Mỹ với cha mẹ là những nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Kent gia nhập Coca-Cola vào năm 1978 và trở thành CEO năm 2008.
Dưới sự lãnh đạo của Muhtar Kent, Coca-Cola đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Trong quý ba năm nay, Coca-Cola đã chứng kiến mức tăng trưởng hai chữ số là 11% ở Trung Quốc và 19% ở Ấn Độ.
10. Samuel J. Palmisano
Mới đây IBM đã đưa ra thông báo rằng vị CEO kỳ cựu của hãng, ông Palmisano sẽ về hưu vào cuối năm nay và bàn giao lại quyền cho giám đốc điều hành cấp cao Ginni Rometty.
Dưới đế chế của Palmisano, IBM đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có. Vốn hóa thị trường của IBM đã có lúc vượt qua cả gã khổng lồ Microsoft, khiến IBM trở thành công ty công nghệ cao có giá trị thứ hai thế giới chỉ sau Apple. Cổ phiếu của công ty đã tăng gấp ba lần kể từ khi Palmisano chuyển từ từ Louis Gerstner sang lãnh đạo hãng. Hiện cổ phiếu của công ty giá trị đến mức tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett trong năm nay tích lũy được 5,5% cổ phần của IBM.
Tạ Linh (theo Fortune
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
Hồi ký Trần Văn Giàu - 3. Phần thứ nhất
TỪ NGỒI TÙ KHÁM LỚN ĐẾN VƯỢT NGỤC TÀ LÀI
Thành phố của chúng ta mất đứt ba cái di tích lịch sử lớn: Thành Quy bị Minh Mạng triệt phá; Thành Phụng bị thực dân Pháp triệt phá; và tiếc quá, ở Sài Gòn, có lẽ không có gì tiêu biểu cho 80 năm chế độ thực dân bằng Khám Lớn, mà Khám Lớn thì bị họ Ngô triệt phá.
Té ra, cũng là thằng tôi mà lúc cực kỳ nguy hiểm, ngàn trùng gian khổ thì tôi xem gian nguy nhẹ như một chiếc lông chim. Bây giờ, đột nhiên nổi dậy cái ý thức gia đình, cái ý thức về nợ gia đình không làm sao trả nổi. Tôi nhớ mẹ, nhớ vợ quá, nhớ phần mộ cha tôi trên đám ruộng trước nhà, nhớ ngôi nhà cũ kỹ trong đó tôi sinh ra và lớn lên. Tôi tưởng tượng ngôi nhà và miếng vườn đều lạnh lẽo xơ xác vì, nếu trước đây gia đình tôi tứ đại đồng đường thì bây giờ chỉ có mẹ già tôi ngoài 70 tuổi và một cháu gái chết chồng hôm sớm cúng nước, đốt nhang, gõ chuông, giống như bà sư, cô vãi trong một ngôi nhà chùa vắng. Cái nhà này, khuôn vườn này theo Di chúc, là của tôi, con út; tôi có trách nhiệm nối dõi tông đường, nhưng tôi biền biệt từ hơn mười năm rồi; các anh chị tôi đều ra riêng hết, mỗi người “trấn” một giây ruộng, tía tôi qua đời khi tôi còn ở ngoài Côn Lôn; vợ tôi, sau khi con gái đầu lòng chết, đã về bên ấy để làm ruộng nhà, lâu lâu mới qua thăm mẹ chồng một lần, để mẹ chồng nàng dâu ôm nhau mà khóc.
Tôi nhớ nhà quá chừng! Văn xuôi không tả nổi nỗi nhớ, còn văn vần thì xa lạ với tôi.
Tôi quyết tâm làm chiến sĩ “cách mạng chuyên nghiệp” theo từ ngữ Lênin – Nguyễn Ái Quốc. Song, xét cho cùng, đó là quyết định của trí tuệ, của ý thức, của một ý định dầu tuyệt đối vẫn còn dành một phần sinh hoạt tâm hồn, cho những ai nặng nợ gia đình, tuy đã được mở trói mà vẫn còn khi lơi khi nhặt một sợi dây vô hình ràng buộc những người vì non sông chung với gia đình riêng để ngàn đời làm nền tảng cho gia đình ấy.
Chắc mẹ tôi, vợ tôi, lúc này cũng ngày trông đêm đợi như tôi. Tôi được tin mẹ nuôi mười con vịt tơ sà, mười con gà giò, hai con xiêm cồ, chờ con về bồi dưỡng; người ta bày lấy vài xăng-ti-lít tiết xiêm cồ pha vào một chung rượu nếp, uống mỗi buổi sáng, thì mau lại sức. Vợ tôi chắc đã sắm sửa chăn màn để trở về nhà chồng. Nhưng mẹ và vợ tôi đều ở thôn quê hẻo lánh, nào có biết gì về tình hình chiến tranh thế giới liên quan đến ngày mãn tù Khám Lớn của tôi. Tình hình đó, tôi càng theo sát thì càng lo lắng: chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ từ tháng 9 năm ngoái. Pháp, Anh đã tuyên chiến với Đức. Pháp đã ra lệnh tổng động viên ở Đông Dương, cấm báo tiến bộ, bắt giam những người chống đối. Vậy mà tôi còn ngồi tù Khám Lớn, chờ ngày về nhà! Về được không? Hay là chính quyền thực dân sẽ ra nghị định giữ tôi lại Khám Lớn hoặc đưa trở ra Côn Lôn, hoặc tống vào một trại tập trung nào đó ở núi cao rừng sâu. Tôi ước tính tất cả các khả năng xấu bao gồm cả việc đày qua Guyane tận nam Mỹ châu ở đó ông Giàu và các thầy giáo đỏ tha hồ mà diễn thuyết với thổ dân da đỏ và tù nhân thường phạm người Pháp bị phát lưu chung thân vì trọng tội. Nghĩ lắm sinh quẫn. Tôi bèn tập trung tinh lực làm phép tham thiền nhập định học ở Thiện Chiếu, cốt đạt tới trạng thái tư tưởng không tư tưởng, nhằm đánh đuổi các ý nghĩ xám xịt kia. Nhưng vô hiệu; chúng nó cứ “lẽo đẽo theo hoài mãi chẳng thôi”.
Vài cơn mưa giông đầu mùa chưa làm dịu không khí nóng bức trong “biệt thự S”. Nóng bức nên ngủ không được. Không ngủ được nên càng nghĩ bâng quơ. Một buổi sáng ra giếng, thầy giáo Nguyễn Hữu Thế hỏi tôi:
- Sao coi hốc hác vậy cậu? Ngủ không được hả?
- Ngủ mệt hết sức vì chiêm bao. Thức giấc, mồ hôi ướt đầm, không ngủ lại được.
- Chiêm bao thấy gì?
- Thấy ngày mãn tù, mình ra tới cửa Khám Lớn, vừa gặp mẹ và vợ đón ở đó, chưa kịp hỏi mừng gì hết thì cò, lính đã xốc nách giải mình lên xe bít bùng, trong khi đó thì mẹ té xỉu xuống đường, vợ ôm mặt khóc. Giật mình thức dậy rồi thức luôn tới sáng.
- Mộng là mị.
- Cũng có khả năng mộng hoá ra thật. Nhưng phải bị đày đi nữa thì mình vẫn có cách đối phó, sợ gì? Cho tới bây giờ Pháp, Đức chưa đánh trong lịch sử, các cuộc đại tiến công thường xảy ra đầu thu trời trong đất ráo. Pháp chưa lâm nguy thì nó còn có thể thả mình ra; khi sắp lâm nguy, thì nó sẽ đến nhà lượm mình, thì khi ấy mình còn ở nhà đâu mà nó lượm?
Lập luận của tôi mới nghe qua cũng có lý. Vậy mà bụng bảo dạ tôi vẫn băn khoăn, cực độ băn khoăn.
4. Đã sầu chia ly
Sum họp gia đình được bảy ngày. Ngày thứ tám, vợ tôi xin phép về Bình Trị để bắt đầu chuẩn bị cho mùa lúa tới, hẹn hai hôm, phơi giống xong sẽ quay trở lại.
Nào dè, tối hôm đó, cửa ngõ vừa gài, đèn vừa lên, kế hoạch liên hoan ngày mai vừa đặt, thì ngoài cổng có tiếng gọi: chú Mười có nhà không? Chú Mười có nhà không? Có khách, có khách! Nghe lạ tai, tôi sanh nghi. Chắc có biến. Làm sao bây giờ? Có thể lẩn ra vườn sau, vườn rộng, trời tối, ai biết tôi ngồi ở đâu, đi ngả nào? Nhưng, nếu cò Tây, làng lính đến bắt tôi mà chúng nó biết rằng mới hồi chiều đây tôi còn ở nhà thì chúng nó có thể sẽ bắt mẹ tôi để tìm ra tôi, đó là điều tôi không muốn. Vả lại, mấy ngày rày, tôi chưa hoạt động chính trị gì hết thì dù tôi bị bắt, Tây chỉ có thể đưa tôi đi trại tập trung là cùng, bắt tôi đi trại tập trung ở núi cao rừng sâu thì cũng giống như “bắt cóc bỏ dĩa”, sợ gì? Tôi bèn ra mở cửa ngõ.
Hương chủ Mai ở Tầm Vu, Phủ Hoài và cò Tây ở Tân An, mấy tên làng lính theo sau, tụi nó đi bắt mình đây.
- Quan trên mời chú Mười lên Sài Gòn.
Tôi mời các ông vào nhà xơi nước đã.
Vào nhà, thằng cò đọc lệnh Thống đốc Nam Kỳ. Tôi dịch ra cho má, anh chị và cháu tôi nghe. Mọi người khóc ròng, trừ anh Năm tôi, ổng nắm tay trừng mắt, chòm râu cằm run run. Tôi sợ ổng vồ tới bóp cổ hương chủ Mai, và như vậy sẽ sinh ra đổ máu. Anh Năm tôi vốn là một chiến sĩ khởi nghĩa năm 1916 (16), đã tham dự trận phá Khám Lớn Sài Gòn. Tôi để tay lên vai anh và thưa với mẹ: “Má yên tâm, con sẽ về với má”. Thằng Tây bảo lính dẫn tôi đi, không còng trói gì hết. Má tôi té xỉu xuống đất. Ra tới cửa ngõ, tôi sực nhớ đến vợ: mai sáng, được tin không lành, chắc vợ tôi cũng té xỉu xuống đất như mẹ tôi.
Một trại tập trung được hối hả dựng lên ở Tà Lài, tỉnh Biên Hoà, dành cho cựu chính trị phạm và một số người “nguy hiểm” ở Nam Kỳ.
Thành phố của chúng ta mất đứt ba cái di tích lịch sử lớn: Thành Quy bị Minh Mạng triệt phá; Thành Phụng bị thực dân Pháp triệt phá; và tiếc quá, ở Sài Gòn, có lẽ không có gì tiêu biểu cho 80 năm chế độ thực dân bằng Khám Lớn, mà Khám Lớn thì bị họ Ngô triệt phá.
Tôi qua cửa Khám Lớn lần đầu tiên vào giữa năm 1930, sau khi trong số mấy trăm sinh viên và lao động Việt Nam biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) đòi thả chiến sĩ khởi nghĩa Yên Bái, mười chín người bọn tôi bị bắt giam rồi bị trục xuất về nước. Lần thứ hai tôi vào Khám năm 1933 về tội “vô gia cư”. Tội “vô gia cư” là cái quái gì? (Ai đi làm “cách mạng chuyên nghiệp” cũng có những nơi tạm trú, hai, ba, năm, bảy nơi; nhưng lần đó Pháp nó khảo mãi, tôi khai là tôi ở trên xuồng ba lá rày đây mai đó trên sông rạch, không có nhà ở; trong mình tôi không có tài liệu cách mạng, chỉ có một cái giấy thuế thân của người khác, cho nên, lần này, theo pháp luật toà chỉ có thể kêu án tôi về tội “vô gia cư”). Và, lần thứ ba, tôi vào Khám Lớn năm 1935, lãnh án năm năm tù; lần này tôi ở đủ cho đến 1940.
Khám lớn Sài Gòn nằm trong ô B2 của bản đồ, phía nam Tòa án (số 16) và phía tây Dinh Thống đốc (số 11), ba tòa nhà này họp thành “Tam giác Quỷ” nổi tiếng thời thực dân. Khu đất này hình thang, hai cạnh song song là Rue de la Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng), Rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn), hai cạnh kia là Rue Filippini (Nguyễn Trung Trực) và Rue Mac Mahon (Nam Kì Khởi Nghĩa). Nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (69, Lý Tự Trọng, Quận 1).
1. “Biệt thự S”, khám nhỏ trong Khám Lớn
Khám Lớn nằm chình ình giữa Sài Gòn trên diện tích non mẫu, bên phải của Toà án, bên trái của dinh Thống đốc. Tường dày chừng bốn năm tấc, dưới đá trên gạch, cao chừng bảy, tám thước, chơm chởm miểng chai bên trên, bốn góc là bốn chòi canh luôn luôn có lính Âu Phi gác và giữ cổng một cửa duy nhất. Ở cổng, bất cứ ai vào đây cũng đụng một cái đầu chúa ngục đúc bằng xi măng, to tướng, miệng sơn đỏ lòm, răng lởm chởm thấy mà ghê: các tử tù thì bị hành hình dưới mắt của tử thần này… Cổng sắt hai lớp, có một đội cai ngục tây và mã tà nam túc trực. Chính giữa sân trong, một lầu chuông cao nhìn xuống toàn bộ các buồng có cửa song sắt chứa nổi một ngàn tù nhân. Suốt gần tám mươi năm chưa nghe nói có một người tù nào trốn khỏi Khám Lớn. Năm 1916, nghĩa quân Thiên địa hội của Nguyễn Hữu Trí (1) đông mấy trăm người vũ trang bằng gươm dao, búa tạ, chày vồ, không phá nổi cửa khám, tường khám nhằm giải thoát “hoàng đế” Phan Xích Long và chính trị phạm, rốt cuộc phải rút lui thất bại. Khám Lớn vững chắc lắm. Vậy mà từ năm 1937, chính quyền thực dân thấy cần phải xây thêm một cái khám nhỏ riêng biệt trong vòng thành của cái Khám Lớn; khám nhỏ đó, Tây gọi là Bâtiment S; S là “spécial”, đặc biệt, chúng tôi gọi là “biệt thự S”, để nhốt riêng vài ba bốn người tù chính trị mà chúng cho là nguy hiểm đặc biệt, trong số đó có tôi.
Tây sợ chúng tôi cưa song sắt, khoét vách tường, vượt ngục chăng? – Không phải! Có ai vượt nổi Khám Lớn bao giờ? Vậy mà phải xây riêng một khám nhỏ trong Khám Lớn vì lẽ gì? – Vì lẽ rất đơn giản là: từ ngày chính phủ Mặt trận bình dân lên cầm quyền ở Paris, toà án Sài Gòn nói chung không xử án chính trị nặng lắm như trước: thường nhất là ba tháng, sáu tháng, một, hai năm tù đối với những người biểu tình, bãi công, làm báo. Anh chị em ta vào Khám Lớn đông lắm, từng tốp, từng tốp, vào ít lâu lại ra, ra vào như đi chợ, như đi học. Trong Khám Lớn lúc này, tù “cố cựu” rất ít: hầu hết chính trị phạm của thời 1930-1935, đã được chính phủ Mặt trận bình dân “ân xá”; số được ân xá có hàng trăm, hàng ngàn, từng đợt, từng đợt. Tôi “lọt sổ” hoài; tôi được Tây xếp gọi lên cho hay “không được ân xá” đâu đến ba lần, không phải do tôi làm đơn mà do đoàn thể, do trạng sư. Nhưng tôi không thất vọng; không thất vọng vì chưa hề hy vọng được ân xá. Mình vào tù đến bốn lần thì Tây nó biết chắc mình sẽ có ngày vào tù lần thứ năm. Anh Tôn Đức Thắng lãnh án hai mươi năm khổ sai, bốn lần nặng hơn mình, vậy mà ai nghe nói anh ấy có hy vọng gì đâu để mà thất vọng? Vả lại tù Khám Lớn Sài Gòn được bạn bè, gia đình thăm viếng mỗi tuần một lần, quà bánh, báo chí có đủ; nhất là ở tù mà vẫn có công tác cách mạng sôi nổi thì an tâm quá đi chớ! Công tác của tôi là huấn luyện tù nhân mới vào và sắp ra, họ đông tới hàng trăm, thường xuyên là hàng mấy chục. Trường Khám Lớn có nhiều giảng viên kinh nghiệm, lý luận, trình độ khá cao. Tụi tôi tổ chức ba bậc huấn luyện lý luận cách mạng và kinh nghiệm hoạt động sơ, trung và cao. Vô tù thành ra đi vào trường học chính trị. Trường học được mở liên tục mà khỏi phải mướn nhà, khỏi phải nuôi cơm. “Kinh tế” biết mấy. Khám Lớn góp phần đào tạo hàng trăm cán bộ cho các đoàn thể cách mạng ở bên ngoài. Tôi lúc ấy là “Chủ tịch hội đồng giáo sư đỏ”. Tôi viết xong trên mười đầu sách; đều là “sách giáo khoa”; sách được giấu trong tường; đục tường lấy ra một cục gạch thì có một tủ sách. Cơm nước xong, cửa Khám đóng lại, thì lấy sách ra đọc. Sàn xi măng là bảng đen, gạch vụn là phấn; một số Thầy Chú dám bí mật đem giấy bút cho chúng tôi. Bài vở viết ra được đánh morse từ khám nam ở trên xuống khám nữ ngay ở dưới. Đánh morse thì nằm sấp để tai sát sàn, lấy một bù lon quấn vải gõ vào sàn, khám dưới nghe được, chép lại, “phát hành” đi các khám cũng bằng cách đó. Ngoài công tác liên lạc chính thức thì chuyên viên morse khám nam, anh Nguyễn Hữu Thế (2), và chuyên viên morse khám nữ, chị Đinh Thị Tiếu, nói gì với nhau, có trời mà biết, chỉ biết rằng, ra tù, hai cô cậu thành vợ, thành chồng với nhau.
Khám lớn (Maison Centrale de Saigon), những năm 1920
Mặt tiền trông ra đường Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
Tây nó biết rõ thành công của công tác huấn luyện đào tạo cán bộ của chúng tôi, cho nên nó mới xây cái “biệt thự S” nhằm cô lập các ông thầy giáo đỏ chủ chốt. Thống đốc Nam Kỳ đưa ba chúng tôi Giàu, Thế, Vi xuống đó để tha hồ mà giảng bài cho thằn lằn và gián. Tôi ở “biệt thự S” trọn ba năm cho đến ngày mãn tù; giống như mấy ông thầy tu ép xác.
“Biệt thự S” là một ngôi nhà nhỏ hoàn toàn không dính với bất kỳ một dãy nhà nào hết; nhà dài mười thước, ngang bốn thước, cao năm thước, chia ra ba buồng. Phía sau mỗi buồng có một cửa sổ gần sát trần nhà, chắn song sắt, bịt lại bằng một cái phễu sắt miệng ngảnh lên mái nhà và miệng sắt có bao lưới sắt; người ngoài không thể ném vào buồng bất cứ một vật gì dù là một hòn sỏi; người trong buồng không thể thấy bóng dáng bất cứ một ai đi ngoài sân dù là một mã tà. Phía trước của mỗi buồng có cửa sắt mở ra một sân chung, nơi ăn uống, đi lại; sân dài mười thước, rộng ba thước, được bao kín bằng vách bêtông cao bốn thước; sân này giống y như một cái giếng cạn; ở trong sân không trông thấy bất kỳ một sinh vật nào trừ một vài con chim se sẻ bay qua hay một con cò lạc lối. Những ngày trời nắng, tường bêtông giữ sức nóng tới nửa đêm; may mà trong mỗi buồng có một vòi nước để tụi tôi tự làm vệ sinh. Không biết Tôn Ngộ Không khi bị Thái Thượng Lão Quân bỏ vào lò Bát Quái thì Tôn Ngộ Không chịu đựng cách nào chớ tôi trong “biệt thự S” suốt hơn một ngàn ngày thì cũng phải quen dần với cái giếng nổi bêtông của mình. Mỗi ngày hai lần, “cóc vê” đem cơm nước vào; “cóc vê” được chọn trong số tù người dân tộc thiểu số ở rừng núi không biết nói tiếng Việt, khi qua hai lớp cửa thì đã phải tuột hết quần áo để lại bên ngoài. Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn. Ở “biệt thự S”, chúng tôi được mượn sách của thư viện Khám Lớn, cũng được đem một ít sách ở ngoài vào. Thêm vài chục quyển, thậm chí một trăm quyển nữa, ông Giàu có “đỏ” thêm đâu mà sợ? Tôn Ngộ Không chịu được lò Bát Quái nhờ đã ăn trộm trái đào tiên vườn Thượng uyển, còn tôi chịu đựng được giếng nổi bêtông nhờ sách các bạn mượn dùm: thời chính phủ Mặt trận bình dân, có phần dễ thở hơn trước, nhất là đối với mấy thầy giáo đỏ bị vô hiệu hoá. Không được dạy học, tôi quay ra tự học; tự học để giết thời giờ, tự học để lấp những chỗ trống về kiến thức, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thật sự là được nhiều.
Ba năm ở “biệt thự S”, tôi học chữ Hán bằng quyển từ điển Đào Duy Anh để đếm nét tra mặt chữ, tôi lấy một quyển sách Tàu dịch sách Tây để từ đó suy diễn ra mà biết văn phạm chữ Hán, lõm bõm đọc báo, đọc sách được rồi, số chữ đã đầy hơn một lá mít, nhưng vì ít khi dùng nên dễ quên. Còn được cái triết học Trung Quốc và triết học Ấn Độ mà các học giả Pháp, Anh, Đức nghiên cứu kỹ, thư viện của Nguyễn An Ninh và của sư Thiện Chiếu (3) có đủ loại sách này, có bao nhiêu tôi đọc hết bấy nhiêu, đọc rồi giảng lại chút đỉnh cho hai anh bạn tù, nhờ vậy mà tôi càng hiểu rõ. Thật ra thì hai ông “giáo đỏ” ở “biệt thự S” với tôi, họ chả thích triết học chút nào, giảng cho họ hoá ra tôi “trả bài” cho tôi. Một kỳ công là ba năm ở “biệt thự S”, tôi có thời giờ và can đảm để đọc bộ Tư Bản, mà khi ở trường Đại học Đông Phương, tôi chỉ thuộc mấy trích đoạn bắt buộc của giáo sư hướng dẫn. Khám Lớn Sài Gòn quả là một trường đại học chuyên tu của tôi. Khám Lớn Sài Gòn, cũng như banh một Côn Lôn là những nơi góp phần quyết định cho tôi sau này trở thành một giáo sư có kinh nghiệm. Nói rằng nhà tù là một cái lò rèn luyện, rất đúng; anh Ninh có lần bảo tôi: “en prison le coeur se brise ou se bronze” (4) là chí lý. Vấn đề là trong tù mình học cái gì; học tư tưởng Mác-Lênin, thì mười người mãn tù, chín người tiếp tục hoạt động cách mạng; không học gì, cứ nằm co chờ ngày về, để cho thời gian gặm nhấm lần ý chí, thì mãn tù, chỉ có thể trở thành con chim bị đạn sợ làn cây cong. Tôi đã ra sức tự rèn luyện, tôi được bạn tù rèn luyện, tôi cố giữ cho mình một ý chí sắt đá. Vậy mà, những ngày cuối cùng của một bản án chỉ năm năm cầm cố, tôi không khỏi trải qua một tâm trạng băn khoăn cực độ, nói ra đây tôi không thấy xấu hổ chút nào. Làm gì có nợ nước thoát ly khỏi tình nhà?
Trong thời gian hơn ngàn ngày bị cầm cố, biệt giam ở “biệt thự S”, tôi chứng kiến một chuyện mà tôi không bao giờ quên, chuyện “Mất ngủ” của Hà Huy Tập (5). Tập là một nhân vật mà tôi kính mến. Tập có “đá móc” tôi mấy đá, khi anh báo cáo với Đông phương bộ, và báo cáo đúng sự thật, là tôi đã phê phán một vài điểm trong “chương trình hành động 1932, của Quốc Tế Cộng Sản” làm giúp cho Đảng Cộng sản Đông Dương (với sự cộng tác của Tập, Toàn (6) và tôi; vừa được tôi dịch từ bản tiếng Pháp và tiếng Việt). Đá nhẹ mà đau dai!
Một buổi trưa không nhớ là vào ngày tháng nào đầu năm 1939, Hà Huy Tập bị Tây đưa vào Bâtiment S. khi Tập bị giam ở Bâtiment S, xảy ra một việc lạ kỳ liên quan đến câu tôi vừa nói: nợ nước, tình nhà.
Ở chung với chúng tôi được ít lâu, một hôm Tập nhận được một bức thư của vợ. Vợ chồng Tập sinh được một đứa con gái. Năm 1928, Tập đi học ở Nga; tới năm 1936, Tập về Sài Gòn, bí mật gặp lại vợ; vợ Tập là một cô giáo, tám, chín năm nay đã bền lòng đợi chồng. Vợ chồng Tập yêu nhau lắm. Trong lúc đó thì Tập cũng bí mật tiếp xúc với một người bạn học cũ hoạt động công khai, một người đồng hương là Đinh Nho Hàn. Hàn là một cộng tác viên của báo “Le Peuple”, một tờ báo cơ quan công khai hợp pháp của Đảng. Tự nhiên, Đinh Nho Hàn và cô vợ của Tập làm quen với nhau. Mọi việc đều trôi qua như bình thường cho đến khi Tập bị bắt. Tập bị bắt thì ai cũng đoán rằng anh sẽ bị xử tù nặng lắm vì anh hoạt động cách mạng từ thời Tân Việt cho đến nay, anh là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Chắc vợ Tập và Hàn đều nghĩ vậy. Nếu Tập được anh em ở Le Peuple trọng vọng là một lãnh tụ, thì anh em đó cũng biết Hàn là một “con dê xồm” lắm tiền, lẻo mép; nhưng thuở ấy chưa ai biết rằng Hàn là một tay giúp việc đắc lực cho sở mật thám Đông Dương cài vào nhóm Le Peuple. Một hôm, ở Bâtiment S, sau một buổi thăm viếng, Tập được một bức thư của vợ mình. Thư nói gì tụi tôi ở Bâtiment S không biết. Nhưng chúng tôi thấy Tập đột nhiên bị khủng hoảng tinh thần, mà cuộc khủng hoảng tinh thần mỗi ngày thêm tệ hại. Tập đi đi lại lại trên sân giếng, mười lần, một trăm lần, nện gót chân, thỉnh thoảng tay đấm vào không khí. Sớm chiều đều như vậy. Hôm nay, ngày mai đều như vậy. Hỏi Tập có vấn đề tư tưởng, tình cảm gì không, Tập trả lời: không. Đêm, Tập ngủ buồng sát buồng tôi. Nửa đêm, hay bất cứ lúc nào, Tập đều lấy gót chân mình nện vào vách tường đùng đùng và tôi lắng nghe Tập gọi theo lối kéo dài: “Giàu ơi, thức hay ngủ?”. Tôi trả lời rằng thức, cũng bằng cách nện gót chân vào tường. Cứ như vậy, suốt ba đêm. Sáng sớm, chúng tôi xin thuốc véronal cho Tập. Tập uống một viên, đêm ấy anh cũng ngủ không được. Sáng sau, xin hai viên, chiều tối uống; cũng không ngủ được! Có khủng hoảng gì đấy? Chắc không phải khủng hoảng tư tưởng. Tôi hỏi nhỏ nhiều lần, Tập mới nói riêng với tôi: “Vợ mình đã quyết định ly dị với mình để lấy Đinh Nho Hàn. Thôi rồi! Tám, chín năm trung thành chờ đợi nhau!”. Biết nguyên nhân bệnh: nhưng chữa bệnh bằng cách nào bây giờ? Tôi báo cáo bệnh tình với y tá Khám Lớn! Tập ăn ngủ không được, mắt thụt, má hóp, người đã gầy còm lại gầy còm thêm, trông thấy rất thảm! Phải đưa đi nhà thương Chợ Quán, không thì Tập chết mất. Tập đi Chợ Quán. Không quá một tuần sau, Tập trở về Bâtiment S, vui vẻ như thường. Ai chữa? Uống thuốc gì? – Chẳng có thuốc gì ráo! Chẳng có thuốc trị sao lại hết bệnh? – Số là lúc ấy, không chỉ có người cộng sản bị bắt vào Khám Lớn mà có cả một ít người đứng đầu của báo La Lutte, như Tạ Thu Thâu, Tạ Thu Thâu thuộc phe đệ tứ, công kích Mặt trận bình dân Pháp, công kích Mặt trận Dân chủ Đông Dương do Đảng Cộng sản đệ tam chủ trương. Bất ngờ hai lãnh tụ đệ tam và đệ tứ đụng đầu nhau tại bệnh viện Chợ Quán. Hai anh Thâu, Tập vốn quen biết nhau từ những năm 1926-1927, khi họ dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng tại Sài Gòn. Tất nhiên họ tranh luận hết sức sôi nổi giữa một số tù chính trị cũng nằm bệnh viện; cãi nhau rồi ăn cơm, ăn cơm rồi tiếp tục cãi nhau, sôi nổi, kịch liệt, bất phân thắng bại. Thâu lên án rằng phe Stalin – Tập là phe “phản động Thermidor (7) ”, Tập lên án rằng phe Trotsky – Thâu là “đội tiền phong tư sản phản cách mạng” chống Liên Xô. Cãi nhau đến tối vào giờ ngủ mới thôi. Đêm ấy sau trận khẩu chiến, Tập ngủ một giấc tới sáng trưa, ăn cơm rồi lại ngủ! Bệnh mất ngủ dứt hẳn, khỏi phải uống thuốc gì hết. Ít lâu sau, bệnh viện trả Tập về cho Khám Lớn. Tập trở lại Bâtiment S với tụi tôi, tường thuật chuyện “thiệt chiến” ở Chợ Quán. “Thiệt chiến” là đánh nhau bằng lưỡi, bằng miệng theo tích “thiệt chiến quần nho” (8) ở Tàu, thời Tam Quốc.
2. Cực độ băn khoăn
Tôi vốn là một tâm hồn bình tĩnh, ít nhất là bình tĩnh hơn anh Hà Huy Tập của tôi. Tôi tự phụ như thế. Trước những khó khăn, những thất bại, rất ít khi tôi dao động tinh thần, trí óc băn khoăn, người mất ăn mất ngủ. Ấy vậy mà vào lúc gần mãn tù, tháng 4 năm 1940, cái đức bình tĩnh bẩm sinh đó nó biến đi đâu mất hồi nào không hay. Càng gần mãn án, tôi càng dao động, băn khoăn. Âu cũng là một nhân tính bình thường. Trầm tích của quả đất có lớp dưới lớp trên; tâm tình của con người có lớp sâu lớp cạn, dưới đáy là con người gia đình, bên trên hết là con người xã hội, xã hội phủ lên gia đình mà không chôn vùi nó cho dù mình đã nhất nguyện hy sinh gia đình cho Tổ quốc, cho đồng bào, cho lý tưởng.
Những ngày cuối cùng của cái bản án tù năm năm sao mà dài thế! Dài vô tận. Nhớ hồi nào, khi lãnh án, tôi xem năm năm tù, mười năm biệt xứ như một thời gian tu dưỡng cho bản thân, tựa một phật tử theo định kỳ đi “tịnh” trong khuôn viên một ngôi chùa vậy thôi. Bây giờ, càng gần mãn án, tôi xem mỗi ngày là một chuỗi tràng hạt lần mãi không hết. Tản Đà chẳng đã viết: “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê?”. Hay quá, hay ở chỗ chữ “ghê” đó!
Khám lớn Sài Gòn nằm trong ô B2 của bản đồ, phía nam Tòa án (số 16) và phía tây Dinh Thống đốc (số 11), ba tòa nhà này họp thành “Tam giác Quỷ” nổi tiếng thời thực dân. Khu đất này hình thang, hai cạnh song song là Rue de la Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng), Rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn), hai cạnh kia là Rue Filippini (Nguyễn Trung Trực) và Rue Mac Mahon (Nam Kì Khởi Nghĩa). Nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (69, Lý Tự Trọng, Quận 1).
1. “Biệt thự S”, khám nhỏ trong Khám Lớn
Khám Lớn nằm chình ình giữa Sài Gòn trên diện tích non mẫu, bên phải của Toà án, bên trái của dinh Thống đốc. Tường dày chừng bốn năm tấc, dưới đá trên gạch, cao chừng bảy, tám thước, chơm chởm miểng chai bên trên, bốn góc là bốn chòi canh luôn luôn có lính Âu Phi gác và giữ cổng một cửa duy nhất. Ở cổng, bất cứ ai vào đây cũng đụng một cái đầu chúa ngục đúc bằng xi măng, to tướng, miệng sơn đỏ lòm, răng lởm chởm thấy mà ghê: các tử tù thì bị hành hình dưới mắt của tử thần này… Cổng sắt hai lớp, có một đội cai ngục tây và mã tà nam túc trực. Chính giữa sân trong, một lầu chuông cao nhìn xuống toàn bộ các buồng có cửa song sắt chứa nổi một ngàn tù nhân. Suốt gần tám mươi năm chưa nghe nói có một người tù nào trốn khỏi Khám Lớn. Năm 1916, nghĩa quân Thiên địa hội của Nguyễn Hữu Trí (1) đông mấy trăm người vũ trang bằng gươm dao, búa tạ, chày vồ, không phá nổi cửa khám, tường khám nhằm giải thoát “hoàng đế” Phan Xích Long và chính trị phạm, rốt cuộc phải rút lui thất bại. Khám Lớn vững chắc lắm. Vậy mà từ năm 1937, chính quyền thực dân thấy cần phải xây thêm một cái khám nhỏ riêng biệt trong vòng thành của cái Khám Lớn; khám nhỏ đó, Tây gọi là Bâtiment S; S là “spécial”, đặc biệt, chúng tôi gọi là “biệt thự S”, để nhốt riêng vài ba bốn người tù chính trị mà chúng cho là nguy hiểm đặc biệt, trong số đó có tôi.
Tây sợ chúng tôi cưa song sắt, khoét vách tường, vượt ngục chăng? – Không phải! Có ai vượt nổi Khám Lớn bao giờ? Vậy mà phải xây riêng một khám nhỏ trong Khám Lớn vì lẽ gì? – Vì lẽ rất đơn giản là: từ ngày chính phủ Mặt trận bình dân lên cầm quyền ở Paris, toà án Sài Gòn nói chung không xử án chính trị nặng lắm như trước: thường nhất là ba tháng, sáu tháng, một, hai năm tù đối với những người biểu tình, bãi công, làm báo. Anh chị em ta vào Khám Lớn đông lắm, từng tốp, từng tốp, vào ít lâu lại ra, ra vào như đi chợ, như đi học. Trong Khám Lớn lúc này, tù “cố cựu” rất ít: hầu hết chính trị phạm của thời 1930-1935, đã được chính phủ Mặt trận bình dân “ân xá”; số được ân xá có hàng trăm, hàng ngàn, từng đợt, từng đợt. Tôi “lọt sổ” hoài; tôi được Tây xếp gọi lên cho hay “không được ân xá” đâu đến ba lần, không phải do tôi làm đơn mà do đoàn thể, do trạng sư. Nhưng tôi không thất vọng; không thất vọng vì chưa hề hy vọng được ân xá. Mình vào tù đến bốn lần thì Tây nó biết chắc mình sẽ có ngày vào tù lần thứ năm. Anh Tôn Đức Thắng lãnh án hai mươi năm khổ sai, bốn lần nặng hơn mình, vậy mà ai nghe nói anh ấy có hy vọng gì đâu để mà thất vọng? Vả lại tù Khám Lớn Sài Gòn được bạn bè, gia đình thăm viếng mỗi tuần một lần, quà bánh, báo chí có đủ; nhất là ở tù mà vẫn có công tác cách mạng sôi nổi thì an tâm quá đi chớ! Công tác của tôi là huấn luyện tù nhân mới vào và sắp ra, họ đông tới hàng trăm, thường xuyên là hàng mấy chục. Trường Khám Lớn có nhiều giảng viên kinh nghiệm, lý luận, trình độ khá cao. Tụi tôi tổ chức ba bậc huấn luyện lý luận cách mạng và kinh nghiệm hoạt động sơ, trung và cao. Vô tù thành ra đi vào trường học chính trị. Trường học được mở liên tục mà khỏi phải mướn nhà, khỏi phải nuôi cơm. “Kinh tế” biết mấy. Khám Lớn góp phần đào tạo hàng trăm cán bộ cho các đoàn thể cách mạng ở bên ngoài. Tôi lúc ấy là “Chủ tịch hội đồng giáo sư đỏ”. Tôi viết xong trên mười đầu sách; đều là “sách giáo khoa”; sách được giấu trong tường; đục tường lấy ra một cục gạch thì có một tủ sách. Cơm nước xong, cửa Khám đóng lại, thì lấy sách ra đọc. Sàn xi măng là bảng đen, gạch vụn là phấn; một số Thầy Chú dám bí mật đem giấy bút cho chúng tôi. Bài vở viết ra được đánh morse từ khám nam ở trên xuống khám nữ ngay ở dưới. Đánh morse thì nằm sấp để tai sát sàn, lấy một bù lon quấn vải gõ vào sàn, khám dưới nghe được, chép lại, “phát hành” đi các khám cũng bằng cách đó. Ngoài công tác liên lạc chính thức thì chuyên viên morse khám nam, anh Nguyễn Hữu Thế (2), và chuyên viên morse khám nữ, chị Đinh Thị Tiếu, nói gì với nhau, có trời mà biết, chỉ biết rằng, ra tù, hai cô cậu thành vợ, thành chồng với nhau.
Khám lớn (Maison Centrale de Saigon), những năm 1920
Mặt tiền trông ra đường Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
Tây nó biết rõ thành công của công tác huấn luyện đào tạo cán bộ của chúng tôi, cho nên nó mới xây cái “biệt thự S” nhằm cô lập các ông thầy giáo đỏ chủ chốt. Thống đốc Nam Kỳ đưa ba chúng tôi Giàu, Thế, Vi xuống đó để tha hồ mà giảng bài cho thằn lằn và gián. Tôi ở “biệt thự S” trọn ba năm cho đến ngày mãn tù; giống như mấy ông thầy tu ép xác.
“Biệt thự S” là một ngôi nhà nhỏ hoàn toàn không dính với bất kỳ một dãy nhà nào hết; nhà dài mười thước, ngang bốn thước, cao năm thước, chia ra ba buồng. Phía sau mỗi buồng có một cửa sổ gần sát trần nhà, chắn song sắt, bịt lại bằng một cái phễu sắt miệng ngảnh lên mái nhà và miệng sắt có bao lưới sắt; người ngoài không thể ném vào buồng bất cứ một vật gì dù là một hòn sỏi; người trong buồng không thể thấy bóng dáng bất cứ một ai đi ngoài sân dù là một mã tà. Phía trước của mỗi buồng có cửa sắt mở ra một sân chung, nơi ăn uống, đi lại; sân dài mười thước, rộng ba thước, được bao kín bằng vách bêtông cao bốn thước; sân này giống y như một cái giếng cạn; ở trong sân không trông thấy bất kỳ một sinh vật nào trừ một vài con chim se sẻ bay qua hay một con cò lạc lối. Những ngày trời nắng, tường bêtông giữ sức nóng tới nửa đêm; may mà trong mỗi buồng có một vòi nước để tụi tôi tự làm vệ sinh. Không biết Tôn Ngộ Không khi bị Thái Thượng Lão Quân bỏ vào lò Bát Quái thì Tôn Ngộ Không chịu đựng cách nào chớ tôi trong “biệt thự S” suốt hơn một ngàn ngày thì cũng phải quen dần với cái giếng nổi bêtông của mình. Mỗi ngày hai lần, “cóc vê” đem cơm nước vào; “cóc vê” được chọn trong số tù người dân tộc thiểu số ở rừng núi không biết nói tiếng Việt, khi qua hai lớp cửa thì đã phải tuột hết quần áo để lại bên ngoài. Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn. Ở “biệt thự S”, chúng tôi được mượn sách của thư viện Khám Lớn, cũng được đem một ít sách ở ngoài vào. Thêm vài chục quyển, thậm chí một trăm quyển nữa, ông Giàu có “đỏ” thêm đâu mà sợ? Tôn Ngộ Không chịu được lò Bát Quái nhờ đã ăn trộm trái đào tiên vườn Thượng uyển, còn tôi chịu đựng được giếng nổi bêtông nhờ sách các bạn mượn dùm: thời chính phủ Mặt trận bình dân, có phần dễ thở hơn trước, nhất là đối với mấy thầy giáo đỏ bị vô hiệu hoá. Không được dạy học, tôi quay ra tự học; tự học để giết thời giờ, tự học để lấp những chỗ trống về kiến thức, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thật sự là được nhiều.
Ba năm ở “biệt thự S”, tôi học chữ Hán bằng quyển từ điển Đào Duy Anh để đếm nét tra mặt chữ, tôi lấy một quyển sách Tàu dịch sách Tây để từ đó suy diễn ra mà biết văn phạm chữ Hán, lõm bõm đọc báo, đọc sách được rồi, số chữ đã đầy hơn một lá mít, nhưng vì ít khi dùng nên dễ quên. Còn được cái triết học Trung Quốc và triết học Ấn Độ mà các học giả Pháp, Anh, Đức nghiên cứu kỹ, thư viện của Nguyễn An Ninh và của sư Thiện Chiếu (3) có đủ loại sách này, có bao nhiêu tôi đọc hết bấy nhiêu, đọc rồi giảng lại chút đỉnh cho hai anh bạn tù, nhờ vậy mà tôi càng hiểu rõ. Thật ra thì hai ông “giáo đỏ” ở “biệt thự S” với tôi, họ chả thích triết học chút nào, giảng cho họ hoá ra tôi “trả bài” cho tôi. Một kỳ công là ba năm ở “biệt thự S”, tôi có thời giờ và can đảm để đọc bộ Tư Bản, mà khi ở trường Đại học Đông Phương, tôi chỉ thuộc mấy trích đoạn bắt buộc của giáo sư hướng dẫn. Khám Lớn Sài Gòn quả là một trường đại học chuyên tu của tôi. Khám Lớn Sài Gòn, cũng như banh một Côn Lôn là những nơi góp phần quyết định cho tôi sau này trở thành một giáo sư có kinh nghiệm. Nói rằng nhà tù là một cái lò rèn luyện, rất đúng; anh Ninh có lần bảo tôi: “en prison le coeur se brise ou se bronze” (4) là chí lý. Vấn đề là trong tù mình học cái gì; học tư tưởng Mác-Lênin, thì mười người mãn tù, chín người tiếp tục hoạt động cách mạng; không học gì, cứ nằm co chờ ngày về, để cho thời gian gặm nhấm lần ý chí, thì mãn tù, chỉ có thể trở thành con chim bị đạn sợ làn cây cong. Tôi đã ra sức tự rèn luyện, tôi được bạn tù rèn luyện, tôi cố giữ cho mình một ý chí sắt đá. Vậy mà, những ngày cuối cùng của một bản án chỉ năm năm cầm cố, tôi không khỏi trải qua một tâm trạng băn khoăn cực độ, nói ra đây tôi không thấy xấu hổ chút nào. Làm gì có nợ nước thoát ly khỏi tình nhà?
Trong thời gian hơn ngàn ngày bị cầm cố, biệt giam ở “biệt thự S”, tôi chứng kiến một chuyện mà tôi không bao giờ quên, chuyện “Mất ngủ” của Hà Huy Tập (5). Tập là một nhân vật mà tôi kính mến. Tập có “đá móc” tôi mấy đá, khi anh báo cáo với Đông phương bộ, và báo cáo đúng sự thật, là tôi đã phê phán một vài điểm trong “chương trình hành động 1932, của Quốc Tế Cộng Sản” làm giúp cho Đảng Cộng sản Đông Dương (với sự cộng tác của Tập, Toàn (6) và tôi; vừa được tôi dịch từ bản tiếng Pháp và tiếng Việt). Đá nhẹ mà đau dai!
Một buổi trưa không nhớ là vào ngày tháng nào đầu năm 1939, Hà Huy Tập bị Tây đưa vào Bâtiment S. khi Tập bị giam ở Bâtiment S, xảy ra một việc lạ kỳ liên quan đến câu tôi vừa nói: nợ nước, tình nhà.
Ở chung với chúng tôi được ít lâu, một hôm Tập nhận được một bức thư của vợ. Vợ chồng Tập sinh được một đứa con gái. Năm 1928, Tập đi học ở Nga; tới năm 1936, Tập về Sài Gòn, bí mật gặp lại vợ; vợ Tập là một cô giáo, tám, chín năm nay đã bền lòng đợi chồng. Vợ chồng Tập yêu nhau lắm. Trong lúc đó thì Tập cũng bí mật tiếp xúc với một người bạn học cũ hoạt động công khai, một người đồng hương là Đinh Nho Hàn. Hàn là một cộng tác viên của báo “Le Peuple”, một tờ báo cơ quan công khai hợp pháp của Đảng. Tự nhiên, Đinh Nho Hàn và cô vợ của Tập làm quen với nhau. Mọi việc đều trôi qua như bình thường cho đến khi Tập bị bắt. Tập bị bắt thì ai cũng đoán rằng anh sẽ bị xử tù nặng lắm vì anh hoạt động cách mạng từ thời Tân Việt cho đến nay, anh là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Chắc vợ Tập và Hàn đều nghĩ vậy. Nếu Tập được anh em ở Le Peuple trọng vọng là một lãnh tụ, thì anh em đó cũng biết Hàn là một “con dê xồm” lắm tiền, lẻo mép; nhưng thuở ấy chưa ai biết rằng Hàn là một tay giúp việc đắc lực cho sở mật thám Đông Dương cài vào nhóm Le Peuple. Một hôm, ở Bâtiment S, sau một buổi thăm viếng, Tập được một bức thư của vợ mình. Thư nói gì tụi tôi ở Bâtiment S không biết. Nhưng chúng tôi thấy Tập đột nhiên bị khủng hoảng tinh thần, mà cuộc khủng hoảng tinh thần mỗi ngày thêm tệ hại. Tập đi đi lại lại trên sân giếng, mười lần, một trăm lần, nện gót chân, thỉnh thoảng tay đấm vào không khí. Sớm chiều đều như vậy. Hôm nay, ngày mai đều như vậy. Hỏi Tập có vấn đề tư tưởng, tình cảm gì không, Tập trả lời: không. Đêm, Tập ngủ buồng sát buồng tôi. Nửa đêm, hay bất cứ lúc nào, Tập đều lấy gót chân mình nện vào vách tường đùng đùng và tôi lắng nghe Tập gọi theo lối kéo dài: “Giàu ơi, thức hay ngủ?”. Tôi trả lời rằng thức, cũng bằng cách nện gót chân vào tường. Cứ như vậy, suốt ba đêm. Sáng sớm, chúng tôi xin thuốc véronal cho Tập. Tập uống một viên, đêm ấy anh cũng ngủ không được. Sáng sau, xin hai viên, chiều tối uống; cũng không ngủ được! Có khủng hoảng gì đấy? Chắc không phải khủng hoảng tư tưởng. Tôi hỏi nhỏ nhiều lần, Tập mới nói riêng với tôi: “Vợ mình đã quyết định ly dị với mình để lấy Đinh Nho Hàn. Thôi rồi! Tám, chín năm trung thành chờ đợi nhau!”. Biết nguyên nhân bệnh: nhưng chữa bệnh bằng cách nào bây giờ? Tôi báo cáo bệnh tình với y tá Khám Lớn! Tập ăn ngủ không được, mắt thụt, má hóp, người đã gầy còm lại gầy còm thêm, trông thấy rất thảm! Phải đưa đi nhà thương Chợ Quán, không thì Tập chết mất. Tập đi Chợ Quán. Không quá một tuần sau, Tập trở về Bâtiment S, vui vẻ như thường. Ai chữa? Uống thuốc gì? – Chẳng có thuốc gì ráo! Chẳng có thuốc trị sao lại hết bệnh? – Số là lúc ấy, không chỉ có người cộng sản bị bắt vào Khám Lớn mà có cả một ít người đứng đầu của báo La Lutte, như Tạ Thu Thâu, Tạ Thu Thâu thuộc phe đệ tứ, công kích Mặt trận bình dân Pháp, công kích Mặt trận Dân chủ Đông Dương do Đảng Cộng sản đệ tam chủ trương. Bất ngờ hai lãnh tụ đệ tam và đệ tứ đụng đầu nhau tại bệnh viện Chợ Quán. Hai anh Thâu, Tập vốn quen biết nhau từ những năm 1926-1927, khi họ dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng tại Sài Gòn. Tất nhiên họ tranh luận hết sức sôi nổi giữa một số tù chính trị cũng nằm bệnh viện; cãi nhau rồi ăn cơm, ăn cơm rồi tiếp tục cãi nhau, sôi nổi, kịch liệt, bất phân thắng bại. Thâu lên án rằng phe Stalin – Tập là phe “phản động Thermidor (7) ”, Tập lên án rằng phe Trotsky – Thâu là “đội tiền phong tư sản phản cách mạng” chống Liên Xô. Cãi nhau đến tối vào giờ ngủ mới thôi. Đêm ấy sau trận khẩu chiến, Tập ngủ một giấc tới sáng trưa, ăn cơm rồi lại ngủ! Bệnh mất ngủ dứt hẳn, khỏi phải uống thuốc gì hết. Ít lâu sau, bệnh viện trả Tập về cho Khám Lớn. Tập trở lại Bâtiment S với tụi tôi, tường thuật chuyện “thiệt chiến” ở Chợ Quán. “Thiệt chiến” là đánh nhau bằng lưỡi, bằng miệng theo tích “thiệt chiến quần nho” (8) ở Tàu, thời Tam Quốc.
2. Cực độ băn khoăn
Tôi vốn là một tâm hồn bình tĩnh, ít nhất là bình tĩnh hơn anh Hà Huy Tập của tôi. Tôi tự phụ như thế. Trước những khó khăn, những thất bại, rất ít khi tôi dao động tinh thần, trí óc băn khoăn, người mất ăn mất ngủ. Ấy vậy mà vào lúc gần mãn tù, tháng 4 năm 1940, cái đức bình tĩnh bẩm sinh đó nó biến đi đâu mất hồi nào không hay. Càng gần mãn án, tôi càng dao động, băn khoăn. Âu cũng là một nhân tính bình thường. Trầm tích của quả đất có lớp dưới lớp trên; tâm tình của con người có lớp sâu lớp cạn, dưới đáy là con người gia đình, bên trên hết là con người xã hội, xã hội phủ lên gia đình mà không chôn vùi nó cho dù mình đã nhất nguyện hy sinh gia đình cho Tổ quốc, cho đồng bào, cho lý tưởng.
Những ngày cuối cùng của cái bản án tù năm năm sao mà dài thế! Dài vô tận. Nhớ hồi nào, khi lãnh án, tôi xem năm năm tù, mười năm biệt xứ như một thời gian tu dưỡng cho bản thân, tựa một phật tử theo định kỳ đi “tịnh” trong khuôn viên một ngôi chùa vậy thôi. Bây giờ, càng gần mãn án, tôi xem mỗi ngày là một chuỗi tràng hạt lần mãi không hết. Tản Đà chẳng đã viết: “Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê?”. Hay quá, hay ở chỗ chữ “ghê” đó!
Té ra, cũng là thằng tôi mà lúc cực kỳ nguy hiểm, ngàn trùng gian khổ thì tôi xem gian nguy nhẹ như một chiếc lông chim. Bây giờ, đột nhiên nổi dậy cái ý thức gia đình, cái ý thức về nợ gia đình không làm sao trả nổi. Tôi nhớ mẹ, nhớ vợ quá, nhớ phần mộ cha tôi trên đám ruộng trước nhà, nhớ ngôi nhà cũ kỹ trong đó tôi sinh ra và lớn lên. Tôi tưởng tượng ngôi nhà và miếng vườn đều lạnh lẽo xơ xác vì, nếu trước đây gia đình tôi tứ đại đồng đường thì bây giờ chỉ có mẹ già tôi ngoài 70 tuổi và một cháu gái chết chồng hôm sớm cúng nước, đốt nhang, gõ chuông, giống như bà sư, cô vãi trong một ngôi nhà chùa vắng. Cái nhà này, khuôn vườn này theo Di chúc, là của tôi, con út; tôi có trách nhiệm nối dõi tông đường, nhưng tôi biền biệt từ hơn mười năm rồi; các anh chị tôi đều ra riêng hết, mỗi người “trấn” một giây ruộng, tía tôi qua đời khi tôi còn ở ngoài Côn Lôn; vợ tôi, sau khi con gái đầu lòng chết, đã về bên ấy để làm ruộng nhà, lâu lâu mới qua thăm mẹ chồng một lần, để mẹ chồng nàng dâu ôm nhau mà khóc.
Tôi nhớ nhà quá chừng! Văn xuôi không tả nổi nỗi nhớ, còn văn vần thì xa lạ với tôi.
Tôi quyết tâm làm chiến sĩ “cách mạng chuyên nghiệp” theo từ ngữ Lênin – Nguyễn Ái Quốc. Song, xét cho cùng, đó là quyết định của trí tuệ, của ý thức, của một ý định dầu tuyệt đối vẫn còn dành một phần sinh hoạt tâm hồn, cho những ai nặng nợ gia đình, tuy đã được mở trói mà vẫn còn khi lơi khi nhặt một sợi dây vô hình ràng buộc những người vì non sông chung với gia đình riêng để ngàn đời làm nền tảng cho gia đình ấy.
Chắc mẹ tôi, vợ tôi, lúc này cũng ngày trông đêm đợi như tôi. Tôi được tin mẹ nuôi mười con vịt tơ sà, mười con gà giò, hai con xiêm cồ, chờ con về bồi dưỡng; người ta bày lấy vài xăng-ti-lít tiết xiêm cồ pha vào một chung rượu nếp, uống mỗi buổi sáng, thì mau lại sức. Vợ tôi chắc đã sắm sửa chăn màn để trở về nhà chồng. Nhưng mẹ và vợ tôi đều ở thôn quê hẻo lánh, nào có biết gì về tình hình chiến tranh thế giới liên quan đến ngày mãn tù Khám Lớn của tôi. Tình hình đó, tôi càng theo sát thì càng lo lắng: chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ từ tháng 9 năm ngoái. Pháp, Anh đã tuyên chiến với Đức. Pháp đã ra lệnh tổng động viên ở Đông Dương, cấm báo tiến bộ, bắt giam những người chống đối. Vậy mà tôi còn ngồi tù Khám Lớn, chờ ngày về nhà! Về được không? Hay là chính quyền thực dân sẽ ra nghị định giữ tôi lại Khám Lớn hoặc đưa trở ra Côn Lôn, hoặc tống vào một trại tập trung nào đó ở núi cao rừng sâu. Tôi ước tính tất cả các khả năng xấu bao gồm cả việc đày qua Guyane tận nam Mỹ châu ở đó ông Giàu và các thầy giáo đỏ tha hồ mà diễn thuyết với thổ dân da đỏ và tù nhân thường phạm người Pháp bị phát lưu chung thân vì trọng tội. Nghĩ lắm sinh quẫn. Tôi bèn tập trung tinh lực làm phép tham thiền nhập định học ở Thiện Chiếu, cốt đạt tới trạng thái tư tưởng không tư tưởng, nhằm đánh đuổi các ý nghĩ xám xịt kia. Nhưng vô hiệu; chúng nó cứ “lẽo đẽo theo hoài mãi chẳng thôi”.
Vài cơn mưa giông đầu mùa chưa làm dịu không khí nóng bức trong “biệt thự S”. Nóng bức nên ngủ không được. Không ngủ được nên càng nghĩ bâng quơ. Một buổi sáng ra giếng, thầy giáo Nguyễn Hữu Thế hỏi tôi:
- Sao coi hốc hác vậy cậu? Ngủ không được hả?
- Ngủ mệt hết sức vì chiêm bao. Thức giấc, mồ hôi ướt đầm, không ngủ lại được.
- Chiêm bao thấy gì?
- Thấy ngày mãn tù, mình ra tới cửa Khám Lớn, vừa gặp mẹ và vợ đón ở đó, chưa kịp hỏi mừng gì hết thì cò, lính đã xốc nách giải mình lên xe bít bùng, trong khi đó thì mẹ té xỉu xuống đường, vợ ôm mặt khóc. Giật mình thức dậy rồi thức luôn tới sáng.
- Mộng là mị.
- Cũng có khả năng mộng hoá ra thật. Nhưng phải bị đày đi nữa thì mình vẫn có cách đối phó, sợ gì? Cho tới bây giờ Pháp, Đức chưa đánh trong lịch sử, các cuộc đại tiến công thường xảy ra đầu thu trời trong đất ráo. Pháp chưa lâm nguy thì nó còn có thể thả mình ra; khi sắp lâm nguy, thì nó sẽ đến nhà lượm mình, thì khi ấy mình còn ở nhà đâu mà nó lượm?
Lập luận của tôi mới nghe qua cũng có lý. Vậy mà bụng bảo dạ tôi vẫn băn khoăn, cực độ băn khoăn.
3. Chưa vui sum họp
Băn khoăn vì trong tình thế rối ren hết sức, lòng tôi hết sức muốn về nhà với mẹ, với vợ ít ra cũng một vài tháng, trong thời gian ngắn ngủi đó mình vừa tìm lại được sự đầm ấm đã mất từ hơn mười năm nay (1928-1940), vừa điều tra tình hình địch, ta, rồi sẽ quyết định cách đối phó trước mùa thu. Giờ phút nào tôi ít chủ quan, thì tôi nghĩ rằng, thời nay chiến tranh bằng máy bay, xe tăng, có thể người ta không chờ mùa thu như trước nữa, mới mở cuộc tấn công qui mô và Pháp nó sẽ quăng lưới trước khi các ông cộng sản cựu chính trị phạm kịp rút hết vào bí mật. Tôi nghĩ đúng mà tôi không tin rằng đúng hẳn.
Ngày về tới nơi rồi. Mà về được hay không?
Sáng hôm đó, giáo Thế, biện Vi và tôi vừa uống trà, vừa phập phồng chờ đợi.
- Tám giờ mà không có giấy gọi là có biến. Thế nói.
- Có giấy gọi mà không có câu “ra về” thì cũng chẳng xuôi chèo mát mái đâu, Vi tiếp.
Ở chung với nhau bốn, năm năm rồi, tụi tôi không còn cái gì để dặn dò nhau nữa. Và mỗi đứa đã hai, ba lần bị bắt, bị tù rồi. Mỗi chuyện đã nói đi nói lại cả chục lần rồi. Có gì mới nữa đâu? Chỉ mời trà với nhau. Bình trà vừa cạn thì cửa thứ nhất, rồi cửa thứ hai của Bâtiment S mở. Gác dan da đen xuất hiện, vui vẻ kêu:
- Ông Giàu chuẩn bị. Tám giờ ra về.
- Ăn tiền rồi, tụi bây ơi! Thế nói lớn.
- Còn qua lục hình (9) mới biết được trơn tru không, Vị bỏ nhỏ.
Nghe cũng ơn ớn. Ra tù hôm nay, biết hôm nào sẽ bị bắt lại? Còn ngồi tù trong thời chiến thì khi chiến tranh ác liệt, mãn tù cũng sẽ bị giữ lại, gởi lên “căng”. Viễn cảnh của cả ba đứa tôi, không chút nào sáng sủa. Không chừng chúng tôi sẽ sớm gặp lại nhau trên rừng. Tuy vậy, bạn là cố cựu, kẻ ở người đi, sắt đá cũng bùi ngùi.
Ra sân khám, ngó lên phòng năm, sáu, thấy anh em ngoắc ngoắc sau song sắt; họ chào từ biệt và gởi một chút lòng tin. Tụi xếp Tây ra vẻ mừng, có mấy đứa khuyên “đừng trở lại nữa”. Tôi cười trả lời cho thằng “Triệu tử” (17): “Ai mà muốn trở lại, nhưng nếu bất đắc dĩ phải trở lại thì chắc chắn cũng không hề chi, cả anh và tôi đều còn trẻ, e khi lại cũng còn duyên!”. Cả lũ đều cười nhạt.
Ra cửa Khám Lớn, đã thấy vợ tôi đứng chờ bên kia đường, không một ai khác đi đón như hồi chưa có chiến tranh.
Tôi ngoắc vợ sang bên này đường cùng đi lại bót Catinat (10) với một thầy đội. Mười năm rồi kể từ ngày cưới, vợ chồng tôi mới lại được tay trong tay đi trên đường phố Sài Gòn! Thầy đội có nhã ý dang hơi xa để tụi tôi trò chuyện với nhau.
Ai cắt nghĩa dùm tôi vì sao tôi không mất vợ? Đáng lẽ năm 1930, nhà bên vợ chưa cưới không cho tôi làm đám cưới mới phải, vì khi đi Pháp, tôi hẹn về nước với hai bằng tiến sĩ, nhưng tôi về tay không, bị trục xuất khỏi Paris. Đáng lẽ, cho dù làm đám cưới rồi, mà tháng sau tôi đi đâu biệt tích bốn năm lần, sống chết không biết, thì cha mẹ vợ có thể lại gả con gái cho mấy chỗ quyền quý đi hỏi. Nhưng không, và vợ tôi thà vô chùa học dệt chớ không chịu lấy chồng lần nữa. Và đáng lẽ sau khi tôi bị kêu án năm năm tù, bị đày ra Côn Lôn, thì theo lời khuyên của tôi, vợ tôi lấy lại tự do lập gia đình; nhưng cũng không; cô ấy chờ đến hôm nay, đi đón tôi ở Khám Lớn ra. Sao mà chung thuỷ đến thế! Tụi tôi chưa dứt lời thăm hỏi nhau thì đã đến bót Catinat rồi. Vợ tôi lại đứng chờ ở gốc cây, tôi một mình đi vào bót để “lục hình” và nhận giấy tờ phóng thích. Tưởng đâu việc này có lâu lắm cũng không hơn mười lăm phút; nào dè? Nào dè, nó kéo dài hơn một giờ, khiến vợ tôi vô cùng lo sợ: vào hang sói dễ, ra hang sói khó. Còn tôi thì quen tính “mê đấu”, quên mất vợ đang đứng sốt ruột chờ, không biết lành dữ ra sao?
Cũng mấy thằng cò mật thám tra tấn hỏi cung như xưa: Perroche mặt gà thiến, Bazin mặt gà chọi v.v… tiếp tôi hôm nay.
- Chào ông Giàu, ông mạnh khoẻ?
- Cám ơn. Vẫn còn sống.
- Năm năm, dài quá phải không ông?
- Dài nếu so với một năm, ngắn so với mười năm.
- Hôm nay, nhân ngày trả tự do cho ông, chúng tôi muốn hầu ông một số vấn đề, những vấn đề thuộc chiến tranh thế giới đó mà.
- Nếu các ông muốn tôi sẵn sàng.
Tôi đinh ninh rằng có thể tụi này bày trò khiêu khích gì đây, hoặc chúng nó tìm hiểu mình để có thái độ, hoặc chúng nó thật muốn mình giải đáp âu lo thắc mắc của chúng nó, không chừng.
- Ông Giàu ạ, ông cắt nghĩa tại sao Stalin cộng sản ký hiệp ước với Hitler phát xít? Tại sao Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan, chia xẻ Ba Lan? Tình hình chiến tranh trên thế giới sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai gần đây ở châu Âu?
- Tôi cho rằng hoặc các ông không đủ thông tin hoặc các ông được thông tin không chính xác, cho nên các ông hiểu sai sự diễn biến của tình hình châu Âu từ hơn một năm nay. Tôi hỏi vặn lại các ông vậy chớ ai ký hiệp định Munich với Đức, để Đức nuốt chửng nước Áo, nước Tiệp? Đâu phải Liên Xô mà chính là Pháp và Anh. Các ông thừa biết rằng khi Pháp, Anh yêu cầu Liên Xô bảo đảm cho các nước nhỏ đông bắc Pháp mà Pháp, Anh lại không chịu đảm bảo cho các nước nhỏ ở miền tây bắc, tây nam Liên Xô. Ý đó là gì nếu không phải là Pháp và Anh đã xui Đức tiến công về phía đông, phía Liên Xô để cho Pháp, Anh đứng ngoài trông hai con hổ đánh nhau mà trục lợi về phần mình. Nước cờ ấy như chỉ trắng may vải đen, trẻ con cũng thấy. Thì Liên Xô phải trả đũa một cách thích hợp với lợi ích của mình bằng việc ký hiệp ước bất tương xâm phạm với Đức. Hãy biết rằng, đó không phải là hiệp ước liên minh Xô-Đức mà là hiệp ước bất tương xâm phạm. Liên Xô trước muốn liên minh với Pháp, Anh mà không được thì nay định đứng ngoài cuộc chiến tranh giữa Đức và Pháp, Anh. Liên Xô có phản phúc ai đâu, có đành hy sinh Áo, Tiệp như hiệp ước Munich đâu? Còn như các ông kêu ca, phản đối việc Liên Xô đưa quân qua chiếm phần phía đông Ba Lan thì việc ấy đầu đuôi như thế này, nếu các ông chưa biết:
Đức tấn công vào Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức mà không tiến công lớn vào Đức, để Đức tập trung đại lực vào Ba Lan, chỉ trong vài tuần quân Đức đã bao vây Varsovie, chính phủ Ba Lan chạy sang Rumani, khi ấy Hồng quân Liên Xô mới kéo vào đông Ba Lan, chiếm đóng nhanh vùng đất Nga mà hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất các nước đồng minh thắng trận đã cắt lấy của Nga để giao cho nước Ba Lan mới được lập lại cho nó đủ lớn đủ mạnh làm đồng minh chí cốt của Pháp, Anh. Đất của Nga, Nga lấy lại, Liên Xô không thể cho Đức chiếm khi Ba Lan đã bại trận rồi. Đó không phải là chia xẻ Ba Lan mà đó là một hành động chống Đức. Hồng quân Liên Xô vào Ba Lan, dừng lại đúng trên giới tuyến Curzon. Các ông biết giới tuyến Curzon là cái gì không? Nếu không thì tôi cắt nghĩa: đó là ranh giới đông Ba Lan mà chính khách tên Curzon đề nghị, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, ranh giới này hợp lý vì bên này không có người Nga và bên kia không có người Ba Lan. Nhưng thuở đó Anh, Pháp, Mỹ chiến thắng Đức, Áo, Thổ, quyết cắt một phần đất Nga biếu Ba Lan em út, nay của César trả về César, thì nói xâm lược, nói bất công là nói làm sao? Alsace Lorraine (11) trở lại với nước Pháp hồi 1918 thì bất công, xâm lược ở chỗ nào?
- Ông Giàu quả là một trạng sư hùng biện cho Liên Xô, cò Perroche nói.
Tôi tiếp tục trình bày góp ý kiến:
- Tôi muốn nói thêm rằng, bây giờ nước Đức hùng cường từ sông Vistule đến sông Rhin, từ sông Danube đến Biển Bắc, nước Đức đó có biên giới chung với Pháp ở tây, với Liên Xô ở đông. Rồi đây Đức sẽ đánh sang đông trước hay tây trước? Tôi chắc nó sẽ đánh nước nào yếu hơn trước để lấy sức đánh nước mạnh hơn. Nước yếu hơn chính là nước Pháp của các ông. Tôi tự hỏi như vậy, trong tình thế mới đó Pháp, Anh và Liên Xô có đủ khôn ngoan để hợp sức bẻ gãy xương sống của Hitler bằng hai gọn kềm thép hay không? Tôi đoán chắc rằng nếu ngày nay nhiều người trong các ông còn có ai coi Liên Xô là kẻ thù, thì ngày mai tất cả các ông sẽ coi Liên Xô là bạn, là cứu tinh. Tôi cảm ơn các ông tạo một dịp may để tôi vắn tắt nói lên một vài chính kiến về chiến tranh thế giới.
Bọn cò đều đứng dậy đưa tôi xuống lầu bằng cầu thang của các sếp, và chúc tôi “đừng trở lại”.
- Sao anh ở trỏng lâu vậy? Em sợ quá chừng. Vợ tôi hỏi.
- Xin lỗi mình, anh bị tụi cò chất vấn khiêu khích. Phải nói. Mà không hớ chút nào. Thôi ta cùng đi xuống đường Catinat, ngồi lại bờ sông như hồi chưa cưới, ăn trưa ở Chợ Cũ rồi về nhà dì Tám, không thăm ai hết ngoài trạng sư Loye và linh mục Tricoare để trả ơn họ nhiều lần đi thăm tôi trong Khám Lớn. Chiều và tối hôm đó, hai người một xe kéo, tay trên vai, tụi tôi dạo phố Sài Gòn, Chợ Lớn chuyện trò tâm tình nhiều hơn là xem cảnh vật. Sáng ngày tụi tôi cà rịch cà tang trên xe lửa về thị xã Tân An. Tôi đi thăm trường học xưa bên bờ sông Vàm Cỏ. Bao nhiêu là kỷ niệm sống lại trong lòng; nào thầy, nào bạn. Rồi phải trình diện với phó tham biện. Rồi về quê. Tụi tôi, hai người một cỗ xe ngựa, tiếp tục chuyện tâm tình, xa xa sau lưng, bao giờ cũng có vài chú kiếng râm theo “hộ vệ” không kín đáo chút nào.
Về đến chợ Tầm Vu, tôi liền mua một bó nhang, một hộp quẹt. Bà con ở chợ nhờ quen biết với vợ tôi mà nhận ra tôi, mấy phút sau kéo đến xem chú Mười Ký như xem một vật lạ: Thuở nhỏ, tôi học ở trường tiểu học Tầm Vu (12), rồi từ vài chục năm nay, ít ai biết tôi đi đâu, chỉ nghe tin tôi làm gì. Ở góc trời hẻo lánh này không mấy ai bảo con trai họ theo gương chú Mười Ký, cực khổ, nguy hiểm lắm, nhưng rất nhiều người dạy con gái theo gương cô Sáu Đạo (13) tiết hạnh, thuỷ chung, giỏi việc nhà, ăn ở thuận hoà với mọi người.
Tôi và vợ tôi đi về nhà bằng đường bờ vòng vèo. Còn vài trăm thước nữa mới tới vuông tre của nhà tôi. Tôi thấy một đám đông, chắc có má tôi ở đó; tôi băng ruộng còn khô nẻ. Đúng má đây rồi, khăn điều vắt vai. Mẹ con ôm nhau, khóc, chỉ biết khóc không nói được một lời nào ngoài hai chữ: má! con! Mọi người đều khóc. Má tôi già đi nhiều; tóc đã bạc phơ, răng cửa còn hai chiếc. Mặt, cổ, vai đều ướt vì nước mắt của mẹ. “Con về lần này, ở nhà với má, tía con chết rồi, má hiu quạnh quá con ơi!”. Nghe đứt ruột. Tôi và vợ tôi xuống ruộng, đi đến mộ cha, thắp hương quỳ lạy tạ tội bất hiếu. Nhớ ngày nào cha tôi có bảo: “Tận trung là chí hiếu rồi đó”; biết vậy nhưng vẫn thấy mình lỗi đạo làm con. Các anh chị tôi và bà con xóm giềng kể lại rằng, gần lâm chung, cha tôi góp tàn lực, ngồi dậy, đứng lên, tay vịn vách, lần đi mấy bước, vừa đi vừa kêu tên tôi: “Ký ơi, Ký, con ở đâu?”; ai nấy chạy lại dìu cha tôi về giường, một lát sau, cha tôi tắt thở. Vậy là hình ảnh cuối cùng trong tâm trí của cha tôi là đứa con bất hiếu này!
Mấy ngày liền, nhà tôi trở lại cảnh “tứ đại đồng đường” (14), vui vẻ hết sức. Trừ ra một ngày về thăm quê vợ, tôi ở luôn bên cạnh mẹ tôi, vợ tôi. Mẹ tôi, như năn nỉ: “ Má 75 tuổi rồi, cô đơn quá, con ở nhà với má cho đến khi má theo tía con, rồi con làm gì thì làm, đi đâu thì đi”. Vợ tôi biết tính chồng, không khuyên can gì hết, chỉ lo cơm nước thuốc thang. Cuộc sống ở gia đình sao mà đầm ấm quá! Người thì kể chuyện bên Tây, bên Tàu, ngoài Côn Lôn, trong Khám Lớn. Người thì kể chuyện cười rơi nước mắt, chuyện vợ tôi xuống chùa cô Ba Yến học dệt vải, học làm tương, đi tu mà không chịu xuống tóc, trong túi bao giờ cũng có quyển Lục Vân Tiên và hình Trần Văn Giàu. Chuyện xảy ra lúc tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng chuyên nghiệp, không ai biết tôi ở đâu, làm gì, sống hay chết; có một quan huyện chết vợ toan đi hỏi vợ tôi mà ông ấy tin rằng đã goá chồng, vừa đẹp, vừa giàu, lại nết na, chưa con. Vợ tôi xin phép cha mẹ tạm lánh ở chùa dưới chợ Tham Nhiên, để tránh người nói hỏi phiền phức.
Một hôm có người bạn tù cũ từ Mỹ Tho qua Tân An thăm tôi, khẽ bảo: Xứ uỷ dự tính anh sẽ trong Uỷ ban khởi nghĩa. Tôi hết sức dè dặt trả lời cho bạn:
- Chân ướt, chân ráo mới về, tôi biết gì mà vào Uỷ ban khởi nghĩa? Chuyện đó chưa nói được. Tôi dè dặt trả lời.
- Anh hãy kíp kíp vào bí mật trở lại đi. Tụi nó đến bắt, e khi anh trở tay không kịp, chớ chủ quan mà chết.
- Thong thả một chút. Chưa uống hết một góc tể thuốc. Tôi cần chữa bệnh.
- Nước tới trôn mới nhảy, nhảy sao được?
Tôi nghĩ rằng anh bạn cảnh cáo tôi như vậy là đúng quá, nhưng về phần mình, tôi phải dè dặt trong sự giao thiệp, vả lại tôi đã vốn lập luận chủ quan từ ngày còn ở “biệt thự S” rằng Pháp chưa bắt tôi từ trước đầu mùa thu, mà nay mới là đầu mùa hè.
Băn khoăn vì trong tình thế rối ren hết sức, lòng tôi hết sức muốn về nhà với mẹ, với vợ ít ra cũng một vài tháng, trong thời gian ngắn ngủi đó mình vừa tìm lại được sự đầm ấm đã mất từ hơn mười năm nay (1928-1940), vừa điều tra tình hình địch, ta, rồi sẽ quyết định cách đối phó trước mùa thu. Giờ phút nào tôi ít chủ quan, thì tôi nghĩ rằng, thời nay chiến tranh bằng máy bay, xe tăng, có thể người ta không chờ mùa thu như trước nữa, mới mở cuộc tấn công qui mô và Pháp nó sẽ quăng lưới trước khi các ông cộng sản cựu chính trị phạm kịp rút hết vào bí mật. Tôi nghĩ đúng mà tôi không tin rằng đúng hẳn.
Ngày về tới nơi rồi. Mà về được hay không?
Sáng hôm đó, giáo Thế, biện Vi và tôi vừa uống trà, vừa phập phồng chờ đợi.
- Tám giờ mà không có giấy gọi là có biến. Thế nói.
- Có giấy gọi mà không có câu “ra về” thì cũng chẳng xuôi chèo mát mái đâu, Vi tiếp.
Ở chung với nhau bốn, năm năm rồi, tụi tôi không còn cái gì để dặn dò nhau nữa. Và mỗi đứa đã hai, ba lần bị bắt, bị tù rồi. Mỗi chuyện đã nói đi nói lại cả chục lần rồi. Có gì mới nữa đâu? Chỉ mời trà với nhau. Bình trà vừa cạn thì cửa thứ nhất, rồi cửa thứ hai của Bâtiment S mở. Gác dan da đen xuất hiện, vui vẻ kêu:
- Ông Giàu chuẩn bị. Tám giờ ra về.
- Ăn tiền rồi, tụi bây ơi! Thế nói lớn.
- Còn qua lục hình (9) mới biết được trơn tru không, Vị bỏ nhỏ.
Nghe cũng ơn ớn. Ra tù hôm nay, biết hôm nào sẽ bị bắt lại? Còn ngồi tù trong thời chiến thì khi chiến tranh ác liệt, mãn tù cũng sẽ bị giữ lại, gởi lên “căng”. Viễn cảnh của cả ba đứa tôi, không chút nào sáng sủa. Không chừng chúng tôi sẽ sớm gặp lại nhau trên rừng. Tuy vậy, bạn là cố cựu, kẻ ở người đi, sắt đá cũng bùi ngùi.
Ra sân khám, ngó lên phòng năm, sáu, thấy anh em ngoắc ngoắc sau song sắt; họ chào từ biệt và gởi một chút lòng tin. Tụi xếp Tây ra vẻ mừng, có mấy đứa khuyên “đừng trở lại nữa”. Tôi cười trả lời cho thằng “Triệu tử” (17): “Ai mà muốn trở lại, nhưng nếu bất đắc dĩ phải trở lại thì chắc chắn cũng không hề chi, cả anh và tôi đều còn trẻ, e khi lại cũng còn duyên!”. Cả lũ đều cười nhạt.
Ra cửa Khám Lớn, đã thấy vợ tôi đứng chờ bên kia đường, không một ai khác đi đón như hồi chưa có chiến tranh.
Tôi ngoắc vợ sang bên này đường cùng đi lại bót Catinat (10) với một thầy đội. Mười năm rồi kể từ ngày cưới, vợ chồng tôi mới lại được tay trong tay đi trên đường phố Sài Gòn! Thầy đội có nhã ý dang hơi xa để tụi tôi trò chuyện với nhau.
Ai cắt nghĩa dùm tôi vì sao tôi không mất vợ? Đáng lẽ năm 1930, nhà bên vợ chưa cưới không cho tôi làm đám cưới mới phải, vì khi đi Pháp, tôi hẹn về nước với hai bằng tiến sĩ, nhưng tôi về tay không, bị trục xuất khỏi Paris. Đáng lẽ, cho dù làm đám cưới rồi, mà tháng sau tôi đi đâu biệt tích bốn năm lần, sống chết không biết, thì cha mẹ vợ có thể lại gả con gái cho mấy chỗ quyền quý đi hỏi. Nhưng không, và vợ tôi thà vô chùa học dệt chớ không chịu lấy chồng lần nữa. Và đáng lẽ sau khi tôi bị kêu án năm năm tù, bị đày ra Côn Lôn, thì theo lời khuyên của tôi, vợ tôi lấy lại tự do lập gia đình; nhưng cũng không; cô ấy chờ đến hôm nay, đi đón tôi ở Khám Lớn ra. Sao mà chung thuỷ đến thế! Tụi tôi chưa dứt lời thăm hỏi nhau thì đã đến bót Catinat rồi. Vợ tôi lại đứng chờ ở gốc cây, tôi một mình đi vào bót để “lục hình” và nhận giấy tờ phóng thích. Tưởng đâu việc này có lâu lắm cũng không hơn mười lăm phút; nào dè? Nào dè, nó kéo dài hơn một giờ, khiến vợ tôi vô cùng lo sợ: vào hang sói dễ, ra hang sói khó. Còn tôi thì quen tính “mê đấu”, quên mất vợ đang đứng sốt ruột chờ, không biết lành dữ ra sao?
Cũng mấy thằng cò mật thám tra tấn hỏi cung như xưa: Perroche mặt gà thiến, Bazin mặt gà chọi v.v… tiếp tôi hôm nay.
- Chào ông Giàu, ông mạnh khoẻ?
- Cám ơn. Vẫn còn sống.
- Năm năm, dài quá phải không ông?
- Dài nếu so với một năm, ngắn so với mười năm.
- Hôm nay, nhân ngày trả tự do cho ông, chúng tôi muốn hầu ông một số vấn đề, những vấn đề thuộc chiến tranh thế giới đó mà.
- Nếu các ông muốn tôi sẵn sàng.
Tôi đinh ninh rằng có thể tụi này bày trò khiêu khích gì đây, hoặc chúng nó tìm hiểu mình để có thái độ, hoặc chúng nó thật muốn mình giải đáp âu lo thắc mắc của chúng nó, không chừng.
- Ông Giàu ạ, ông cắt nghĩa tại sao Stalin cộng sản ký hiệp ước với Hitler phát xít? Tại sao Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan, chia xẻ Ba Lan? Tình hình chiến tranh trên thế giới sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai gần đây ở châu Âu?
- Tôi cho rằng hoặc các ông không đủ thông tin hoặc các ông được thông tin không chính xác, cho nên các ông hiểu sai sự diễn biến của tình hình châu Âu từ hơn một năm nay. Tôi hỏi vặn lại các ông vậy chớ ai ký hiệp định Munich với Đức, để Đức nuốt chửng nước Áo, nước Tiệp? Đâu phải Liên Xô mà chính là Pháp và Anh. Các ông thừa biết rằng khi Pháp, Anh yêu cầu Liên Xô bảo đảm cho các nước nhỏ đông bắc Pháp mà Pháp, Anh lại không chịu đảm bảo cho các nước nhỏ ở miền tây bắc, tây nam Liên Xô. Ý đó là gì nếu không phải là Pháp và Anh đã xui Đức tiến công về phía đông, phía Liên Xô để cho Pháp, Anh đứng ngoài trông hai con hổ đánh nhau mà trục lợi về phần mình. Nước cờ ấy như chỉ trắng may vải đen, trẻ con cũng thấy. Thì Liên Xô phải trả đũa một cách thích hợp với lợi ích của mình bằng việc ký hiệp ước bất tương xâm phạm với Đức. Hãy biết rằng, đó không phải là hiệp ước liên minh Xô-Đức mà là hiệp ước bất tương xâm phạm. Liên Xô trước muốn liên minh với Pháp, Anh mà không được thì nay định đứng ngoài cuộc chiến tranh giữa Đức và Pháp, Anh. Liên Xô có phản phúc ai đâu, có đành hy sinh Áo, Tiệp như hiệp ước Munich đâu? Còn như các ông kêu ca, phản đối việc Liên Xô đưa quân qua chiếm phần phía đông Ba Lan thì việc ấy đầu đuôi như thế này, nếu các ông chưa biết:
Đức tấn công vào Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức mà không tiến công lớn vào Đức, để Đức tập trung đại lực vào Ba Lan, chỉ trong vài tuần quân Đức đã bao vây Varsovie, chính phủ Ba Lan chạy sang Rumani, khi ấy Hồng quân Liên Xô mới kéo vào đông Ba Lan, chiếm đóng nhanh vùng đất Nga mà hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất các nước đồng minh thắng trận đã cắt lấy của Nga để giao cho nước Ba Lan mới được lập lại cho nó đủ lớn đủ mạnh làm đồng minh chí cốt của Pháp, Anh. Đất của Nga, Nga lấy lại, Liên Xô không thể cho Đức chiếm khi Ba Lan đã bại trận rồi. Đó không phải là chia xẻ Ba Lan mà đó là một hành động chống Đức. Hồng quân Liên Xô vào Ba Lan, dừng lại đúng trên giới tuyến Curzon. Các ông biết giới tuyến Curzon là cái gì không? Nếu không thì tôi cắt nghĩa: đó là ranh giới đông Ba Lan mà chính khách tên Curzon đề nghị, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, ranh giới này hợp lý vì bên này không có người Nga và bên kia không có người Ba Lan. Nhưng thuở đó Anh, Pháp, Mỹ chiến thắng Đức, Áo, Thổ, quyết cắt một phần đất Nga biếu Ba Lan em út, nay của César trả về César, thì nói xâm lược, nói bất công là nói làm sao? Alsace Lorraine (11) trở lại với nước Pháp hồi 1918 thì bất công, xâm lược ở chỗ nào?
- Ông Giàu quả là một trạng sư hùng biện cho Liên Xô, cò Perroche nói.
Tôi tiếp tục trình bày góp ý kiến:
- Tôi muốn nói thêm rằng, bây giờ nước Đức hùng cường từ sông Vistule đến sông Rhin, từ sông Danube đến Biển Bắc, nước Đức đó có biên giới chung với Pháp ở tây, với Liên Xô ở đông. Rồi đây Đức sẽ đánh sang đông trước hay tây trước? Tôi chắc nó sẽ đánh nước nào yếu hơn trước để lấy sức đánh nước mạnh hơn. Nước yếu hơn chính là nước Pháp của các ông. Tôi tự hỏi như vậy, trong tình thế mới đó Pháp, Anh và Liên Xô có đủ khôn ngoan để hợp sức bẻ gãy xương sống của Hitler bằng hai gọn kềm thép hay không? Tôi đoán chắc rằng nếu ngày nay nhiều người trong các ông còn có ai coi Liên Xô là kẻ thù, thì ngày mai tất cả các ông sẽ coi Liên Xô là bạn, là cứu tinh. Tôi cảm ơn các ông tạo một dịp may để tôi vắn tắt nói lên một vài chính kiến về chiến tranh thế giới.
Bọn cò đều đứng dậy đưa tôi xuống lầu bằng cầu thang của các sếp, và chúc tôi “đừng trở lại”.
- Sao anh ở trỏng lâu vậy? Em sợ quá chừng. Vợ tôi hỏi.
- Xin lỗi mình, anh bị tụi cò chất vấn khiêu khích. Phải nói. Mà không hớ chút nào. Thôi ta cùng đi xuống đường Catinat, ngồi lại bờ sông như hồi chưa cưới, ăn trưa ở Chợ Cũ rồi về nhà dì Tám, không thăm ai hết ngoài trạng sư Loye và linh mục Tricoare để trả ơn họ nhiều lần đi thăm tôi trong Khám Lớn. Chiều và tối hôm đó, hai người một xe kéo, tay trên vai, tụi tôi dạo phố Sài Gòn, Chợ Lớn chuyện trò tâm tình nhiều hơn là xem cảnh vật. Sáng ngày tụi tôi cà rịch cà tang trên xe lửa về thị xã Tân An. Tôi đi thăm trường học xưa bên bờ sông Vàm Cỏ. Bao nhiêu là kỷ niệm sống lại trong lòng; nào thầy, nào bạn. Rồi phải trình diện với phó tham biện. Rồi về quê. Tụi tôi, hai người một cỗ xe ngựa, tiếp tục chuyện tâm tình, xa xa sau lưng, bao giờ cũng có vài chú kiếng râm theo “hộ vệ” không kín đáo chút nào.
Về đến chợ Tầm Vu, tôi liền mua một bó nhang, một hộp quẹt. Bà con ở chợ nhờ quen biết với vợ tôi mà nhận ra tôi, mấy phút sau kéo đến xem chú Mười Ký như xem một vật lạ: Thuở nhỏ, tôi học ở trường tiểu học Tầm Vu (12), rồi từ vài chục năm nay, ít ai biết tôi đi đâu, chỉ nghe tin tôi làm gì. Ở góc trời hẻo lánh này không mấy ai bảo con trai họ theo gương chú Mười Ký, cực khổ, nguy hiểm lắm, nhưng rất nhiều người dạy con gái theo gương cô Sáu Đạo (13) tiết hạnh, thuỷ chung, giỏi việc nhà, ăn ở thuận hoà với mọi người.
Tôi và vợ tôi đi về nhà bằng đường bờ vòng vèo. Còn vài trăm thước nữa mới tới vuông tre của nhà tôi. Tôi thấy một đám đông, chắc có má tôi ở đó; tôi băng ruộng còn khô nẻ. Đúng má đây rồi, khăn điều vắt vai. Mẹ con ôm nhau, khóc, chỉ biết khóc không nói được một lời nào ngoài hai chữ: má! con! Mọi người đều khóc. Má tôi già đi nhiều; tóc đã bạc phơ, răng cửa còn hai chiếc. Mặt, cổ, vai đều ướt vì nước mắt của mẹ. “Con về lần này, ở nhà với má, tía con chết rồi, má hiu quạnh quá con ơi!”. Nghe đứt ruột. Tôi và vợ tôi xuống ruộng, đi đến mộ cha, thắp hương quỳ lạy tạ tội bất hiếu. Nhớ ngày nào cha tôi có bảo: “Tận trung là chí hiếu rồi đó”; biết vậy nhưng vẫn thấy mình lỗi đạo làm con. Các anh chị tôi và bà con xóm giềng kể lại rằng, gần lâm chung, cha tôi góp tàn lực, ngồi dậy, đứng lên, tay vịn vách, lần đi mấy bước, vừa đi vừa kêu tên tôi: “Ký ơi, Ký, con ở đâu?”; ai nấy chạy lại dìu cha tôi về giường, một lát sau, cha tôi tắt thở. Vậy là hình ảnh cuối cùng trong tâm trí của cha tôi là đứa con bất hiếu này!
Mấy ngày liền, nhà tôi trở lại cảnh “tứ đại đồng đường” (14), vui vẻ hết sức. Trừ ra một ngày về thăm quê vợ, tôi ở luôn bên cạnh mẹ tôi, vợ tôi. Mẹ tôi, như năn nỉ: “ Má 75 tuổi rồi, cô đơn quá, con ở nhà với má cho đến khi má theo tía con, rồi con làm gì thì làm, đi đâu thì đi”. Vợ tôi biết tính chồng, không khuyên can gì hết, chỉ lo cơm nước thuốc thang. Cuộc sống ở gia đình sao mà đầm ấm quá! Người thì kể chuyện bên Tây, bên Tàu, ngoài Côn Lôn, trong Khám Lớn. Người thì kể chuyện cười rơi nước mắt, chuyện vợ tôi xuống chùa cô Ba Yến học dệt vải, học làm tương, đi tu mà không chịu xuống tóc, trong túi bao giờ cũng có quyển Lục Vân Tiên và hình Trần Văn Giàu. Chuyện xảy ra lúc tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng chuyên nghiệp, không ai biết tôi ở đâu, làm gì, sống hay chết; có một quan huyện chết vợ toan đi hỏi vợ tôi mà ông ấy tin rằng đã goá chồng, vừa đẹp, vừa giàu, lại nết na, chưa con. Vợ tôi xin phép cha mẹ tạm lánh ở chùa dưới chợ Tham Nhiên, để tránh người nói hỏi phiền phức.
Một hôm có người bạn tù cũ từ Mỹ Tho qua Tân An thăm tôi, khẽ bảo: Xứ uỷ dự tính anh sẽ trong Uỷ ban khởi nghĩa. Tôi hết sức dè dặt trả lời cho bạn:
- Chân ướt, chân ráo mới về, tôi biết gì mà vào Uỷ ban khởi nghĩa? Chuyện đó chưa nói được. Tôi dè dặt trả lời.
- Anh hãy kíp kíp vào bí mật trở lại đi. Tụi nó đến bắt, e khi anh trở tay không kịp, chớ chủ quan mà chết.
- Thong thả một chút. Chưa uống hết một góc tể thuốc. Tôi cần chữa bệnh.
- Nước tới trôn mới nhảy, nhảy sao được?
Tôi nghĩ rằng anh bạn cảnh cáo tôi như vậy là đúng quá, nhưng về phần mình, tôi phải dè dặt trong sự giao thiệp, vả lại tôi đã vốn lập luận chủ quan từ ngày còn ở “biệt thự S” rằng Pháp chưa bắt tôi từ trước đầu mùa thu, mà nay mới là đầu mùa hè.
4. Đã sầu chia ly
Sum họp gia đình được bảy ngày. Ngày thứ tám, vợ tôi xin phép về Bình Trị để bắt đầu chuẩn bị cho mùa lúa tới, hẹn hai hôm, phơi giống xong sẽ quay trở lại.
Nào dè, tối hôm đó, cửa ngõ vừa gài, đèn vừa lên, kế hoạch liên hoan ngày mai vừa đặt, thì ngoài cổng có tiếng gọi: chú Mười có nhà không? Chú Mười có nhà không? Có khách, có khách! Nghe lạ tai, tôi sanh nghi. Chắc có biến. Làm sao bây giờ? Có thể lẩn ra vườn sau, vườn rộng, trời tối, ai biết tôi ngồi ở đâu, đi ngả nào? Nhưng, nếu cò Tây, làng lính đến bắt tôi mà chúng nó biết rằng mới hồi chiều đây tôi còn ở nhà thì chúng nó có thể sẽ bắt mẹ tôi để tìm ra tôi, đó là điều tôi không muốn. Vả lại, mấy ngày rày, tôi chưa hoạt động chính trị gì hết thì dù tôi bị bắt, Tây chỉ có thể đưa tôi đi trại tập trung là cùng, bắt tôi đi trại tập trung ở núi cao rừng sâu thì cũng giống như “bắt cóc bỏ dĩa”, sợ gì? Tôi bèn ra mở cửa ngõ.
Hương chủ Mai ở Tầm Vu, Phủ Hoài và cò Tây ở Tân An, mấy tên làng lính theo sau, tụi nó đi bắt mình đây.
- Quan trên mời chú Mười lên Sài Gòn.
Tôi mời các ông vào nhà xơi nước đã.
Vào nhà, thằng cò đọc lệnh Thống đốc Nam Kỳ. Tôi dịch ra cho má, anh chị và cháu tôi nghe. Mọi người khóc ròng, trừ anh Năm tôi, ổng nắm tay trừng mắt, chòm râu cằm run run. Tôi sợ ổng vồ tới bóp cổ hương chủ Mai, và như vậy sẽ sinh ra đổ máu. Anh Năm tôi vốn là một chiến sĩ khởi nghĩa năm 1916 (16), đã tham dự trận phá Khám Lớn Sài Gòn. Tôi để tay lên vai anh và thưa với mẹ: “Má yên tâm, con sẽ về với má”. Thằng Tây bảo lính dẫn tôi đi, không còng trói gì hết. Má tôi té xỉu xuống đất. Ra tới cửa ngõ, tôi sực nhớ đến vợ: mai sáng, được tin không lành, chắc vợ tôi cũng té xỉu xuống đất như mẹ tôi.
Một trại tập trung được hối hả dựng lên ở Tà Lài, tỉnh Biên Hoà, dành cho cựu chính trị phạm và một số người “nguy hiểm” ở Nam Kỳ.
Hồi ký Trần Văn Giàu - 2. Thư của Trần Văn Giàu gửi Ban tổ chức Thành uỷ và Ban tổ chức TW
Phụ lục: Thư của Trần Văn Giàu gửi Ban Tổ chức Thành ủy và Ban Tổ chức Trung ương
Kính gửi : Ban Tổ chức Thành ủy
Đồng kính gửi : Ban Tổ chức Trung ương
Ngày 13 tháng 5 năm 1988, đồng chí Bảy Dự trao cho tôi, tại 70 Phạm Ngọc Thạch, bản « Kết luận một số vấn đề tồn tại về lịch sử đồng chí Trần Văn Giàu » (số 182 – CV/TW) do đồng chí Nguyễn Đức Tâm ký.
Thế là « chung thẩm » rồi ! Song tôi thấy cần nói vài lời :
1) Rất buồn là việc đã xảy ra từ 1945 đến 1988 mới có kết luận. Kết luận mà không có tranh biện giữa bên tiên cáo và bên bị cáo. Dù sao, vẫn có kết luận và tôi xin thành thật cảm ơn các đồng chí đã quan tâm đến việc của tôi trong lúc trăm công ngàn việc bối rối, đã kết luận căn cứ vào một phần lớn sự thật khách quan, và đã giải quyết phần lớn các vấn đề làm cho tôi đỡ tủi phận.
2) Về vụ vượt ngục Tà Lài. Bản kết luận viết : « Chưa có chứng cớ gì là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục ». Đáng lẽ phải nói : « Không có chứng cớ gì… » ; việc đã xảy ra từ 1941, đợi tới bao giờ mới có bằng cớ mà nay hãy còn nói là chưa ? Không phải một mình tôi vượt ngục, có cả Tô Ký, Năm Đông (10) v.v.… họ còn sống, có Tào Tỵ biết rõ mọi việc. Đáng lẽ phải hỏi tội vu cáo của kẻ nào cố ý bày chuyện hại người ngay trong lúc làm khởi nghĩa tháng Tám, có hậu quả ghê gớm hơn 40 năm trường. Hỏi tội cho biết vậy thôi, chớ cũng sống chết cả rồi, còn hơn thua làm chi.
3) Về vụ Deschamps (11) : « việc khai nhận (của đồng chí Giàu) gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giao liên quốc tế ». Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú : Trần Phú không hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song, Nguyễn Văn Trân (Prigorny) còn sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt vì tôi khai, cả chỗ ở tôi, ở Phú Lạc (xóm của Trân – tôi ở hai kỳ, rất lâu) không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo. Nay tôi về đó, bà con vẫn còn quý mến như xưa. Mà người khai Deschamps cũng không phải là người phát giác. Kẻ phát giác là thợ Sáu, chồng giả của chị Mười Tốt, chánh hiệu mật thám, mà một đồng chí trong Xứ ủy đưa vào Thành ủy phụ trách liên lạc quốc tế ! Tay này không bị bắt trong cuộc lại còn đi thăm anh em, rồi sau đó đã có lần toan đánh lừa chị Bảy Huệ (12) nữa, may chị Huệ sanh nghi nên thoát khỏi. Ta bị địch vào cấp ủy. Mà ta cứ đổ cho nhau, đáng tiếc thay ! (chánh thằng thợ Sáu đó đón tôi ở Hồng Kông về, gởi ở nhà một sốp-phơ, hai ngày sau, tôi bị bắt, cả sốp-phơ kia và Sáu an toàn). Tôi làm việc liên lạc quốc tế từ 1933 đến cuối 1934, với Ba Nhâm (thành ủy viên thời Minh Khai). Nhâm (13) nay còn sống, gần 80 tuổi. An toàn tuyệt đối. Tôi đã giao việc cho anh khác từ tháng 12/1934.
4) Điểm 5 của Kết luận nói tôi làm sai đường lối Trung ương. Sai với đường lối, thì sai thật. Nhưng mà tôi có biết đường lối của Trung ương là thế nào đâu ? Trung ương có gửi ai vào trực tiếp với tôi đâu ?
CHÚ THÍCH (của biên tập viên)
(1) Lúc này, hơn một năm sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Đức Thọ không còn ở trong Bộ chính trị Trung ương nữa. Trong những ngày trước Đại hội, ông đã lèo lái mọi cách để ông Trường Chinh không ở lại tiếp tục làm tổng bí thư, tạo thêm đà cho cuộc đổi mới (ông Phạm Văn Đồng bị lung lạc, đã dùng nước mắt để thuyết phục ông Trường Chinh, nhân danh sự « đoàn kết nội bộ »). Ba người rút ra làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương khóa VI. Với thế lực của bộ máy tổ chức, an ninh, đối ngoại, quân đội, Lê Đức Thọ tiếp tục nắm giữ nhiều quyền hạn, cho đến ngày ông mất (tháng 10.1990).
(2) Khu trụ sở các ban trung ương của ĐCSVN ở thành phố Hồ Chí Minh (phường 7, quận 3) tiếp giáp các đường Trần Quốc Thảo và Lý Chính Thắng. T.78 là tên gọi của Cục quản trị, phụ trách các cơ ngơi của ĐCSVN. Nhà ở « phía nam » của các ủy viên Bộ chính trị nằm ở đây.
(3) Tức là bà Hồ Thị Bi (Hồ Thị Hoa). Thành lập và chỉ huy « Chi đội 12 » (tiền thân của Trung đoàn 312) đã lập nên những chiến công hiển hách từ cuối năm 1945 ở vùng Hóc Môn. Lúc này bà mới tập đọc, tập viết, ký tên BI trông như ba con số 131, nên quân đội Pháp ở vùng này gọi bà là « Madame 131 ». Có thể đọc thêm Nguyên Hùng : Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng.
(4) Nhà cách mạng lão thành, hoạt động cách mạng từ những năm 1930 ở Bạc Liêu. Làm nghề họa đồ, nên còn có tên là « Họa đồ Lý ». Có thể đọc tiểu truyện của ông trong Tuyển Tập Nguyên Hùng : Tà Lài tụ nghĩa (Hồi thứ nhất : Vì Việc Nghĩa Tào Tỵ Thọ Nạn Tới Gia Định Gặp Bạn Công Trung).
(5) Thiếu tướng Tô Ký sinh năm 1922 (Wikipédia viết 1919), tại làng Bình Lý, Hóc Môn (nay là xã anh hùng Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Ông tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, năm 17 tuổi bị bắt giải đi căng Tà Lài (1940). Đầu năm 1942, ông cùng 7 đồng chí vượt ngục và bị bắt giải lên Bà Rá cho tới ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3. 1945. Ông là một trong những người lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, sau là Chi đội 12. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được thăng thiếu tướng, Chính ủy quân khu. Ông mất mùng 2 Tết năm Kỷ Mão (1999). Theo Nguyên Hùng : Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng (“TIỂU TƯỚNG” TÔ KÝ CHINH PHỤC “NGƯU MA VƯƠNG”)
(6) Phan Đình Khải là tên thật của ông Lê Đức Thọ. Cả hai đều sinh năm 1911 : Trần Văn Giàu ngày 6 tháng 9, Lê Đức Thọ ngày 14 tháng 10.
(7) Bảy Dự : bí danh của Nguyễn Võ Danh, từng giữ chức phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM, phó bí thư Thành ủy Đảng bộ TP HCM của ĐCSVN.
(8) Tức Bảy Trân (đừng nhầm với Nguyễn Văn Trấn « ông già Chợ Đệm »), sinh năm 1908, sang Pháp (Marseille) năm 15 tuổi. 19 tuổi, sang Liên Xô học trường Stalin (1927-1930), cùng khóa Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái. Bí mật về nước năm 1930. Một trong những đảng viên cộng sản hiếm hoi đã tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của đạo Cao Đài và hàng ngũ Bình Xuyên. Cũng đã từng làm liên lạc giữa bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu với những trí thức yêu nước như Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Thiều... Xem thêm : Nguyễn Văn Trân, người cảm hóa giang hồ Bình Xuyên trong Nguyên Hùng (sách đã dẫn).
(9) Bà Đỗ Thị Đạo. Khi Trần Văn Giàu bị trục xuất từ Pháp về (19 tuổi, năm 1930), cha mẹ ông buộc phải cưới vợ « cho tròn chữ hiếu ». Cuốn hồi ký này, ông đề « tặng vợ tôi, bà Đỗ Thị Đạo, người vợ trung thành, người đàn bà theo đúng truyền thống Việt Nam và truyền thống gia đình ».
(10) Năm Đông : tức Dương Quang Đông, tức Dương Văn Phúc (1902-2003). Ông Năm Đông là nhà cách mạng lão thành đã tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí hội của lãnh lụ Nguyễn Ái Quốc và sớm hoạt động trong Công hội Đỏ của cụ Tôn Đức Thắng. Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kì. Trong thời kháng Pháp, ông là Phó phòng Hàng hải Nam Bộ, phụ trách văn phòng thường trực của ta ở thủ đô Xiêm quốc, Bangkok. Ông đóng vai doanh thương có cửa hàng xuất nhập cảng lớn tại thủ đô Bangkok, mua sắm tàu biển chở súng đạn, hóa chất, máy móc về nước đánh Tây. Trong cuộc sống đầy gian nguy giữa hàng ngũ mật vụ Pháp bố trí dày đặc ở Xiêm, dưới cái tên Xiêm là Nai Chran ông vẫn bình tĩnh làm tròn sứ mạng của mình cho tới ngày bị phe đảo chính bắt. Xem tiểu sử đầy đủ trong cuốnDương Quang Đông xuyên Tây của Nguyên Hùng (sách đã dẫn). Những năm cuối đời, tuy tuổi cao, ông vẫn lên tiếng chống tiêu cực và sự lưu manh hóa hàng ngũ đảng (như tố cáo sự gian trá của tướng Lê Đức Anh).
(11) Deschamps là đảng viên Đảng cộng sản Pháp, làm thuyền trưởng. Trong cương vị này, ông làm giao liên giữa hai đảng, và cung cấp sách báo tài liệu cho ĐCSVN. Deschamps bị bắt năm 1935 cùng với Trần Văn Giàu. Các nhân chứng ông Giàu kể trong thư này, và nhiều người khác đều cho biết ai là người tố giác và khai báo về Deschamps và Trần Văn Giàu (xem Nguyên Hùng, sách đã dẫn).
(12) Bảy Huệ tức Ngô Thị Huệ hoạt động cách mạng từ những năm 1930, hai lần tù. Bà kết hôn với ông (Mười Cúc) Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư tương lai) năm 1948. Hai người gặp nhau lần đầu trước đó ba năm, khi Bảy Huệ thay mặt tỉnh ủy Sóc Trăng ra đón đoàn tù trở về từ Côn Đảo.
(13) Ba Nhâm tức Trương Văn Nhâm hay Trương Quang Nhâm. Từng làm bí thư tỉnh ủy Trà Vinh. Một trong tám người vượt ngục Tà Lài (đợt 2) năm 1942, cùng với Trần Văn Giàu, Dương Văn Phúc (tức Dương Quang Đông), Châu Văn Giác, Trần Văn Kiết (Kiệt), Nguyễn Công Trung, Nguyễn Hoàng Sính (Đức), Tô Ký.
<*> Banh (từ tiếng Pháp bagne) : trại giam. Ở Côn Đảo, có nhiều banh, mỗi banh gồm nhiều khám. Thời Pháp, có 4 banh : banh 1 (trại Phú Hải), banh 2 (trại Phú Sơn), banh 3 (trại Phú Thọ), banh 3 phụ (trại Phú Tường), Chuồng Cọp, Chuồng Bò. Thời Mỹ, thêm trại 5 (Phú Phong), trại 6 (Phú An), trại 7 (Phú Bình, còn gọi là Chuồng Cọp Mĩ, phân biệt với Chuồng Cọp Pháp), trại 8 (Phú Hưng). Tổng cộng 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập Chuồng Cọp. Các tên « Phú… » được đặt ra dưới thời Nguyễn Văn Thiệu sau Hiệp định Paris, khi quần đảo Côn Sơn được gọi tên là Phú Hải.
Kính gửi : Ban Tổ chức Thành ủy
Đồng kính gửi : Ban Tổ chức Trung ương
Ngày 13 tháng 5 năm 1988, đồng chí Bảy Dự trao cho tôi, tại 70 Phạm Ngọc Thạch, bản « Kết luận một số vấn đề tồn tại về lịch sử đồng chí Trần Văn Giàu » (số 182 – CV/TW) do đồng chí Nguyễn Đức Tâm ký.
Thế là « chung thẩm » rồi ! Song tôi thấy cần nói vài lời :
1) Rất buồn là việc đã xảy ra từ 1945 đến 1988 mới có kết luận. Kết luận mà không có tranh biện giữa bên tiên cáo và bên bị cáo. Dù sao, vẫn có kết luận và tôi xin thành thật cảm ơn các đồng chí đã quan tâm đến việc của tôi trong lúc trăm công ngàn việc bối rối, đã kết luận căn cứ vào một phần lớn sự thật khách quan, và đã giải quyết phần lớn các vấn đề làm cho tôi đỡ tủi phận.
2) Về vụ vượt ngục Tà Lài. Bản kết luận viết : « Chưa có chứng cớ gì là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục ». Đáng lẽ phải nói : « Không có chứng cớ gì… » ; việc đã xảy ra từ 1941, đợi tới bao giờ mới có bằng cớ mà nay hãy còn nói là chưa ? Không phải một mình tôi vượt ngục, có cả Tô Ký, Năm Đông (10) v.v.… họ còn sống, có Tào Tỵ biết rõ mọi việc. Đáng lẽ phải hỏi tội vu cáo của kẻ nào cố ý bày chuyện hại người ngay trong lúc làm khởi nghĩa tháng Tám, có hậu quả ghê gớm hơn 40 năm trường. Hỏi tội cho biết vậy thôi, chớ cũng sống chết cả rồi, còn hơn thua làm chi.
3) Về vụ Deschamps (11) : « việc khai nhận (của đồng chí Giàu) gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giao liên quốc tế ». Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú : Trần Phú không hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song, Nguyễn Văn Trân (Prigorny) còn sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt vì tôi khai, cả chỗ ở tôi, ở Phú Lạc (xóm của Trân – tôi ở hai kỳ, rất lâu) không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo. Nay tôi về đó, bà con vẫn còn quý mến như xưa. Mà người khai Deschamps cũng không phải là người phát giác. Kẻ phát giác là thợ Sáu, chồng giả của chị Mười Tốt, chánh hiệu mật thám, mà một đồng chí trong Xứ ủy đưa vào Thành ủy phụ trách liên lạc quốc tế ! Tay này không bị bắt trong cuộc lại còn đi thăm anh em, rồi sau đó đã có lần toan đánh lừa chị Bảy Huệ (12) nữa, may chị Huệ sanh nghi nên thoát khỏi. Ta bị địch vào cấp ủy. Mà ta cứ đổ cho nhau, đáng tiếc thay ! (chánh thằng thợ Sáu đó đón tôi ở Hồng Kông về, gởi ở nhà một sốp-phơ, hai ngày sau, tôi bị bắt, cả sốp-phơ kia và Sáu an toàn). Tôi làm việc liên lạc quốc tế từ 1933 đến cuối 1934, với Ba Nhâm (thành ủy viên thời Minh Khai). Nhâm (13) nay còn sống, gần 80 tuổi. An toàn tuyệt đối. Tôi đã giao việc cho anh khác từ tháng 12/1934.
4) Điểm 5 của Kết luận nói tôi làm sai đường lối Trung ương. Sai với đường lối, thì sai thật. Nhưng mà tôi có biết đường lối của Trung ương là thế nào đâu ? Trung ương có gửi ai vào trực tiếp với tôi đâu ?
CHÚ THÍCH (của biên tập viên)
(1) Lúc này, hơn một năm sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Đức Thọ không còn ở trong Bộ chính trị Trung ương nữa. Trong những ngày trước Đại hội, ông đã lèo lái mọi cách để ông Trường Chinh không ở lại tiếp tục làm tổng bí thư, tạo thêm đà cho cuộc đổi mới (ông Phạm Văn Đồng bị lung lạc, đã dùng nước mắt để thuyết phục ông Trường Chinh, nhân danh sự « đoàn kết nội bộ »). Ba người rút ra làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương khóa VI. Với thế lực của bộ máy tổ chức, an ninh, đối ngoại, quân đội, Lê Đức Thọ tiếp tục nắm giữ nhiều quyền hạn, cho đến ngày ông mất (tháng 10.1990).
(2) Khu trụ sở các ban trung ương của ĐCSVN ở thành phố Hồ Chí Minh (phường 7, quận 3) tiếp giáp các đường Trần Quốc Thảo và Lý Chính Thắng. T.78 là tên gọi của Cục quản trị, phụ trách các cơ ngơi của ĐCSVN. Nhà ở « phía nam » của các ủy viên Bộ chính trị nằm ở đây.
(3) Tức là bà Hồ Thị Bi (Hồ Thị Hoa). Thành lập và chỉ huy « Chi đội 12 » (tiền thân của Trung đoàn 312) đã lập nên những chiến công hiển hách từ cuối năm 1945 ở vùng Hóc Môn. Lúc này bà mới tập đọc, tập viết, ký tên BI trông như ba con số 131, nên quân đội Pháp ở vùng này gọi bà là « Madame 131 ». Có thể đọc thêm Nguyên Hùng : Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng.
(4) Nhà cách mạng lão thành, hoạt động cách mạng từ những năm 1930 ở Bạc Liêu. Làm nghề họa đồ, nên còn có tên là « Họa đồ Lý ». Có thể đọc tiểu truyện của ông trong Tuyển Tập Nguyên Hùng : Tà Lài tụ nghĩa (Hồi thứ nhất : Vì Việc Nghĩa Tào Tỵ Thọ Nạn Tới Gia Định Gặp Bạn Công Trung).
(5) Thiếu tướng Tô Ký sinh năm 1922 (Wikipédia viết 1919), tại làng Bình Lý, Hóc Môn (nay là xã anh hùng Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Ông tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, năm 17 tuổi bị bắt giải đi căng Tà Lài (1940). Đầu năm 1942, ông cùng 7 đồng chí vượt ngục và bị bắt giải lên Bà Rá cho tới ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3. 1945. Ông là một trong những người lập Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, sau là Chi đội 12. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được thăng thiếu tướng, Chính ủy quân khu. Ông mất mùng 2 Tết năm Kỷ Mão (1999). Theo Nguyên Hùng : Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng (“TIỂU TƯỚNG” TÔ KÝ CHINH PHỤC “NGƯU MA VƯƠNG”)
(6) Phan Đình Khải là tên thật của ông Lê Đức Thọ. Cả hai đều sinh năm 1911 : Trần Văn Giàu ngày 6 tháng 9, Lê Đức Thọ ngày 14 tháng 10.
(7) Bảy Dự : bí danh của Nguyễn Võ Danh, từng giữ chức phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM, phó bí thư Thành ủy Đảng bộ TP HCM của ĐCSVN.
(8) Tức Bảy Trân (đừng nhầm với Nguyễn Văn Trấn « ông già Chợ Đệm »), sinh năm 1908, sang Pháp (Marseille) năm 15 tuổi. 19 tuổi, sang Liên Xô học trường Stalin (1927-1930), cùng khóa Nguyễn Thế Rục, Ngô Đức Trì, Bùi Công Trừng, Trần Phú, Bùi Lâm, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai, Trần Đình Long, Bùi Ái. Bí mật về nước năm 1930. Một trong những đảng viên cộng sản hiếm hoi đã tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của đạo Cao Đài và hàng ngũ Bình Xuyên. Cũng đã từng làm liên lạc giữa bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu với những trí thức yêu nước như Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Thiều... Xem thêm : Nguyễn Văn Trân, người cảm hóa giang hồ Bình Xuyên trong Nguyên Hùng (sách đã dẫn).
(9) Bà Đỗ Thị Đạo. Khi Trần Văn Giàu bị trục xuất từ Pháp về (19 tuổi, năm 1930), cha mẹ ông buộc phải cưới vợ « cho tròn chữ hiếu ». Cuốn hồi ký này, ông đề « tặng vợ tôi, bà Đỗ Thị Đạo, người vợ trung thành, người đàn bà theo đúng truyền thống Việt Nam và truyền thống gia đình ».
(10) Năm Đông : tức Dương Quang Đông, tức Dương Văn Phúc (1902-2003). Ông Năm Đông là nhà cách mạng lão thành đã tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí hội của lãnh lụ Nguyễn Ái Quốc và sớm hoạt động trong Công hội Đỏ của cụ Tôn Đức Thắng. Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kì. Trong thời kháng Pháp, ông là Phó phòng Hàng hải Nam Bộ, phụ trách văn phòng thường trực của ta ở thủ đô Xiêm quốc, Bangkok. Ông đóng vai doanh thương có cửa hàng xuất nhập cảng lớn tại thủ đô Bangkok, mua sắm tàu biển chở súng đạn, hóa chất, máy móc về nước đánh Tây. Trong cuộc sống đầy gian nguy giữa hàng ngũ mật vụ Pháp bố trí dày đặc ở Xiêm, dưới cái tên Xiêm là Nai Chran ông vẫn bình tĩnh làm tròn sứ mạng của mình cho tới ngày bị phe đảo chính bắt. Xem tiểu sử đầy đủ trong cuốnDương Quang Đông xuyên Tây của Nguyên Hùng (sách đã dẫn). Những năm cuối đời, tuy tuổi cao, ông vẫn lên tiếng chống tiêu cực và sự lưu manh hóa hàng ngũ đảng (như tố cáo sự gian trá của tướng Lê Đức Anh).
(11) Deschamps là đảng viên Đảng cộng sản Pháp, làm thuyền trưởng. Trong cương vị này, ông làm giao liên giữa hai đảng, và cung cấp sách báo tài liệu cho ĐCSVN. Deschamps bị bắt năm 1935 cùng với Trần Văn Giàu. Các nhân chứng ông Giàu kể trong thư này, và nhiều người khác đều cho biết ai là người tố giác và khai báo về Deschamps và Trần Văn Giàu (xem Nguyên Hùng, sách đã dẫn).
(12) Bảy Huệ tức Ngô Thị Huệ hoạt động cách mạng từ những năm 1930, hai lần tù. Bà kết hôn với ông (Mười Cúc) Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư tương lai) năm 1948. Hai người gặp nhau lần đầu trước đó ba năm, khi Bảy Huệ thay mặt tỉnh ủy Sóc Trăng ra đón đoàn tù trở về từ Côn Đảo.
(13) Ba Nhâm tức Trương Văn Nhâm hay Trương Quang Nhâm. Từng làm bí thư tỉnh ủy Trà Vinh. Một trong tám người vượt ngục Tà Lài (đợt 2) năm 1942, cùng với Trần Văn Giàu, Dương Văn Phúc (tức Dương Quang Đông), Châu Văn Giác, Trần Văn Kiết (Kiệt), Nguyễn Công Trung, Nguyễn Hoàng Sính (Đức), Tô Ký.
<*> Banh (từ tiếng Pháp bagne) : trại giam. Ở Côn Đảo, có nhiều banh, mỗi banh gồm nhiều khám. Thời Pháp, có 4 banh : banh 1 (trại Phú Hải), banh 2 (trại Phú Sơn), banh 3 (trại Phú Thọ), banh 3 phụ (trại Phú Tường), Chuồng Cọp, Chuồng Bò. Thời Mỹ, thêm trại 5 (Phú Phong), trại 6 (Phú An), trại 7 (Phú Bình, còn gọi là Chuồng Cọp Mĩ, phân biệt với Chuồng Cọp Pháp), trại 8 (Phú Hưng). Tổng cộng 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập Chuồng Cọp. Các tên « Phú… » được đặt ra dưới thời Nguyễn Văn Thiệu sau Hiệp định Paris, khi quần đảo Côn Sơn được gọi tên là Phú Hải.
Hồi ký Trần Văn Giàu - 1. Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU của Tác giả
Tôi viết tập «hồi ký» này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy ; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện « không lấy gì làm hay », buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng. Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do.
Tôi thấy rằng không ít hồi ký đã được in ấn kể sự việc rất hay mà cũng chen vào một ít điều hoặc tác giả bịa hoặc lúc nghe kể đã thất thiệt. Viết hồi ký trước hết là viết những điều mình mắt thấy tai nghe và tự làm là chính, mà viết về mình thì dễ « chủ quan » : bớt cái dở thêm cái hay là điều khó tránh khỏi ; tôi ngập ngừng khi định viết hồi ký là vì vậy. Nhưng có một số việc, nếu mình không kể lại thì không ai biết, không ai nhớ, không ai viết, không ai làm sáng tỏ cho mình bằng mình. Thành ra viết hồi ký vừa là đóng góp sử liệu vừa là yên ủi mình. Trong lịch sử dù là lịch sử của một khoảng đời ngắn ngủi, mình chỉ là một tiếng của ngàn trùng ngọn sóng trên biển sôi động : ghi lại một tiếng, thật ra có nghĩa lý gì lớn lắm đâu, có thêm bớt gì lắm đâu ? Nhiều lắm thì làm cho một số người mất thì giờ đọc, hay mất tiền mua. « Cọp chết để da, người ta chết để tiếng » ; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian ? Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp. Cho nên, viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau mình biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách. Thế là đủ.
Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết « Lời nói đầu » này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.
Trần Văn Giàu
Tôi viết tập «hồi ký» này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy ; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện « không lấy gì làm hay », buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng. Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do.
Tôi thấy rằng không ít hồi ký đã được in ấn kể sự việc rất hay mà cũng chen vào một ít điều hoặc tác giả bịa hoặc lúc nghe kể đã thất thiệt. Viết hồi ký trước hết là viết những điều mình mắt thấy tai nghe và tự làm là chính, mà viết về mình thì dễ « chủ quan » : bớt cái dở thêm cái hay là điều khó tránh khỏi ; tôi ngập ngừng khi định viết hồi ký là vì vậy. Nhưng có một số việc, nếu mình không kể lại thì không ai biết, không ai nhớ, không ai viết, không ai làm sáng tỏ cho mình bằng mình. Thành ra viết hồi ký vừa là đóng góp sử liệu vừa là yên ủi mình. Trong lịch sử dù là lịch sử của một khoảng đời ngắn ngủi, mình chỉ là một tiếng của ngàn trùng ngọn sóng trên biển sôi động : ghi lại một tiếng, thật ra có nghĩa lý gì lớn lắm đâu, có thêm bớt gì lắm đâu ? Nhiều lắm thì làm cho một số người mất thì giờ đọc, hay mất tiền mua. « Cọp chết để da, người ta chết để tiếng » ; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian ? Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp. Cho nên, viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau mình biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách. Thế là đủ.
Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết « Lời nói đầu » này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.
Trần Văn Giàu
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
Bí quyết tránh lãng phí thời gian làm việc
David Allen, tác giả cuốn sách Nghệ thuật làm việc năng suất, đưa ra một số lời khuyên giúp bạn tránh lãng phí thời gian trong công sở và tập trung làm việc:
Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang salary.com, rất nhiều nhân viên thừa nhận rằng họ đã lãng phí 2 trong 8 tiếng làm việc ở văn phòng.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang salary.com, rất nhiều nhân viên thừa nhận rằng họ đã lãng phí 2 trong 8 tiếng làm việc ở văn phòng. Nếu bạn cũng là một người trong số đó, hãy chấn chỉnh lại phong cách làm việc của mình để phát huy hết năng suất của bản thân và đạt tới đỉnh cao sự nghiệp.
David Allen, tác giả cuốn sách Nghệ thuật làm việc năng suất, đưa ra một số lời khuyên giúp bạn tránh lãng phí thời gian trong công sở và tập trung làm việc:
Hạn chế làm nhiều việc cùng lúc
Thay vì vừa đọc tài liệu, vừa nói chuyện với khách hàng, hãy tập trung hoàn thành từng việc một. Nhiều người lầm tưởng rằng làm nhiều việc cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian nhưng thực tế lại ngược lại bởi sự thiếu tập trung sẽ khiến chất lượng công việc giảm sút.
Hạn chế kiểm tra hòm thư
Bạn không nên kiểm tra email liên tục, trừ trường hợp công việc của bạn yêu cầu phải tương tác liên tục qua email. Hãy tính xem, mỗi lần báo thư đến, bạn kiểm tra và trả lời cả những thư không cần thiết, bạn sẽ lãng phí khoảng 5 phút. Với vài lần như vậy trong ngày, bạn sẽ lãng phí tới cả một giờ làm việc. Thay vào đó, hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để kiểm tra và trả lời thư.
Thư thái đầu óc
Hãy dành vài lần trong ngày làm việc, mỗi lần vài phút để thư giãn đầu óc. Chỉ cần đi dạo quanh văn phòng hoặc tránh xa màn hình máy tính, bạn sẽ lấy lại sự tập trung và minh mẫn để tiếp tục công việc.
Loại bỏ những cuộc họp không cần thiết
Đôi khi những cuộc trao đổi qua email, điện thoại vẫn có thể giải quyết công việc hiệu quả mà không cần phải gặp mặt trực tiếp và ngược lại. Bạn cần xác định được tính chất, tầm quan trọng của vấn đề mà có hình thức trao đổi phù hợp, tránh những cuộc trao đổi không cần thiết và tốn thời gian.
Học cách từ chối
Khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ trong khi bạn cũng đang rất bận rộn, hãy lịch sự nói " không ". Và ngay cả với sếp, anh/ cô ấy giao thêm việc trong khi bạn còn hàng đống dự án chưa hoàn thành, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp.
Nói "không " với mạng xã hội
Nếu không dùng trong công việc, hãy lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... khi ở nhà. Đừng nghĩ rằng mình chỉ lên kiểm tra tin nhắn, bạn có thể click vào những đường link hấp dẫn, xem ảnh của người này đến người khác. Và như vậy bạn sẽ không còn thời gian để làm việc.
Lập danh sách
Ghi chép là biện pháp hữu ích không chỉ với những người hay quên. Nó giúp bạn không bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng. Bạn nên có 2 danh sách: những việc cần làm trong ngắn hạn và dài hạn. Đừng bắt đầu 1 ngày mới mà không biết cần làm gì và những nhiệm vụ nào cần ưu tiên.
Dọn dẹp bàn làm việc
Hãy dành 15 phút cuối ngày làm việc để dọn dẹp lại bàn làm việc của mình. Loại bỏ những gì không cần dùng nữa và chuẩn bị tài liệu cho ngày hôm sau.
Nguồn : doanhnhansaigon
Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang salary.com, rất nhiều nhân viên thừa nhận rằng họ đã lãng phí 2 trong 8 tiếng làm việc ở văn phòng.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang salary.com, rất nhiều nhân viên thừa nhận rằng họ đã lãng phí 2 trong 8 tiếng làm việc ở văn phòng. Nếu bạn cũng là một người trong số đó, hãy chấn chỉnh lại phong cách làm việc của mình để phát huy hết năng suất của bản thân và đạt tới đỉnh cao sự nghiệp.
David Allen, tác giả cuốn sách Nghệ thuật làm việc năng suất, đưa ra một số lời khuyên giúp bạn tránh lãng phí thời gian trong công sở và tập trung làm việc:
Hạn chế làm nhiều việc cùng lúc
Thay vì vừa đọc tài liệu, vừa nói chuyện với khách hàng, hãy tập trung hoàn thành từng việc một. Nhiều người lầm tưởng rằng làm nhiều việc cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian nhưng thực tế lại ngược lại bởi sự thiếu tập trung sẽ khiến chất lượng công việc giảm sút.
Hạn chế kiểm tra hòm thư
Bạn không nên kiểm tra email liên tục, trừ trường hợp công việc của bạn yêu cầu phải tương tác liên tục qua email. Hãy tính xem, mỗi lần báo thư đến, bạn kiểm tra và trả lời cả những thư không cần thiết, bạn sẽ lãng phí khoảng 5 phút. Với vài lần như vậy trong ngày, bạn sẽ lãng phí tới cả một giờ làm việc. Thay vào đó, hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để kiểm tra và trả lời thư.
Thư thái đầu óc
Hãy dành vài lần trong ngày làm việc, mỗi lần vài phút để thư giãn đầu óc. Chỉ cần đi dạo quanh văn phòng hoặc tránh xa màn hình máy tính, bạn sẽ lấy lại sự tập trung và minh mẫn để tiếp tục công việc.
Loại bỏ những cuộc họp không cần thiết
Đôi khi những cuộc trao đổi qua email, điện thoại vẫn có thể giải quyết công việc hiệu quả mà không cần phải gặp mặt trực tiếp và ngược lại. Bạn cần xác định được tính chất, tầm quan trọng của vấn đề mà có hình thức trao đổi phù hợp, tránh những cuộc trao đổi không cần thiết và tốn thời gian.
Học cách từ chối
Khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ trong khi bạn cũng đang rất bận rộn, hãy lịch sự nói " không ". Và ngay cả với sếp, anh/ cô ấy giao thêm việc trong khi bạn còn hàng đống dự án chưa hoàn thành, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp.
Nói "không " với mạng xã hội
Nếu không dùng trong công việc, hãy lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... khi ở nhà. Đừng nghĩ rằng mình chỉ lên kiểm tra tin nhắn, bạn có thể click vào những đường link hấp dẫn, xem ảnh của người này đến người khác. Và như vậy bạn sẽ không còn thời gian để làm việc.
Lập danh sách
Ghi chép là biện pháp hữu ích không chỉ với những người hay quên. Nó giúp bạn không bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng. Bạn nên có 2 danh sách: những việc cần làm trong ngắn hạn và dài hạn. Đừng bắt đầu 1 ngày mới mà không biết cần làm gì và những nhiệm vụ nào cần ưu tiên.
Dọn dẹp bàn làm việc
Hãy dành 15 phút cuối ngày làm việc để dọn dẹp lại bàn làm việc của mình. Loại bỏ những gì không cần dùng nữa và chuẩn bị tài liệu cho ngày hôm sau.
Nguồn : doanhnhansaigon
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011
Hãy “học làm người tử tế” đã!
Ông Vũ Khoan- Cựu phó thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao, người đã bỏ nhiều tâm huyết trong nổ lực nâng đưa con thuyền Việt Nam ra khỏi sự trì trệ bằng cách đưa VN gia nhập WTO. Giờ đây, dù không còn tại vị, ông vẫn luôn đau đáu nổi lòng. Ước gì nhiều hơn những vị lãnh đạo hiên nay có tâm hơn (chưa nói đến có tầm) thì ông cũng đỡ đau đau hơn.
Sau đây là bài phỏng vấn ông trên doanhnhansaigon.net
Vào thời điểm đã có thể thảnh thơi sau khi rời khỏi chính trường, có thể bình tĩnh chiêm nghiệm cuộc đời, mở rộng cánh cửa và lắng nghe những ngọn gió thời cuộc thổi qua căn nhà yên tĩnh của gia đình, thì ông lại thấy mình phải làm gì đó, vì không thể quay lưng với cuộc sống.
Ông hầu như ít khi từ chối những cuộc gặp mặt và giao lưu với thế hệ trẻ?
Sau đây là bài phỏng vấn ông trên doanhnhansaigon.net
Vào thời điểm đã có thể thảnh thơi sau khi rời khỏi chính trường, có thể bình tĩnh chiêm nghiệm cuộc đời, mở rộng cánh cửa và lắng nghe những ngọn gió thời cuộc thổi qua căn nhà yên tĩnh của gia đình, thì ông lại thấy mình phải làm gì đó, vì không thể quay lưng với cuộc sống.
Ông hầu như ít khi từ chối những cuộc gặp mặt và giao lưu với thế hệ trẻ?
Có thể nói, công việc thú vị nhất của tôi hiện nay là tiếp xúc thanh niên, sinh viên, học sinh. Điều đó giúp tôi có thêm hiểu biết và nhất là cảm nhận được hơi thở của cuộc sống…
Thế hệ trẻ ngày nay có kiến thức rộng, cởi mở, mạnh dạn hơn thế hệ chúng tôi nhiều; cách suy nghĩ, lập luận cũng thẳng thắn hơn, không vòng vo hay né tránh, nhất là trên các vấn đề hóc búa.
Những lợi thế đó của các bạn trẻ luôn cuốn hút tôi. Mỗi lần gặp gỡ, đối thoại với các cháu, tôi đều thấy phấn chấn, vui vẻ như mình trẻ lại và tin tưởng hơn vào tương lai của đất nước.
Tiếp cận thế hệ trẻ là tiếp cận với tương lai. Thế hệ trẻ giúp mình “bắt mạch” được nhịp sống, mang lại cho mình sức trẻ, khiến mình cảm thấy chưa bị cuộc sống đào thải và như vậy, đỡ tủi thân hơn!
Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra tại các cuộc đối thoại giữa hai thế hệ, mối quan tâm nào của thế hệ tương lai đồng thời cũng là mối quan tâm đặc biệt của riêng ông?
Vấn đề sử dụng người tài. Theo tôi nghĩ, có thể nhìn vấn đề này từ bốn góc độ. Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào?
Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã. Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe. Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thoả đáng.
Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng. Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí – những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi.
Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm! Đã dám dùng người tài thì phải biết chịu nghe họ. Ai cũng vậy, có chịu nghe người khác thì mới trưởng thành được, vì làm gì có ai thông tường mọi thứ?
Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?
Thế hệ trẻ ngày nay có kiến thức rộng, cởi mở, mạnh dạn hơn thế hệ chúng tôi nhiều; cách suy nghĩ, lập luận cũng thẳng thắn hơn, không vòng vo hay né tránh, nhất là trên các vấn đề hóc búa.
Những lợi thế đó của các bạn trẻ luôn cuốn hút tôi. Mỗi lần gặp gỡ, đối thoại với các cháu, tôi đều thấy phấn chấn, vui vẻ như mình trẻ lại và tin tưởng hơn vào tương lai của đất nước.
Tiếp cận thế hệ trẻ là tiếp cận với tương lai. Thế hệ trẻ giúp mình “bắt mạch” được nhịp sống, mang lại cho mình sức trẻ, khiến mình cảm thấy chưa bị cuộc sống đào thải và như vậy, đỡ tủi thân hơn!
Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra tại các cuộc đối thoại giữa hai thế hệ, mối quan tâm nào của thế hệ tương lai đồng thời cũng là mối quan tâm đặc biệt của riêng ông?
Vấn đề sử dụng người tài. Theo tôi nghĩ, có thể nhìn vấn đề này từ bốn góc độ. Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào?
Có người nói, khi đã cầu hiền tức là thừa nhận mình dốt, vậy điều trước hết là phải chấp nhận người ta giỏi hơn mình cái đã. Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe. Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thoả đáng.
Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng. Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí – những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người, chẳng hạn tật hay cãi.
Các cuộc họp mà không có người cãi thì chán lắm! Đã dám dùng người tài thì phải biết chịu nghe họ. Ai cũng vậy, có chịu nghe người khác thì mới trưởng thành được, vì làm gì có ai thông tường mọi thứ?
Một khía cạnh nữa về nhân tài còn ít được đề cập đúng mức. Đó là bản thân nhân tài phải có hoài bão, phải dấn thân, ham mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, sống lương thiện chứ không nên chỉ đòi hỏi một chiều ở xã hội. Ai cũng thế thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước giàu mạnh, từ đó có khả năng đãi ngộ xứng đáng nhân tài?
Từ một phiên dịch trẻ tuổi, ông đã sớm được thừa nhận, điều đó có ảnh hưởng đến quan niệm sử dụng người tài của ông sau này?
Tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các vị tiền bối anh minh như Bác Hồ, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và được đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng kiêm bộ trưởng Ngoại giao giao cho nhiều việc “trái khoáy” buộc tôi phải vượt qua chính mình.
Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành; những kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị lãnh đạo trái nghề như thương mại chẳng hạn.
Rời chính trường khi đang ở cương vị phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, đang được nhiều người dân kỳ vọng, ông sẽ tiếp tục tham gia công tác lãnh đạo và có nhiều đóng góp lớn cho đất nước, lúc đó tâm trạng ông ra sao?
Đơn giản là đến tuổi thì nên nghỉ, đồng thời mình là cán bộ, đảng viên thì phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của tổ chức. Mỗi người phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: “Không nên biết cách lên”, nhưng nhất định phải “biết cách xuống” đúng lúc và đúng cách.
Mỗi cá nhân phải biết dừng đúng lúc, đúng cách. Nếu đẻ ra ngoại lệ sẽ sinh lắm chuyện lôi thôi. Người ta phải biết cách sống, không phải mọi điều mình muốn đều có thể.
Tâm thế của ông lúc này? Có hay không cái gọi là “nỗi buồn thế sự”?
Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Mình cứ nói chế độ mình dân chủ hơn triệu lần, mình là lương tri của thời đại… nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất “gen xấu hổ”.
Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, “văn hoá phong bì” tràn lan, tệ “chạy” lây lan sang mọi lĩnh vực…
Do đó có lẽ không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy “học làm người tử tế” đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen… Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão!
Có phải một trong những “phương cách tồn tại” của xã hội hiện nay là… tránh nói chuyện xấu?
Vấn đề này không mới. Bản thân tôi khi đang làm việc cũng đã rất trăn trở. Đâu đâu cũng “tránh nói việc xấu”, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, chỉ muốn khen và được khen. Vấn đề là phải nhận biết và tìm cách triệt phá cái xấu thì cái đẹp, cái tốt mới tồn tại được. Nếu cứ theo đuổi những thứ hoành tráng bề ngoài theo tâm lý vĩ cuồng thì nước ta còn nghèo túng, lạc hậu dài dài…
Đi ra thế giới nhiều, nhìn lại, ông đánh giá ra sao về hình ảnh chính khách Việt?
Nói đúng ra thì cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán…
Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp.
Phẩm chất số một của nhà ngoại giao là gì, thưa ông?
Bên cạnh sự kiên định, khéo léo là sự chân thành. Kiên quyết, sắc sảo đến mấy vẫn nên chân thành, chân thành cả khi không đồng tình với đối tác. Sự xảo trá chẳng lừa được ai, chỉ tạo ra tình trạng mất lòng tin.
Ông từng nói rằng, hiện nay công tác đối ngoại rất cần “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Với vấn đề chủ quyền biển đảo, cách ứng xử nào ông cho là thích hợp?
Người ta nói “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”. Do đó mình phải xác định cho thật rõ lợi ích của mình ở đâu. Lúc này lợi ích tối cao của ta là giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đi đôi với yêu cầu duy trì môi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện dân giàu, nước mạnh. Hai lợi ích ấy gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không thể xem nhẹ mặt nào.
Làm sao xây dựng được nếu chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại; ngược lại làm sao bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được nếu không tranh thủ được môi trường thuận lợi để phát triển?
Khi làm bạn với ai cũng nên hiểu rằng họ có lợi ích riêng, khi lợi ích của họ và của mình song trùng thì gắn kết với nhau, ngược lại thì họ vẫn lo cho lợi ích bản thân thôi. Nghe thì có vẻ thực dụng song cuộc sống là vậy, ta cũng đã có nhiều bài học về mặt này. Nói thì dễ nhưng làm không dễ, do đó, hơn lúc nào hết, cùng với bầu nhiệt huyết cần cái đầu lạnh, sự tỉnh táo, thông minh, khôn khéo.
Về đối nội, đây là thời điểm nợ nần nhiều, sản xuất hầu như rất ít phát triển, tài nguyên cạn kiệt… ông có cho rằng tình hình trên hoàn toàn có thể điều chỉnh được trong nay mai?
Tôi thấy gần đây thường xuyên có quá nhiều các cuộc hội thảo, các bài phát biểu về “tái cơ cấu nền kinh tế” đến mức hoa cả mắt, ù cả tai! Nhưng cơ cấu thế nào và nhất là bằng cách gì thì vẫn chưa rõ. Tôi rất ngại căn bệnh nói theo thời thượng, theo phong trào nhưng nội hàm mỗi người hiểu một kiểu, cách làm càng tù mù hơn.
Ví dụ gần đây có “phong trào” phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng không rõ phụ trợ cho cái gì, hiệu quả ra sao, tiêu thụ ở đâu, giá thành thế nào… Không khéo sẽ lại hỏng việc.
Nghe nói một trong ba nhiệm vụ cải tổ Vinashin là phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu, nhưng nếu sản phẩm phụ trợ ấy làm ra chỉ cung cấp cho Vinashin hay công nghiệp đóng tàu cả nước đi nữa thì dung lượng thị trường cũng không lớn, do đó, giá thành rất cao và sẽ lỗ nặng.
Muốn giá thành hạ thì phải sản xuất trên quy mô đủ lớn, len được vào chuỗi giá trị toàn cầu mới hy vọng có hiệu quả. Đó là còn chưa nói đến chất lượng!
Giữa các vấn đề kinh tế và xã hội, nỗi lo của ông “bên nào nặng hơn”?
Hai mặt đó gắn bó mật thiết với nhau song theo tôi, vấn đề kinh tế không đáng lo bằng các vấn đề xã hội. Hiện có nhiều điều bất ổn quá. Những khó khăn về kinh tế đã dội vào xã hội, vào lòng người, dẫn đến hành vi con người có khi cực đoan… Những bất ổn về tâm lý xã hội ấy có thể gây tác động xấu trở lại nền kinh tế.
Tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các vị tiền bối anh minh như Bác Hồ, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Tôi trưởng thành lên được vì đã được giao những công việc khó và được đòi hỏi cao. Vào cuối những năm 1980 thế kỷ trước, khi là vụ trưởng rồi trợ lý bộ trưởng, tôi đã được ông Nguyễn Cơ Thạch lúc đó là phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng kiêm bộ trưởng Ngoại giao giao cho nhiều việc “trái khoáy” buộc tôi phải vượt qua chính mình.
Những thử thách ấy buộc tôi phải học tập, nghiên cứu, đi vào cuộc sống, từ đó trưởng thành; những kiến thức và kinh nghiệm thâu lượm được đã giúp tôi đỡ lúng túng khi giữ các cương vị lãnh đạo trái nghề như thương mại chẳng hạn.
Rời chính trường khi đang ở cương vị phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, đang được nhiều người dân kỳ vọng, ông sẽ tiếp tục tham gia công tác lãnh đạo và có nhiều đóng góp lớn cho đất nước, lúc đó tâm trạng ông ra sao?
Đơn giản là đến tuổi thì nên nghỉ, đồng thời mình là cán bộ, đảng viên thì phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của tổ chức. Mỗi người phải biết lượng sức, đừng bao giờ nghĩ mình là người không thay thế được. Tôi luôn tâm niệm: “Không nên biết cách lên”, nhưng nhất định phải “biết cách xuống” đúng lúc và đúng cách.
Mỗi cá nhân phải biết dừng đúng lúc, đúng cách. Nếu đẻ ra ngoại lệ sẽ sinh lắm chuyện lôi thôi. Người ta phải biết cách sống, không phải mọi điều mình muốn đều có thể.
Tâm thế của ông lúc này? Có hay không cái gọi là “nỗi buồn thế sự”?
Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi. Mình cứ nói chế độ mình dân chủ hơn triệu lần, mình là lương tri của thời đại… nhưng sự thật thì nhiều việc, nhiều người chưa thể hiện được điều đó. Nhiều người đã đánh mất “gen xấu hổ”.
Làm hỏng việc không xin lỗi, không từ chức, ra đường thì chen chúc, phóng uế bậy bạ, thấy hoa đẹp thì vặt bẻ không thương tiếc, người gặp tai nạn thì xông vào hôi của, quan chức thì tham nhũng vơ vét, “văn hoá phong bì” tràn lan, tệ “chạy” lây lan sang mọi lĩnh vực…
Do đó có lẽ không nên nói quá nhiều những chuyện cao xa mà hãy “học làm người tử tế” đã. Tôi hay khuyên các cháu thanh niên rằng, trước hết hãy cố nói chứ đừng chửi thề, nhặt rác chứ đừng vứt rác, trồng cây chứ đừng chặt cây, đi chứ đừng chen… Không làm người lương thiện thì khoan nói đến chuyện lý tưởng, hoài bão!
Có phải một trong những “phương cách tồn tại” của xã hội hiện nay là… tránh nói chuyện xấu?
Vấn đề này không mới. Bản thân tôi khi đang làm việc cũng đã rất trăn trở. Đâu đâu cũng “tránh nói việc xấu”, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, chỉ muốn khen và được khen. Vấn đề là phải nhận biết và tìm cách triệt phá cái xấu thì cái đẹp, cái tốt mới tồn tại được. Nếu cứ theo đuổi những thứ hoành tráng bề ngoài theo tâm lý vĩ cuồng thì nước ta còn nghèo túng, lạc hậu dài dài…
Đi ra thế giới nhiều, nhìn lại, ông đánh giá ra sao về hình ảnh chính khách Việt?
Nói đúng ra thì cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán…
Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp.
Phẩm chất số một của nhà ngoại giao là gì, thưa ông?
Bên cạnh sự kiên định, khéo léo là sự chân thành. Kiên quyết, sắc sảo đến mấy vẫn nên chân thành, chân thành cả khi không đồng tình với đối tác. Sự xảo trá chẳng lừa được ai, chỉ tạo ra tình trạng mất lòng tin.
Ông từng nói rằng, hiện nay công tác đối ngoại rất cần “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Với vấn đề chủ quyền biển đảo, cách ứng xử nào ông cho là thích hợp?
Người ta nói “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”. Do đó mình phải xác định cho thật rõ lợi ích của mình ở đâu. Lúc này lợi ích tối cao của ta là giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đi đôi với yêu cầu duy trì môi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện dân giàu, nước mạnh. Hai lợi ích ấy gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, không thể xem nhẹ mặt nào.
Làm sao xây dựng được nếu chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại; ngược lại làm sao bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được nếu không tranh thủ được môi trường thuận lợi để phát triển?
Khi làm bạn với ai cũng nên hiểu rằng họ có lợi ích riêng, khi lợi ích của họ và của mình song trùng thì gắn kết với nhau, ngược lại thì họ vẫn lo cho lợi ích bản thân thôi. Nghe thì có vẻ thực dụng song cuộc sống là vậy, ta cũng đã có nhiều bài học về mặt này. Nói thì dễ nhưng làm không dễ, do đó, hơn lúc nào hết, cùng với bầu nhiệt huyết cần cái đầu lạnh, sự tỉnh táo, thông minh, khôn khéo.
Về đối nội, đây là thời điểm nợ nần nhiều, sản xuất hầu như rất ít phát triển, tài nguyên cạn kiệt… ông có cho rằng tình hình trên hoàn toàn có thể điều chỉnh được trong nay mai?
Tôi thấy gần đây thường xuyên có quá nhiều các cuộc hội thảo, các bài phát biểu về “tái cơ cấu nền kinh tế” đến mức hoa cả mắt, ù cả tai! Nhưng cơ cấu thế nào và nhất là bằng cách gì thì vẫn chưa rõ. Tôi rất ngại căn bệnh nói theo thời thượng, theo phong trào nhưng nội hàm mỗi người hiểu một kiểu, cách làm càng tù mù hơn.
Ví dụ gần đây có “phong trào” phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng không rõ phụ trợ cho cái gì, hiệu quả ra sao, tiêu thụ ở đâu, giá thành thế nào… Không khéo sẽ lại hỏng việc.
Nghe nói một trong ba nhiệm vụ cải tổ Vinashin là phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu, nhưng nếu sản phẩm phụ trợ ấy làm ra chỉ cung cấp cho Vinashin hay công nghiệp đóng tàu cả nước đi nữa thì dung lượng thị trường cũng không lớn, do đó, giá thành rất cao và sẽ lỗ nặng.
Muốn giá thành hạ thì phải sản xuất trên quy mô đủ lớn, len được vào chuỗi giá trị toàn cầu mới hy vọng có hiệu quả. Đó là còn chưa nói đến chất lượng!
Giữa các vấn đề kinh tế và xã hội, nỗi lo của ông “bên nào nặng hơn”?
Hai mặt đó gắn bó mật thiết với nhau song theo tôi, vấn đề kinh tế không đáng lo bằng các vấn đề xã hội. Hiện có nhiều điều bất ổn quá. Những khó khăn về kinh tế đã dội vào xã hội, vào lòng người, dẫn đến hành vi con người có khi cực đoan… Những bất ổn về tâm lý xã hội ấy có thể gây tác động xấu trở lại nền kinh tế.
Ông có cho là ở giai đoạn “lửa thử vàng” hiện nay, các điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, đã hoặc đang thúc đẩy việc hình thành, xuất hiện những phẩm chất mới của dân tộc Việt?
Phẩm chất dân tộc là một phạm trù rộng lớn và phức tạp. Có những phẩm chất được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm, chắt lọc qua nhiều thế hệ. Theo dòng chảy của thời gian và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước lẫn trên thế giới thay đổi không ngừng đã nảy sinh những phẩm chất mới hoặc làm thay đổi những phẩm chất vốn có.
Thật là khó để xác định được những phẩm chất mới của dân tộc lúc này, có lẽ đây là một đề tài đáng nghiên cứu nghiêm túc. Và phải có những phẩm chất vĩnh cửu, trong đó phẩm chất đầu tiên cần có là sống tử tế, hướng thiện, diệt ác, hay nói nôm na là “người phải ra người”.
Từng gọi mình là “tội đồ” vì đã tham gia Chính phủ mà chưa đóng góp được hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của khi đầu tư công không hiệu quả. Lúc này, điều gì khiến ông nuối tiếc nhất?
(trầm ngâm) Giá đừng để mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng và kéo dài thì tốt. Về một số mặt, kinh tế vĩ mô chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khá nghiêm trọng.
Ở đây có nguyên nhân từ bên ngoài, có nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế đã tồn tại từ lâu, có nguyên nhân trực tiếp do điều hành. Về đối ngoại, chúng ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Những khó khăn ấy đương nhiên gây ra sự phân tâm về chuyện này hay chuyện khác. Lạc quan nhẹ dạ thì không nên nhưng bi quan quá mức cũng chẳng phải, vì dù sao “lực” và “thế” của nước ta đã khác trước nhiều rồi.
Hơn thế nữa, người Việt ta mỗi khi gặp khó khăn, thử thách thì đều vượt qua được theo tinh thần “cái khó ló cái khôn”. Việc “dám” điều chỉnh nghị quyết Đại hội, giảm mục tiêu tốc độ tăng trưởng để lấy lại cân đối vĩ mô là một biểu hiện đáng hoan nghênh về “cái khôn” đã hé lộ!
Cảm ơn ông!
.............
Và nhiều người Việt Nam chân chính cảm ơn!
Phẩm chất dân tộc là một phạm trù rộng lớn và phức tạp. Có những phẩm chất được hun đúc, tích tụ qua hàng ngàn năm, chắt lọc qua nhiều thế hệ. Theo dòng chảy của thời gian và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước lẫn trên thế giới thay đổi không ngừng đã nảy sinh những phẩm chất mới hoặc làm thay đổi những phẩm chất vốn có.
Thật là khó để xác định được những phẩm chất mới của dân tộc lúc này, có lẽ đây là một đề tài đáng nghiên cứu nghiêm túc. Và phải có những phẩm chất vĩnh cửu, trong đó phẩm chất đầu tiên cần có là sống tử tế, hướng thiện, diệt ác, hay nói nôm na là “người phải ra người”.
Từng gọi mình là “tội đồ” vì đã tham gia Chính phủ mà chưa đóng góp được hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của khi đầu tư công không hiệu quả. Lúc này, điều gì khiến ông nuối tiếc nhất?
(trầm ngâm) Giá đừng để mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng và kéo dài thì tốt. Về một số mặt, kinh tế vĩ mô chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khá nghiêm trọng.
Ở đây có nguyên nhân từ bên ngoài, có nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế đã tồn tại từ lâu, có nguyên nhân trực tiếp do điều hành. Về đối ngoại, chúng ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Những khó khăn ấy đương nhiên gây ra sự phân tâm về chuyện này hay chuyện khác. Lạc quan nhẹ dạ thì không nên nhưng bi quan quá mức cũng chẳng phải, vì dù sao “lực” và “thế” của nước ta đã khác trước nhiều rồi.
Hơn thế nữa, người Việt ta mỗi khi gặp khó khăn, thử thách thì đều vượt qua được theo tinh thần “cái khó ló cái khôn”. Việc “dám” điều chỉnh nghị quyết Đại hội, giảm mục tiêu tốc độ tăng trưởng để lấy lại cân đối vĩ mô là một biểu hiện đáng hoan nghênh về “cái khôn” đã hé lộ!
Cảm ơn ông!
.............
Và nhiều người Việt Nam chân chính cảm ơn!
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
Lãnh đạo & Quân tử
" QUÂN TỬ"-nói nôm na theo thiển nghĩ của tôi nó là những phẩm chất tốt đẹp của một con người. Ngày xưa, dưới quan điểm của nho giáo, 'QUÂN TỬ" chỉ dành cho người đàn ông. Tôi không giám bình luận sâu về nó, nhưng một người quân tử thực sự thì phải : TRUNG THỰC, KHÍ PHÁCH & TÀI NĂNG. Ai đó cho rằng phẩm chất quân tử không nhất thiết phải tài năng nhưng theo tôi tài năng là phẩm chất bắt buộc của người quân tử và phẩm chất quân tử không phụ thuộc giới tính, tuổi tác hay vị trí xã hội của người đó.
'LÃNH ĐẠO" là những người đứng đầu trong một tổ chức, vạch ra mọi đường lối và kiểm soát vận hành của bộ máy, tổ chức đó. Sự hưng thịnh hay tồn vong của một tổ chức là do lãnh đạo. Để tổ chức phát triển thì lãnh đạo phải có tài. Để phát triển bền vững thì lãnh đạo cần thêm đức.
Theo tôi QUÂN TỬ đã bao gồm cà TÀI và ĐỨC. Do vậy,một người lãnh đạo tất yếu phải là một QUÂN TỬ. Nhưng trong xã hội ta hiện nay, từ cơ quan công quyền đến các doanh nghiệp tư nhân, LÃNH ĐẠO & QUÂN TỬ như là những gì quá đối lập. Bởi thế mà đã lãnh đạo thì không thể quân tử và quân tử thì không thể làm lãnh đạo. Ta thử phân tích một vài khía cạnh :
"Nhân bất thập toàn"- đó là chân lý. Ai cũng có cái tốt và cái chưa tốt. Chúng ta không quá lý tưởng hoá mọi thứ. Tất nhiên, chúng ta cần những nhân vật kiệt xuất. Nhưng trước hết chúng ta cần những người " QUÂN TỬ" để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Những hạt mầm như thế còn ẩn khuất đâu đó, họ cần có môi trường để tạo ra, vấn đề lớn nhất của chúng ta là phát hiện và tạo môi trường thuận lợi cho những hạt mầm này phát triển. Môi trường này trước tiên chính là môi trường TRUNG THỰC.
Riêng mỗi chúng ta không nhất thiết phải tài năng nhưng chúng ta buộc phải trung thực. Chúng ta phải làm hoặc học để làm người trung thực. Nếu không chúng ta sẻ tạo ra hàng loạt những TIỂU NHÂN thay vì những QUÂN TỬ.
'LÃNH ĐẠO" là những người đứng đầu trong một tổ chức, vạch ra mọi đường lối và kiểm soát vận hành của bộ máy, tổ chức đó. Sự hưng thịnh hay tồn vong của một tổ chức là do lãnh đạo. Để tổ chức phát triển thì lãnh đạo phải có tài. Để phát triển bền vững thì lãnh đạo cần thêm đức.
Theo tôi QUÂN TỬ đã bao gồm cà TÀI và ĐỨC. Do vậy,một người lãnh đạo tất yếu phải là một QUÂN TỬ. Nhưng trong xã hội ta hiện nay, từ cơ quan công quyền đến các doanh nghiệp tư nhân, LÃNH ĐẠO & QUÂN TỬ như là những gì quá đối lập. Bởi thế mà đã lãnh đạo thì không thể quân tử và quân tử thì không thể làm lãnh đạo. Ta thử phân tích một vài khía cạnh :
- Trung thực là phẩm chất tốt đầu tiên của con người, là hạt mầm cho những phẩm chất tốt đẹp khác. Vì không trung thực mới có trộm cướp, vì không trung thực mới có buôn lậu, vì không trung thực nên mới tham nhũng, vì không trung thực nên người ta mới đối xử nhau bằng những thủ đoạn, lừa dối....Bởi thế mới sinh ra cái bá đạo : đạo văn, đạo quan,...đạo tặc. Có trung thực thì ít nhất cũng đảm bảo rằng không xấu. Chúng ta thấy các quan lãnh đạo của ta quá thiếu trung thực. Với cấp trên thì su nịnh, với cấp dưới thì kết bè hoặc trù dập. Họ bảo đó là nghệ thuật. Không phải. Nghệ thuật phải đẹp, phải tốt. Cái gì không phục vụ cho cái đẹp thì không phải là nghệ thuật. Đó là xảo thuật chứ không phải nghệ thuật. Hoặc chỉ là nghệ thuật của kẻ tiểu nhân-một loại nghệ thuật rác rưỡi .
- Khí phách. Theo tôi, nó là phẩm chất dám làm dám chịu, dám đương đầu. Một người không trung thực thì không thể có khí phách. Lãnh đạo của ta quá thiếu phẩm chất này. Họ sợ trách nhiệm, họ chỉ chăm bẩm vào cái lợi riêng tư của chính mình. Bởi thế mà nó mới sinh ra cái dịch : dịch đổ thừa. Bởi thế mà văn hoá từ chức thật xa lạ nhường chỗ cho những kẻ cơ hội, hám danh lên ngôi.
- Tài năng. Đây là phẩm chất cấp cao của con người. Lãnh đạo không thể thiếu tài năng. Một tổ chức tồi thì chắc chắn rằng nó được lãnh đạo bởi một bộ máy lãnh đạo tồi. Một lãnh đạo tài năng không chỉ điều hành tổ chức của mình trong hiện tại mà còn định hướng nó trong tương lai.
- Đạo đức. Đó là một khái niệm quá cảm tính. Không thể lượng giá đạo đức của một người bằng cách anh làm từ thiện được bao nhiêu.Không thể nói Steve Jobs- người chưa bao giờ làm từ thiện là không có đạo đức, cũng không thể nói một người lười nhát sống nhờ vào người khác nhưng không hại ai là có đạo đức. Không thể so sánh đạo đức giữa thương gia với những nhà hoạt động xã hội, không thể so sánh đạo đức của những nhà khoa học với những chính khách. Đạo đức chính là việc anh đóng góp cái lợi gì cho cái tốt, cái đẹp cho tổ chức của anh, cho loài người hay rộng hơn là cho thế giới (không chỉ có con người) trong lĩnh vực của mình. Theo tôi, một người có ba phẩm chất trên tất yếu sẻ có đạo đức.
"Nhân bất thập toàn"- đó là chân lý. Ai cũng có cái tốt và cái chưa tốt. Chúng ta không quá lý tưởng hoá mọi thứ. Tất nhiên, chúng ta cần những nhân vật kiệt xuất. Nhưng trước hết chúng ta cần những người " QUÂN TỬ" để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Những hạt mầm như thế còn ẩn khuất đâu đó, họ cần có môi trường để tạo ra, vấn đề lớn nhất của chúng ta là phát hiện và tạo môi trường thuận lợi cho những hạt mầm này phát triển. Môi trường này trước tiên chính là môi trường TRUNG THỰC.
Riêng mỗi chúng ta không nhất thiết phải tài năng nhưng chúng ta buộc phải trung thực. Chúng ta phải làm hoặc học để làm người trung thực. Nếu không chúng ta sẻ tạo ra hàng loạt những TIỂU NHÂN thay vì những QUÂN TỬ.
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Tại sao Việt Nam nghèo hèn?
Đọc bài viết sau đây của BSN, quá hay! Tôi xin cốp về đây để đọc. Bài viết quả hơi gai góc và gây khó chịu cho nhiều người nhưng đó là bức súc của những người đau đáu với vận mệnh của đất nước.
"Cho dù là người lạc quan nhất bạn cũng cảm thấy bi quan và phẫn nộ khi nhìn chung quanh mình. Phải nhìn nhận rằng tình hình đất nước không khả quan. Biên giới bị kẻ thù xâm lấn. Ngư trường bị kẻ thù chiếm đoạt và kiểm soát. Kinh tế suy thoái. Lòng người ly tán. Cái ác lên ngôi. Đạo đức suy đồi. Hệ thống giáo dục và y tế rối beng. Nhìn chung, nền tảng xã hội bị lung lay đến tận gốc. Tất cả những nét vẽ đó làm cho bức tranh xã hội Việt Nam ảm đạm. Nghèo. Hèn. Câu hỏi là “tại sao” . Tại sao nên nông nỗi này?
Ai cũng có thể tìm cho mình câu trả lời. Có thể nhiều câu trả lời. Nhưng quan điểm cá nhân, tôi nghĩ đến một câu trả lời đơn giản nhất. Lãnh đạo. Nói chính xác hơn là do lãnh đạo bất tài nên đất nước mới ở trong tình thế nghèo hèn như hôm nay.
Câu trả lời của tôi xuất phát từ một hình ảnh lãnh đạo của một bệnh viện mà tôi từng gắn bó trên 20 năm. Anh được thành ủy phân công làm giám đốc một bệnh viện lớn của TPHCM. Anh người nam, trẻ hơn tôi độ 4 tuổi, xuất thân là một y sĩ trong thời kháng chiến. Do đó, trình độ y khoa của anh rất hạn chế. Anh không dấu diếm điều đó. Là người cộng sản, nhưng anh lại là người dễ thương, có cảm tình và thông cảm với đám bác sĩ của chế độ cũ như chúng tôi. Anh thích gặp bạn bè sau giờ làm việc và lai rai vài lon bia nói chuyện đời. Qua “những chuyện đời” tôi mới biết được rằng tuy anh làm giám đốc bệnh viện, nhưng anh chẳng có quyền gì cả. Tất cả đều làm theo chỉ thị cấp trên và của chi bộ Đảng. Bí thư chi bộ là một bác sĩ được ngoài bắc chi viện vào tiếp quản, trong lúc các bác sĩ miền nam đua nhau vượt biên bỏ chạy khỏi VN. Anh rất bận giải quyết các vấn đề nhỏ mang tính hậu cần trong bệnh viện. Anh rất bận đi họp và … ký giấy giới thiệu. Thời đó giấy giới thiệu rất quan trọng! Họp giao ban anh không nói gì về chuyên môn mà chỉ đơn giản thông báo chỉ thị cấp trên và đọc khẩu hiệu. Những khẩu hiệu mà chính anh cũng không tin hoặc không hiểu. Anh tại chức được hơn chục năm. Trong thời gian tại chức anh không để lại một dấu ấn nào. Bệnh viện vẫn chật chội, bệnh nhân càng ngày càng tăng trong khi số giường không thay đổi. Bẵng đi một thời gian tôi gặp lại anh, bấy giờ anh đã là một tiến sĩ, phụ trách một Cục trong bộ có văn phòng ở TPHCM. Anh ngạc nhiên khi thấy tôi chưa “làm tiến sĩ”. Anh là một lãnh đạo tiêu biểu trong thời CNXHCNVN, một lãnh đạo được tôi luyện trong môi trường du kích và nâng đỡ của Đảng. Lãnh đạo quốc gia cũng chẳng khác mấy so với anh cựu giám đốc bệnh viện tôi vừa kể.
Vai trò lãnh đạo rất quan trọng. Tôi nhìn lãnh đạo là yếu tố quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia. Nước nào có lãnh đạo tài ba thì nước đó sẽ thăng tiến, nước nào có lãnh đạo bất tài thì nước đó sẽ lụn bại. Lý Quang Diệu của Singapore là một minh chứng. Nam Hàn với Phát Chung Hy (Park Chung-hee) là một minh chứng khác. Philippines với tài nguyên dồi dào dưới sự lãnh đạo của một người bất tài như Marcos thì hậu quả chỉ có thể nói là nghèo nàn, lạc hậu. Vâng, bạn có thể phản biện rằng Lý Quang Diệu và Phát Chung Hy là hai kẻ độc tài. Vâng, tôi đồng ý. Họ độc tài nhưng độc tài có đức. Nhưng quan trọng hơn là họ có tài. Độc tài mà ngu dốt như Marcos mới đáng sợ gấp triệu lần hơn là độc tài có tài đức. Việt Nam từng có Hồ Chí Minh cũng có thể xem là một nhà lãnh đạo có tài chính trị, nhưng tài kinh tế thì là con số 0. Kể từ khi ông Hồ mất, Việt Nam không có lãnh đạo tài ba và đủ uy tín để huy động quần chúng. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta vẫn còn là một trong những nước nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới. Nói nghèo là còn nhẹ, phải nói là sắp phá sản thì đúng hơn. Phá sản cả về kinh tế lẫn cơ cấu xã hội.
Vậy thế nào là một lãnh đạo tài ba? Theo tôi nghĩ, người lãnh đạo tài ba là người có tầm và có tâm, có khả năng làm cho người khác muốn nghe theo mình và làm theo ý của mình. Nói cụ thể hơn, người lãnh đạo tài ba là người có viễn kiến và khả năng đạo đức huy động quần chúng thực hiện và biến viễn kiến thành hiện thực. Để có khả năng huy động quần chúng, tôi nghĩ người lãnh đạo phải có 10 phẩm chất sau đây.
Phẩm chất số 1 là có tầm nhìn. Người lãnh đạo như thuyền trưởng điều khiển con tàu, ngồi trên boong tàu, nhìn rõ phía trước, tránh chướng ngại vật và tìm đường an toàn mà đi. Tức là người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa nhưng rõ ràng, phải biết lái con thuyền đất nước đi theo xu hướng chung của thời đại nhưng đồng thời tránh xung đột. Các vua chúa Thái Lan đã từng lái con thuyền đất nước Thái Lan như thế, họ không làm anh hùng để tham chiến với ai, thậm chí chấp nhận một chút thiệt thòi để đưa đất nước giàu mạnh. Họ có tầm nhìn xa, biết mình biết người và vì lợi ích chung của đất nước.
Đối chiếu lại tình hình Việt Nam, lãnh đạo chúng ta có viễn kiến gì? Họ muốn Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ nam. Nhưng đó là định hướng sai lầm. Chính vì định hướng XHCN đã biến một phần đất nước từng xuất khẩu gạo phải ăn độn bo bo. Chính vì định hướng XHCN đã biến phân nửa Việt Nam có thời giàu có thành nghèo hèn như ngày hôm nay. Chính vì định hướng XHCN mà hệ thống giáo dục rối như canh hẹ như ngày nay. Bây giờ thì ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản là loại chủ thuyết không tưởng. Ngay cả quê hương của chủ nghĩa cộng sản cũng đã từ bỏ nó một cách không thương tiếc. Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh; Là loài nấm độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Mối liên hệ giữa CNXH và phồn thịnh là mối liên hệ nhân quả. Những nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa sau khi từ bỏ con đường đó trở nên giàu có. Bắc Triều Tiên và Cuba kiên định theo xã hội chủ nghĩa là những nước nghèo nhất thế giới. Nước ta khá lên cũng vì từ bỏ chủ nghĩa bao cấp, hợp tác xã theo mô hình XHCN. Ngày nay, Việt Nam sau một thời suýt suy sụp nay lại gương cao ngọn cờ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là một định hướng quá thai. Quái thai vì kinh tế thị trường thì không thể nào xã hội chủ nghĩa được. Ngay cả những lãnh đạo đề ra nó, lớn tiếng nói về nó cũng không hiểu họ nói gì! Ấy thế mà lãnh đạo Việt Nam đang lái con thuyền đất nước đi theo hướng mà chính họ không biết hướng nào. Nhưng dân thì biết rõ rằng họ đã lèo lái con thuyền đất nước chệch hướng và chúng ta đang và sẽ trả giá đắt cho sự chệch hướng đó.
Phẩm chất số 2 của người lãnh đạo là liêm chính. Tôi hiểu “liêm” là không tham nhũng, “chính” là chính nghĩa, chính trực. Người liêm chính là người có chính nghĩa và không tham nhũng. Lãnh đạo phải có phẩm chất liêm chính thì mới thu hút được nhân tâm. Người lãnh đạo tiêu biểu có phẩm chất là này cụ Hồ Chí Minh. Ông cụ có một cuộc sống thanh bần cho đến ngày mất đi và không có tài sản nào đáng kể. Ông cụ có khả năng thu hút quần chúng vì tấm gương trong sáng đó.
Nhưng rất tiếc trong thời đại ngày nay, Việt Nam chưa có một lãnh đạo nào có thể xem là liêm chính. Họ không được dân bầu thì làm sao có chính nghĩa. Ngược lại, quan tham quá nhiều. Quan tham hiện diện trong bộ máy của Đảng, của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Quan tham hiện diện trong tất cả các cấp chính quyền, từ cao nhất đến thấp nhất. Có thể nói rằng chưa bao giờ trong lịch sử nước ta tham ô hối lộ tràn lan và lộng hành như hiện nay. Người cộng sản thường tuyên truyền rằng “Mỹ Ngụy” là đồng nghĩa với tham ô hối lộ. Điều đó cũng đúng một phần. Nhưng người cộng sản không dám thú nhận rằng chế độ do Đảng CSVN lãnh đạo ngày nay còn tham ô hơn cả trăm lần so với thời “Mỹ Ngụy”. Chưa có bao giờ nạn mua quan bán chức phổ biến như hiện nay. Chưa có bao giờ những hàm cấp tá, cấp tướng rẻ bèo như hiện nay. Chưa có bao giờ những tấm bằng tiến sĩ rẻ rúng như hiện nay. Đó không phải là dấu hiệu của sự suy vong thì là gì? Lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người không có viễn kiến mà còn thiếu tính liêm chính.
Phẩm chất số 3 là dấn thân. Dấn thân là dùng thời gian và năng lực của mình để hoàn thành mục tiêu đề ra. Dấn thân là quên mình, gần dân. Có thể nói thế hệ lãnh đạo trong thời chiến là những người dấn thân. Họ theo cách mạng, theo cụ Hồ vì dấn thân đánh Tây, đuổi Mỹ, dành độc lập tự chủ cho quê hương. Họ sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng đó. Họ thật sự là những người dấn thân. Cố nhiên, tôi chưa nói họ dấn thân có đúng hay không, tôi chỉ nói họ là tiêu biểu cho lý tưởng dấn thân.
Ngày nay thì sao? Theo tôi thấy, lãnh đạo ta chưa chứng minh rằng họ dấn thân vì sự thịnh vượng của đất nước. Đất nước hòa bình, họ lo cho bản thân và gia đình hơn là cho đất nước. Thật vậy, họ nếu có thì họ dấn thân thì vì quyền lợi cá nhân và gia đình của họ. Họ sẵn sàng làm tất cả để giữ cái ghế, vị trí của họ trong bộ máy nhà nước, bộ máy Đảng. Họ dấn thân vào Đảng không phải để phục vụ nhân dân mà để được ăn trên ngồi chốc, được đem bổng lộc cho dòng họ, gia tộc. Đọc bài của Huy Đức sẽ thấy một ông chủ tịch Quốc hội (Nông Đức Mạnh) mà không hề biết thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu dân và còn tỏ ra ngạc nhiên thành phố có nhiều xe! Lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người không có viễn kiến, thiếu tính liêm chính và không dấn thân vì sự nghiệp chung.
Phẩm chất số 4 là dám nói dám làm. Một phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo giỏi là dám nói ra viễn kiến của mình và dám thực hiện cũng như chịu trách nhiệm về hậu quả của việc làm. Đó là phẩm chất của một lãnh đạo can đảm và có danh dự. Một lãnh đạo dám nói dám làm tạo ra một tấm gương tốt để cấp dưới và người dân có thể tin tưởng vào họ. Chúng ta đã thấy lãnh đạo Hàn Quốc dám chịu trách nhiệm như thế nào. Họ sẵng sàng xin lỗi công chúng khi cấp dưới làm sai. Lãnh đạo Nhật sẵn sàng và tự nguyện từ chức khi không làm tròn trách nhiệm.
Còn Việt Nam thì sao? Chúng ta đã thấy có nhiều lãnh đạo chỉ nói mà không dám làm. Cũng có nhiều người làm nhưng không dám chịu trách nhiệm. Lãnh đạo Việt Nam không hề có văn hóa từ chức, không hề có danh dự. Lãnh đạo Việt Nam không quen với hai chữ “xin lỗi”. Họ tỏ ra rất vô trách nhiệm. Công trình xây dựng có vấn đề, vở đê, những cây cầu sắp hoặc đang sập, nạn ùn tắt giao thông triền miên, tội phạm hoành hành, công an tàn ác và giết dân, giáo dục suy thoái, y tế hỗn độn, nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm. Có bộ trưởng y tế còn trân tráo tuyên bố ra đi một cách thanh thản để lại sau lưng một di sản rồi mù. Do đó, phải nói rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người không có viễn kiến, thiếu tính liêm chính, không dấn thân và vô trách nhiệm.
Phẩm chất số 5 là quyết đoán. Quyết đoán không có nghĩa là hung hãn! Quyết đoán có nghĩa là quyết tâm làm theo kế hoạch và ý định đề ra để đạt kết quả. Quyết đoán cũng có nghĩa là khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, không để cho người khác hiểu lầm. Người lãnh đạo phải quyết đoán để đạt được kết quả đề ra. Tôi nghĩ đến một người gây ra nhiều tranh cãi nhưng có phẩm chất quyết đoán, đó là ông Nguyễn Bá Thanh của Đà Nẵng. Ông là một lãnh đạo dám nói, dám làm và quyết đoán. Ông nói không thu dụng quan chức học tại chức chuyên tu là ông làm. Ai dèm phe thế nào thì dèm pha, ông vẫn không thay đổi quan điểm và vẫn làm. Ông có thể là độc tài và có vài vấn đề khác, nhưng ông là người lãnh đạo có tài, dám quyết đoán.
Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng rất hiếm thấy những lãnh đạo như Nguyễn Bá Thanh. Ngược lại, chúng ta thấy toàn những lãnh đạo chỉ làm theo chỉ thị của cấp trên, không hề tỏ ra quyết đoán. Họ chỉ là những người lãnh đạo ngoan ngoãn, với viễn kiến duy nhất là giữ được cái vị trí hiện tại. Một vụ dịch tả họ cũng không dám tuyên bố cho dân biết vì sợ đụng chạm cấp trên. Khi kẻ thù xâm phạm vùng biển của ta, họ không hề có một lời tuyên bố bảo vệ ngư dân và lãnh hải. Ngay cả ngài thủ tướng còn không dám (?) đuổi một bộ trưởng hay thứ trưởng nào! Lãnh đạo Việt Nam ngày nay do đó là những người không có viễn kiến, thiếu tính liêm chính, không dấn thân, vô trách nhiệm và thiếu tính quyết đoán.
Phẩm chất số 6 là cởi mở. Tôi hiểu cởi mở là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, lắng nghe những ý tưởng mới không hẳn có cùng ý tưởng với mình. Người lãnh đạo tài ba là người tôn trọng ý kiến của người khác, tin tưởng vào dân và trí thức. Người lãnh đạo có tài không cần có học cao, nhưng phải hiểu rộng và có khả năng thu hút người tài chung quanh mình. Người có tài thường có cá tính và “trung ngôn nghịch nhĩ”, nên người lãnh đạo phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ.
Tuy nhiên, rất hiếm thấy lãnh đạo Việt Nam có tính cởi mở. Thái độ cởi mở của cụ Hồ và ông Võ Văn Kiệt không hiện hữu trong giới lãnh đạo hiện nay. Mới đây, wikileaks tiết lộ rằng một vài lãnh đạo Việt Nam không cởi mở với chuyến hồi hương của ông Nguyễn Cao Kỳ. Họ không lắng nghe giới trí thức phản biện về bauxite. Chúng ta biết rằng viện IDS bị bức bách phải đóng cửa. Họ không cho tự do báo chí. Họ kêu gọi báo chí chống tham nhũng, nhưng nhà báo phải đi tù vì chống tham nhũng! Ai nói gì khác họ là mang cái mũ “phản động”, “thành phần bất mãn”, thậm chí “chống chế độ”. Đến nhà văn đại tá Nguyên Ngọc, tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Toàn … mà họ còn liệt vào nhóm “phản động”! Lãnh đạo Việt Nam đã đánh mất niềm tin của trí thức và của người dân. Vì thế, có thể nói rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người không có viễn kiến, thiếu tính liêm chính, không dấn thân, vô trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán và không cởi mở.
Phẩm chất số 7 sáng tạo. Sáng tạo là có khả năng suy nghĩ cái mới, suy nghĩ khác những quy định giáo điều. Người lãnh đạo tài ba phải có khả năng sáng tạo để có thể nhìn thấy trước những gì người thường không nhìn thấy.
Lãnh đạo nước ta thật khó có khả năng sáng tạo do họ bị trói buộc trong giáo điều của Đảng. Họ không nói ra được một điều gì ngoài những nghị quyết, quyết định của Đảng. Thử nghe qua một bài diễn văn của các cấp lãnh đạo, chúng ta thấy họ chỉ đọc đi đọc lại những từ ngữ nhàm chán. Tiến lên xã hội chủ nghĩa. Học tập và làm theo tấm gương của bác Hồ. Đảng ta quang vinh vĩ đại. Vân vân. Những câu chữ nhàm chán chỉ có một mục đích duy nhất là nhồi sọ. Họ thốt ra những khái niệm mà chính họ không hiểu ý nghĩa. Họ chỉ là những người hô khẩu hiệu. Trong môi trường bị Đảng kiểm soát họ không thể suy nghĩ được cái gì mới, bởi rất dễ bị quy chụp là “xét lại”. Do đó, khó có thể có những lãnh đạo Việt Nam có tính sáng tạo. Khi gặp tình huống khó khăn và người dân bày tỏ quan tâm, tất cả những gì họ có thể nói là “để cho Đảng và nhà nước lo”. Nhưng họ không giải thích được lo cái gì, trong khi ngư trường bị kẻ thù xâm chiếm. Họ không có chiến lược gì sáng tạo để giảm lạm phát kinh tế. Họ không có sáng kiến nào để làm cho dân giàu nước mạnh như một khẩu hiệu phổ biến. Bên cạnh đó, có kiểu sáng tạo nổi hứng chẳng giống ai như bộ trưởng Đinh La Thăng và Nguyễn Thiện Nhân. Họ đòi ra những quy định có ảnh hưởng nhiều triệu người mà không hề có nghiên cứu gì cả. Một kiểu làm việc theo cảm tính. Họ tỏ ra năng động bằng một cú điện thoại. Họ tỏ ra năng nổ nhưng họ lại tự biến mình thành nhưng kẻ chỉ biết nổ mà không có sáng kiến gì cả. Vì thế, lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người không có viễn kiến, thiếu tính liêm chính, không dấn thân, vô trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán, không cởi mở và không có sáng kiến (dốt).
Phẩm chất số 8 là công minh. Không cần nói ra, ai cũng biết công minh là đối xử với mọi người một cách công bằng và minh bạch, trước sau như một. Phẩm chất công minh đòi hỏi người lãnh đạo phải tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp quy chứ không phải theo những mối liên hệ cá nhân và bè phái. Chế độ cộng sản không xem công minh là quan trọng. Chính vì thế mà khi Liên Xô đổi mới, Gorbachev giương cao ngọn cờ “Glasnost” mà thực chất là công minh hóa.
Nhưng ở nước ta trong thể chế hiện tại, tất cả các mối liên hệ chịu sự chi phối của thân thế, quyền lực và Đảng. Dân gian vẫn nói “Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế”. Quan tòa xét xử dựa vào cái gọi là “nhân thân” hơn là lý luận tội trạng. Người ngoài Đảng lúc nào cũng bị thiệt thòi hơn Đảng viên. Đó là chưa kể đến nạn địa phương chủ nghĩa. Một người vào trung ương liền kéo theo đàn em, đàn anh địa phương theo để kết bè kết cánh. Hệ quả là tất cả những hành xử đều dựa vào thân thế, bè phái. Hễ cứ đến kỳ đại hội Đảng là có những trò đánh đấm nội bộ và họ sử dụng báo chí cho mục tiêu đó. Nhìn bề ngoài người ta sẽ nghĩ báo chí có tự do nêu lên những cá nhân “tiêu cực”, nhưng dần dần người dân biết quá rõ rằng đó là những trò đánh đấm để tranh quyền tranh chức. Lãnh đạo mà không công minh, hành xử trước sau bất nhất thì làm sao huy động được quần chúng. Không ngạc nhiên khi thấy người dân xem lãnh đạo như là những người đóng kịch. Mà họ đóng kịch rất kém. Họ đóng kịch để làm như tuân theo pháp luật nhưng trong thực tế là họ đứng trên pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người thiếu tầm nhìn xa, thiếu tính liêm chính, không chịu dấn thân, vô trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán, không cởi mở, dốt và thiếu công minh.
Phẩm chất số 9 là văn minh. Trong thế giới hiện đại người lãnh đạo không chỉ là một công dân Việt Nam mà còn là một công dân toàn cầu. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải xuất hiện một cách lịch thiệp, phải biết hành xử một cách có văn hóa và văn minh với đồng nghiệp ngoại quốc. Nếu người ta biết chơi golf, lãnh đạo cũng nên biết tham dự. Nếu người ta nói được tình hình quốc tế, lãnh đạo cũng phải biết tham gia câu chuyện và có chính kiến. Lãnh đạo nên ăn nói lưu loát. Tuy không cần nhưng sẽ rất tốt nếu lãnh đạo biết một ngoại ngữ. Chúng ta thấy hình ảnh của nữ thủ tướng Thái Lan, một người có học hành nghiêm chỉnh, ăn mặc đơn giản nhưng lịch thiệp, nói tiếng Anh lưu loát, rất gần dân nhưng khi gặp lãnh đạo nước ngoài bà cũng có khả năng trao đổi một cách tự nhiên.
Còn lãnh đạo nước ta? Chỉ nhìn qua cách ăn mặc và đi đứng chúng ta cũng dễ dàng thấy lãnh đạo nước ta chưa … văn minh và thiếu những nét văn hóa tối thiểu. Chúng ta biết rằng lãnh đạo ta thường xuất thân miền quê, ít ra nước ngoài, nên họ chưa quen với những cách ứng đối văn minh. Thử nhìn ông Nguyễn Chí Vịnh, ông Đinh La Thăng, hay rất nhiều lãnh đạo khác chúng ta thấy họ ăn mặc rất xuề xòa, quần áo chẳng chẳng đâu vào đâu, caravat thì hờ hững hoặc sai kiểu cách, tóc tai bù xù, tất cả tạo nên những con người trông rất phản cảm. Có người mà tôi nghĩ trong đời họ chưa bao giờ dùng đến cái lượt chải đầu! Họ thể hiện rất rõ cái tính kém văn minh và kém văn hóa. Chúng ta biết rằng lãnh đạo nước ta không có học nhiều nhưng lại có bằng cấp rất cao. Chúng ta biết rằng phần lớn những cái bằng đó chỉ là mua bán chứ không phải do miệt mài học tập mà có. Do đó, khi gặp người cùng trình độ, họ ứng xử một cách thấp kém hơn, lép vế hơn. Họ cũng rất kém tiếng Anh. Nhìn ông Phạm Gia Khiêm bên cạnh bà Clinton thì chúng ta xấu hổ cho ngài ngoại trưởng Việt Nam biết dường nào. Do đó, lãnh đạo Việt Nam ngày nay là những người thiếu tầm nhìn xa, thiếu tính liêm chính, không chịu dấn thân, vô trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán, không cởi mở, thiếu trình độ, thiếu công minh và có phần kém văn hóa.
Phẩm chất số 10 là biết thương người. Làm lãnh đạo phải biết khổ nỗi khổ của người dân, phải biết chia sẻ vui buồn với người dân. Điều kỵ nhất là lãnh đạo vô cảm, quan liêu. Một lãnh đạo vô cảm là lãnh đạo thiếu nhân tính. Thương dân theo cái nhìn cá nhân của tôi là gần dân khi dân gặp hoạn nạn hoặc thiên tai. Lãnh đạo Mỹ sẵn sàng trì hoãn một chuyến công du để đi thăm dân trong lúc hoạn nạn. Chúng ta đã thấy các chính khách Thái Lan và Singapore tiếp cận dân như thế nào trong lúc họ gặp nạn. Họ không màu mè, không đi cứu trợ hay thăm dân chỉ để chụp được một tấm ảnh đẹp, họ tỏ ra là những người biết khổ cái khổ của dân.
Còn các lãnh đạo nước ta thì hoàn toàn không có dấu hiệu nào để gọi là thương dân. Tuần vừa qua, chúng ta thấy trong khi dân nước lũ tràn về làm ảnh hưởng nghiêm trọnng đến mùa màn của nông dân ở một số tỉnh ở miền Tây, nhưng có lãnh đạo nào ghé thăm đâu. Ông tổng bí thư thì bận chuẩn bị cho chuyến đi thăm thiên triều. Còn các vị khác thì im hơi lặng tiếng, chẳng ai có lời hỏi han, chẳng ai thân hành xuống xem tình hình ra sao. Nhưng họ có ra chỉ thị! Trước đó, ngay cả một trận lũ lụt lịch sử ở miền trung, có lãnh đạo ghé thăm ăn mặc chỉnh chu, có người che dù, đứng trên gò đất cao chỉ trỏ, giống y như hình thực dân ngày xưa đi thị sát tình hình. Một hình ảnh rất phản cảm mà giới blogger đã nói nhiều. Việc lãnh đạo xa dân chẳng có gì là bí mật. Ông Phan Minh Tánh là cựu ủy viên trung ương Đảng cũng nói “giữa dân và lãnh đạo có một số khoảng cách trong vấn đề này, gây ra ít nhiều bức xúc trong xã hội”. Bức xúc? Tôi nghĩ nói thế là còn lịch sự. Phải nói là khinh. Dân rất khinh lãnh đạo. Dân khinh lãnh đạo vì họ là những người thiếu tầm nhìn xa, thiếu tính liêm chính, không chịu dấn thân, vô trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán, không cởi mở, thiếu trình độ, thiếu công minh, kém văn hóa và không hề biết thương dân.
Lãnh đạo Việt Nam ngày nay làm ngược lại hoàn toàn những gì cụ Hồ căn dặn. Chẳng những không làm theo lời dạy của cụ Hồ, nhưng họ lại rất thích lấy hình tượng và những lời giáo huấn của cụ Hồ ra để giảng dạy người khác. Đó là hình ảnh của một thế hệ lãnh đạo đạo đức giả và dối trá.
Nhưng tại sao lãnh đạo Việt Nam ngày nay bất tài và dối trá như thế? Tôi nghĩ cần phải nhìn vào sự xuất thân và quá trình trưởng thành của họ thì sẽ thấy được nguồn gốc của vấn đề và có câu trả lời. Những người lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là đảng viên Đảng CSVN. Họ được dạy một cách khá thuần thục về chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản thực chất là một tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo La Mã. Đảng Cộng sản thực chất là một giáo hội. Đặc tính giáo hội của Đảng có thể nhìn thấy từ cơ cấu tổ chức đến hoạt động. Thiên chúa giáo có đức giáo hoàng, Đảng CS có tổng bí thư. Thiên chúa giáo có hội đồng giám mục, Đảng CS có ban bí thư. Thiên chúa giáo có hội giám mục, Đảng CS có bí thư tỉnh ủy. Thiên chúa giáo có cha, Đảng CS có bí thư chi bộ. Thiên chúa giáo có tín đồ, Đảng CS có đảng viên. Thiên chúa giáo xem người ngoại đạo là “người lương”, Đảng CS xem người ngoài Đảng là … quần chúng. Quần chúng không đáng tin cậy vì quần chúng nói chung là có tội hay có tiềm năng có tội. Trong cái tôn giáo đó, tín đồ (đảng viên) phải tuyệt đối tin vào giáo huấn của Đảng, không được chất vấn. Họ được dạy về đấu tranh giai cấp. Họ được dạy về đấu tranh bằng vũ lực. Chính vì thế mà ngôn ngữ của họ là “cướp”, “dành”, “giựt”. Họ nói huỵch tẹt rằng “cướp chính quyền”. Suy bụng ta ra bụng người, họ từng cướp chính quyền bằng vũ lực, nên họ nghi ngờ cái quần chúng ngoài Đảng cũng có ý đồ tương tự. Đó là lý do họ đàn áp người dân khi người dân biểu tình phản đối Tàu Cộng (chữ của GS Vũ Cao Đàm mà tôi nghĩ là chính xác) và áp đặt một chế độ công an trị. Đó là mô hình tổ chức và hoạt động của Mao Trạch Đông và Stalin. Được tôi luyện và trưởng thành trong cái môi trường tôn giáo Mao – Stalin như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giới lãnh đạo Việt Nam:
- Thiếu tầm nhìn – Vì họ quan tâm đến sự sống còn của Đảng chứ không phải của dân tộc hay đất nước.
- Thiếu tính liêm chính – Vì họ sống trong môi trường dối trá, dựa vào quan hệ cá nhân. Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
- Không chịu dấn thân cho đất nước – Họ chỉ biết dấn thân cho Đảng, cho cá nhân vì lý tưởng của họ là sự tồn vong của Đảng.
- Vô trách nhiệm – Tôn giáo còn có trách nhiệm, nhưng lãnh đạo ngày nay không có trách nhiệm vì hệ thống tổ chức chồng chéo giữa Đảng và nhà nước. Đảng ra lệnh nhà nước làm nhưng Đảng không chịu trách nhiệm!
- Thiếu tính quyết đoán – Lớn lên trong môi trường của Đảng và tổ chức họ không hề có ý tưởng độc lập và quyết đoán.
- Không cởi mở – Vì giáo điều của Đảng là phải nghi ngờ người ngoài Đảng nên họ lúc nào cũng có thái độ nghi ngờ quần chúng, nghi ngờ trí thức.
- Thiếu trình độ – Họ không có tự do học hỏi những gì ngoài giáo điều của Đảng nên khó có thể có trình độ cao và rộng.
- Thiếu công minh – Sống và làm việc trong môi trường Đảng như là một hội kín thì không thể nào có sự minh bạch được.
- Kém văn hóa – Văn hóa của họ là văn hóa Đảng, văn hóa làng xã, mà trong đó mọi người xuề xòa với nhau, bênh vực nhau. Nên khi ra ngoài họ không thoát được cách hành xử của văn hóa ao làng.
- Không hề biết thương dân – Đảng xem dân là những người có tiềm năng phản trắc, nên họ lúc nào cũng nhìn dân bằng cặp mắt nghi ngờ. Không thể nào đòi hỏi họ thương dân. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói thẳng hơn “Những ai còn tin vào những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Những ai làm theo lời của cộng sản là không có trái tim”.
Ở nước ta có những khẩu hiệu vô lý nhưng chẳng ai đặt câu hỏi. Một trong những khẩu hiệu thuộc loại vô lý đó là “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”. Người dân diễu cợt hỏi trong một đất nước chẳng có ai làm công cả thì thử hỏi làm sao khá nổi! Nhưng suy nghĩ kỹ câu khẩu hiệu đó chúng ta thấy một sự giả dối. Đảng lãnh đạo, nhưng Đảng không hề chịu trách nhiệm trước dân. Bao nhiêu oan khiên từ thời Cải cách ruộng đất, Cải tạo công viên chức VNCH, đánh tư sản mại bản … Đảng vẫn không đứng ra chịu trách nhiệm. Nhà nước thực chất là từ Đảng, xuất thân từ Đảng. Nói “nhà nước quản lý” chính là Đảng quản lý. Nhân dân làm chủ cái gì trong khi Đảng quản lý tất cả? Trong thực tế chế độ nước ta là chế thực dân kiểu Đảng trị. Chế độ này rất khác với chế độ thực dân kiểu cũ hay kiểu mới mà người cộng sản thích phê phán và kêu gọi đánh phá. Trong chế thực dân kiểu Đảng trị, người dân không có quyền gì cả. Tất cả, từ lập pháp đến hành pháp đều do Đảng độc quyền. Người dân chỉ là người nô lệ kiểu mới mà thôi. Người dân lao động ngày đêm không đủ ăn nhưng chỉ để làm giàu thêm cho mấy ông quan tham có thẻ Đảng.
Trong chế thực dân kiểu Đảng trị và môi trường bán tôn giáo bán chính trị, không có chỗ đứng cho người có thực tài. Người có tài là người ưa thích tự do, thích chất vấn, thích tìm cái mới. Họ sẽ không thể nào và không bao giờ chịu sự trói buộc bởi một ý thức hệ nào vĩnh viễn, càng không chịu sự chi phối của các giáo lý đoội lốt nội quy của Đảng. Họ càng không thể chấp nhận chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Mao – Stalin, bởi trong thực tế chủ nghĩa đó chống lại tinh thần khai sáng tri thức. Nhưng ở nước ta, muốn lãnh đạo thì phải có thẻ đảng. Thế là những người có thực tài và yêu chuộng tự do không có vai trò trong việc lãnh đạo. Ngược lại, những người tham gia Đảng để gọi là lãnh đạo là những người bất tài, cơ hội, những người chỉ muốn vâng lệnh chứ không có khả năng suy nghĩ độc lập. Thế là cái chính sách có thể nói là quái đản đó là một cách loại bỏ những nhân tài ưu tú của đất nước. Đó chính là lý do tại sao nước ta dù lúc nào cũng có người tài, nhưng trong cái cái cơ chế hội kín của Mao – Stalin pha màu tư bản đỏ như hiện nay thì người tài hoàn toàn bất lực.
Vài người hy vọng một cách huyền bí rằng trong thời đất nước suy đồi sẽ có một “minh quân”, một “nhân tài xuất chúng” sẽ xuất hiện. Trong bối cảnh và cơ chế Mao – Stalin hiện nay đó chỉ là một giấc mơ lãng mạn. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giới trí thức đang quay lưng với những lời kêu gọi của Đảng và nhà nước. Chúng ta cũng không ngạc nhiên tại sao đất nước đã thống nhất 36 năm nhưng lòng người thì chưa thống nhất.
Do đó, tuy câu trả lời tại sao Việt Nam nghèo hèn là do thiếu lãnh đạo có tài, nhưng căn cơ sâu xa của câu trả lời chính là … Đảng. Đảng CSVN và chủ nghĩa cộng sản chính là nguyên nhân dẫn đến lãnh đạo bất tài. Lãnh đạo bất tài làm cho đất nước đi chệch hướng, tổn thất về con người trong thời chiến, kinh tế lụn bại, đạo đức xã hội suy đồi. Vấn đề là VN không có một đảng chính trị khác ngoài Đảng CSVN. Đó cũng là một bất hạnh cho dân tộc. Bởi vậy tôi nghĩ Đảng CSVN phải tự mình cải cách, phải tuyệt đối từ bỏ mô hình Mao – Stalin. Chỉ khi nào thoát khỏi mô hình Mao – Stalin và thiết lập dân chủ thì may ra nước ta mới có cơ hội thoát nghèo. Và thoát hèn.
BSN"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)