1. Howard D. Schultz
Công ty: Starbucks
Kể từ khi quay lại lãnh đạo Starbucks vào năm 2008, Howard đã đưa hãng café này trở lại đúng phong độ như ngày ông sáng lập, thậm chí còn vươn lên một tầm cao mới. Cả lợi nhuận và doanh thu của công ty đều tăng vọt trong năm 2011.
Howard đã lãnh đạo Starbucks theo cách rất riêng, mang đậm phong cách của ông. Từ những việc như huy động nguồn vốn để tạo thêm việc làm, hay cách ông trèo chống Starbucks vượt qua sóng gió chính trị ở Wasington, tất cả đều chứng tỏ vị trí CEO hàng đầu thế giới hoàn toàn xứng đáng dành cho ông.
2. Jeffrey P. Bezos
Công ty: Starbucks
Kể từ khi quay lại lãnh đạo Starbucks vào năm 2008, Howard đã đưa hãng café này trở lại đúng phong độ như ngày ông sáng lập, thậm chí còn vươn lên một tầm cao mới. Cả lợi nhuận và doanh thu của công ty đều tăng vọt trong năm 2011.
Howard đã lãnh đạo Starbucks theo cách rất riêng, mang đậm phong cách của ông. Từ những việc như huy động nguồn vốn để tạo thêm việc làm, hay cách ông trèo chống Starbucks vượt qua sóng gió chính trị ở Wasington, tất cả đều chứng tỏ vị trí CEO hàng đầu thế giới hoàn toàn xứng đáng dành cho ông.
2. Jeffrey P. Bezos
Amazon đã có một năm phát triển khá tốt dưới sự lãnh đạo của Bezos, điển hình là việc phát hành gần đây của Fire Kindle. Không chỉ có tài, Bezos còn là một Giám đốc điều hành thân thiện với cổ đông, ông sở hữu 20% cổ phần của công ty, nhưng nhận thu thập ít ỏi và không cần tiền thưởng. Triển vọng trên thị trường quốc tế của Amazon cũng hoàn toàn tươi sáng khi hãng đang chiếm hơn một nửa thị trường các nước đang phát triển.
3. John J. Watson
Watson vốn là một cựu chuyên gia phân tích tài chính, ông bắt đầu giữ chức CEO Chevron vào đầu năm 2010. Thời điểm này, công ty đang trước vực sâu và đặt hy vọng rất nhiều vào ông. Trải qua nhiều khó khăn, hiện tại Watson đã đưa cổ phiếu của Chevron tăng 8,1% trong năm qua, cao hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
4. Reid Hoffman
Reid Hoffman là người lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất trong danh sách không làm công việc toàn thời gian và cố định, ông giữ nhiều vị trí khác nhau. Hoffman làm giàu nên từ trang mạng PayPal và sau đó đã tiếp tục thành công tại LinkedIn. Ông hiện đang sở hữu hơn 20% cổ phiếu của LinkedIn. Ngoài LinkedIn, Hoffman còn là "ông bầu", là cố vấn, chủ đầu tư và giám đốc của Zynga, Mozilla, Digg, Facebook, Flickr, và một số công ty khác tại Thung lũng Silicon.
5. James A. Skinner
Với mức tăng trưởng doanh thu đều đặn 5% hàng năm cùng sự phát triển mạnh mẽ hệ thống các cửa hàng và giá cổ phiếu tăng vọt đang thể hiện đường hướng hoạt động đúng đắn của McDonald. Công ty đã giới thiệu thành công các thực đơn mới hướng đến bảo vệ sức khỏe con người như smoothies và đều gặt hái được thành công. Dù đang gặp phải những thách thức với thương hiệu McCafé, nhưng McDonald vẫn đang tiếp tục phát triển không ngừng và tạo ra vô số việc làm, riêng trong năm nay, McDonald đã thuê thêm 62.000 nhân viên mới.
6. Mark Zuckerberg
Tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg đã lãnh đạo thành công Facebook và khiến tốc độ tăng trưởng của trang mạng này lên đến mức chóng mặt. Năm 2011, Facebook đã thu về khoảng 4,3 tỷ USD doanh thu, gấp hơn hai lần doanh thu 2 tỷ USD vào năm 2010.
7. Irene B. Rosenfe
Dấu ấn đậm nét nhất của bà Irene B. Rosenfeld ở Kraft Foods là chỉ 18 tháng sau khi hãng này mua lại Cadbury PLC với giá 19 tỷ USD, Kraft đã thực sự bước sang một trang mới với việc tách riêng thành 2 công ty công chúng riêng biệt: công ty tạp hóa North American và công ty đồ ăn nhẹ toàn cầu.
8. Tim Cook
Được thừa hưởng công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới. Tim Cook đang dần chứng tỏ ông là người duy nhất xứng đáng cho vị trí này sau cựu CEO đã quá cố Steve Jobs. Và sự kiện đầu tiên, đánh dấu đế chế của ông là iCloud, một thiết bị lưu trữ toàn cầu.
9. Muhtar Kent
Coca-Cola là thương hiệu có giá trị nhất thế giới, tuy vậy ông Muhtar Kent cũng đã rất vất vả để chèo chống hãng đồ uống này trước đối thủ PepsiCo. Sinh ra tại Mỹ với cha mẹ là những nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Kent gia nhập Coca-Cola vào năm 1978 và trở thành CEO năm 2008.
Dưới sự lãnh đạo của Muhtar Kent, Coca-Cola đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Trong quý ba năm nay, Coca-Cola đã chứng kiến mức tăng trưởng hai chữ số là 11% ở Trung Quốc và 19% ở Ấn Độ.
10. Samuel J. Palmisano
Mới đây IBM đã đưa ra thông báo rằng vị CEO kỳ cựu của hãng, ông Palmisano sẽ về hưu vào cuối năm nay và bàn giao lại quyền cho giám đốc điều hành cấp cao Ginni Rometty.
Dưới đế chế của Palmisano, IBM đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có. Vốn hóa thị trường của IBM đã có lúc vượt qua cả gã khổng lồ Microsoft, khiến IBM trở thành công ty công nghệ cao có giá trị thứ hai thế giới chỉ sau Apple. Cổ phiếu của công ty đã tăng gấp ba lần kể từ khi Palmisano chuyển từ từ Louis Gerstner sang lãnh đạo hãng. Hiện cổ phiếu của công ty giá trị đến mức tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett trong năm nay tích lũy được 5,5% cổ phần của IBM.
Tạ Linh (theo Fortune
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét