'LÃNH ĐẠO" là những người đứng đầu trong một tổ chức, vạch ra mọi đường lối và kiểm soát vận hành của bộ máy, tổ chức đó. Sự hưng thịnh hay tồn vong của một tổ chức là do lãnh đạo. Để tổ chức phát triển thì lãnh đạo phải có tài. Để phát triển bền vững thì lãnh đạo cần thêm đức.
Theo tôi QUÂN TỬ đã bao gồm cà TÀI và ĐỨC. Do vậy,một người lãnh đạo tất yếu phải là một QUÂN TỬ. Nhưng trong xã hội ta hiện nay, từ cơ quan công quyền đến các doanh nghiệp tư nhân, LÃNH ĐẠO & QUÂN TỬ như là những gì quá đối lập. Bởi thế mà đã lãnh đạo thì không thể quân tử và quân tử thì không thể làm lãnh đạo. Ta thử phân tích một vài khía cạnh :
- Trung thực là phẩm chất tốt đầu tiên của con người, là hạt mầm cho những phẩm chất tốt đẹp khác. Vì không trung thực mới có trộm cướp, vì không trung thực mới có buôn lậu, vì không trung thực nên mới tham nhũng, vì không trung thực nên người ta mới đối xử nhau bằng những thủ đoạn, lừa dối....Bởi thế mới sinh ra cái bá đạo : đạo văn, đạo quan,...đạo tặc. Có trung thực thì ít nhất cũng đảm bảo rằng không xấu. Chúng ta thấy các quan lãnh đạo của ta quá thiếu trung thực. Với cấp trên thì su nịnh, với cấp dưới thì kết bè hoặc trù dập. Họ bảo đó là nghệ thuật. Không phải. Nghệ thuật phải đẹp, phải tốt. Cái gì không phục vụ cho cái đẹp thì không phải là nghệ thuật. Đó là xảo thuật chứ không phải nghệ thuật. Hoặc chỉ là nghệ thuật của kẻ tiểu nhân-một loại nghệ thuật rác rưỡi .
- Khí phách. Theo tôi, nó là phẩm chất dám làm dám chịu, dám đương đầu. Một người không trung thực thì không thể có khí phách. Lãnh đạo của ta quá thiếu phẩm chất này. Họ sợ trách nhiệm, họ chỉ chăm bẩm vào cái lợi riêng tư của chính mình. Bởi thế mà nó mới sinh ra cái dịch : dịch đổ thừa. Bởi thế mà văn hoá từ chức thật xa lạ nhường chỗ cho những kẻ cơ hội, hám danh lên ngôi.
- Tài năng. Đây là phẩm chất cấp cao của con người. Lãnh đạo không thể thiếu tài năng. Một tổ chức tồi thì chắc chắn rằng nó được lãnh đạo bởi một bộ máy lãnh đạo tồi. Một lãnh đạo tài năng không chỉ điều hành tổ chức của mình trong hiện tại mà còn định hướng nó trong tương lai.
- Đạo đức. Đó là một khái niệm quá cảm tính. Không thể lượng giá đạo đức của một người bằng cách anh làm từ thiện được bao nhiêu.Không thể nói Steve Jobs- người chưa bao giờ làm từ thiện là không có đạo đức, cũng không thể nói một người lười nhát sống nhờ vào người khác nhưng không hại ai là có đạo đức. Không thể so sánh đạo đức giữa thương gia với những nhà hoạt động xã hội, không thể so sánh đạo đức của những nhà khoa học với những chính khách. Đạo đức chính là việc anh đóng góp cái lợi gì cho cái tốt, cái đẹp cho tổ chức của anh, cho loài người hay rộng hơn là cho thế giới (không chỉ có con người) trong lĩnh vực của mình. Theo tôi, một người có ba phẩm chất trên tất yếu sẻ có đạo đức.
"Nhân bất thập toàn"- đó là chân lý. Ai cũng có cái tốt và cái chưa tốt. Chúng ta không quá lý tưởng hoá mọi thứ. Tất nhiên, chúng ta cần những nhân vật kiệt xuất. Nhưng trước hết chúng ta cần những người " QUÂN TỬ" để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Những hạt mầm như thế còn ẩn khuất đâu đó, họ cần có môi trường để tạo ra, vấn đề lớn nhất của chúng ta là phát hiện và tạo môi trường thuận lợi cho những hạt mầm này phát triển. Môi trường này trước tiên chính là môi trường TRUNG THỰC.
Riêng mỗi chúng ta không nhất thiết phải tài năng nhưng chúng ta buộc phải trung thực. Chúng ta phải làm hoặc học để làm người trung thực. Nếu không chúng ta sẻ tạo ra hàng loạt những TIỂU NHÂN thay vì những QUÂN TỬ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét