Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM LÃNH HẢI VIỆT NAM. NHÌN LẠI BỘ MẶT CỦA TQ.

Đã 01 tuần qua, từ ngày tàu hải quân Trung Quốc ngang ngược xâm lược lãnh hải Việt Nam (25/05/2011), tất cả những ai hiểu và quan tâm đến tình hình quốc gia-dân tộc đều không khỏi sự phẩn nộ. Trong lúc chờ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ của nó loay hoay tìm giải pháp, chúng ta thử nhìn lại lịch sử của chúng đã gây ra cho đất nước và rút ra những vấn đề cho chính mình.

1. Nhận diện bản chất kẻ thù.

Dân tộc đã trải qua nhiều thảm hoạ, kẻ thù lớn nhất và gần như duy nhất của chúng ta không ai khác mà chính là những chế độ cầm quyền Trung Quốc.
  • Chủ nghĩa bá quyền : Trung Quốc từ muôn đời, không phải là kẻ chinh phục, mà là một kẻ xâm lược và thôn tính.
  • Kẻ khủng bố văn hoá, kẻ thù của văn minh nhân loại. Khi xâm lược một đất nước, chúng sẵn sàng phá hoại tất cả những di tích văn hoá của cộng đồng địa phương, đốt bỏ toàn bộ những tài liệu liên quan văn hoá lịch sử, dựng lại lịch sử, xuyên tạc lịch sử, tìm cách huỹ hoại ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc.
  • Những kẻ dối trá : Dối trá như là một thứ văn hoá truyền thống, họ luốn nói một đằng làm một nẽo.

2. Khi chúng ta nhận thức được một người láng giềng côn đồ hùng mạnh, chúng ta sẻ làm gì?

  • Phải hành động cương quyết, rõ ràng. Không thể đòi hỏi sự công bằng bằng sự lu loa với những phát ngôn. Lịch sử chỉ ra rằng, mất nước là sự nhu nhược. Một dân tộc lớn là một dân tộc có tinh thần dân tộc của nó lớn. Nhìn sang nước Nhật, họ không bao giờ khiếp nhược trước kẻ thù dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với tinh thần ấy, họ xây dựng đất nước mình thành đất nước kiêu hùng.
  • Xây dựng đất nước hùng cường. Công bằng trên bàn đàm phán chỉ có được khi chúng ta phải có sức mạnh đối trọng. Chúng ta đừng quá ảo tưởng một sự thoả thuận công bằng trên bàn đàm phán. Phải xây dựng sức mạnh của chính mình để kẻ thù không dám động đến chúng ta.
  • Luôn cảnh giác với Trung Quốc. Chúng ta luôn mong muốn chung sống hoà bình với TQ nhưng TQ luôn xem VN như là miếng mồi ngon khó cưỡng.Đừng bao giờ tin vào lời nói của nhà cầm quyền Trung Quốc.
  • Tài sản lớn nhất của một dân tộc là tài sản trí tuệ. Sức mạnh lớn nhất của một dân tộc là tinh dân tộc. Sức mạnh này,tài sản này chỉ có thể phát huy và phát triển khi chính phủ của nó được lãnh đạo bởi những con người tài năng và lòng tự trọng dân tộc trong họ luôn ở mức cao nhất.

3. Những lo lắng

Trong lúc cần phát huy lòng yêu nước, huy động sức mạnh toàn dân, đoàn kết toàn dân để bảo vệ đất nước, vai trò chủ đạo của chính phủ. Thế mà....

  • Sự im lặng đáng sợ của chính phủ : vài phát ngôn phản đối.
  • Vai trò của phương tiện truyền thông theo lề. Chưa tương xứng với vấn đề hệ trọng của quốc gia. Lược qua nhiều nhật báo, đài truyền hình, phát thanh,... không hiểu sao mức độ quan tâm chỉ dừng ở chức năng đưa tin. Báo Tuổi trẻ chỉ trích vài comments của đọc giả. Quá thất vọng ! May thay, với sự hỗ trợ của công nghệ, những bài viết cá nhân những con người đau đáu với đất nước cũng truyền và làm lan toả cái tinh thần ấy trong toàn dân.
  • Nhưng cái tinh thần ấy hy vọng không gặp những cản trở nào, mà cần thêm sức sống mạnh mẻ hơn. Đừng để sự quan tâm của toàn dân về vấn đề đất nước chỉ ở mức "phong trào". Hãy đặt nó lên hàng đầu và liên tục, có như vậy mới mong bảo vệ những phần còn lại của đất nước.

Đôi lời

Thế nào là thành đạt? Một cách khái quát, theo tôi, người thành đạt là người có đủ 04 thành công sau :
     1. Thành công trong lĩnh vực của mình
     2. Thành công về mặt tài chính
     3. Thành công về mặt gia đình
     4. Đóng góp cho cộng đồng
Vậy nên, một người thành đạt phải là một người giàu có về mặt tài chính.
Tại sao chúng ta không thể là người thành đạt? Chúng ta hãy tìm cách khởi nghiệp cho riêng mình, trong quá trình đó ngoài nổ lực của chính mình, rất cần sự chia sẻ từ mọi người.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Trung Quốc xâm phạm lảnh hải Việt Nam. Bạn tốt hay bè lũ khốn nạn?

Mấy hôm nay, dù quyết tâm không bàn đến thế sự nhưng HK không thể chịu nổi, sự căm phẩn tột cùng bởi lũ giặc Tàu ngang ngược xâm phạm lãnh hải của ta, phá hoại tài sản của ta. Và cũng tức tối cho cách phản ứng của chính phủ : nhu nhược, bất lực,....Sao không có một bóng dáng nào của lực lượng phòng vệ xuất hiện? Tại sao? Tại sao?

Đành rằng, chúng ta không muốn chiến sự, nhưng một khi chúng ngang tàn cướp phá, chúng ta không thể khoanh tay hay bó gối cầu xin ( vài công hàm phản đối). Quay trở lại vụ việc này, ít nhất cũng phải có vài tàu chiến hay máy bay chiến đấu của ta xuất hiện tại hiện trường để cảnh báo, xua đuổi bọn chúng. Đằng này....một sự im lặng đáng sợ. Bỏ mặc đơn vị dân sự, bỏ mặc ngư dân bị cướp bóc, hà hiếp trên lãnh hải của mình. Hay chúng ta không có quân đội ?

Bạn tốt ư? Có thể là bạn tốt của Đảng nhưng với dân tộc này, chúng đơn giản là một bè lũ khốn nạn.

Bảo vệ lảnh thổ là nhiệm vụ tối thượng của bất kỳ chính phủ, chế độ nào nếu nó không phải do ngoại bang dựng nên và không phải vì ngoại bang.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Vì sao TQ chưa dùng vũ lực?

Là một người con đất Việt, không biết lịch sử của dân tộc, không biết tình hình của đất nước,...thì khó mà giữ được nước. Hôm nay, Hành Khất đọc được bài viết của nhà sử học Dương Danh Dy dịch từ một bài viết của một trang báo của bạn TQ

Vì sao Trung Quốc chưa dùng vũ lực với Việt Nam?
Nguồn: “Hỗ liên võng” ngày 14/5/2011
(Nội tham phi lộ: Trung Quốc trì trì bất đối Việt Nam động vũ đích căn bản nguyên nhân)

Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó đã ngộ nhận.

Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!

Dương Danh Dy

Ông Dương Danh Dy

Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.

Thế nhưng quân đội Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên tại Biển Đông thì kẻ hèn này, một người Trung Quốc sẽ thấy không có lợi cho Trung Quốc, vì việc Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên có thể là điều chính quyền Trung Quốc bị mắc mưu mà người Mỹ rất vui lòng nhìn thấy. Liệu có khả năng đó hay không? Từ những tư liệu tham khảo nội bộ của quân Giải phóng mà người viết tiếp xúc được thấy, nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam là vì Mỹ, Nhật và các nước Biển Đông đã từng bàn bạc bí mật, nếu hải quân Trung Quốc gây xung đột với các nước Trường Sa thì sẽ cùng ngăn chặn Trung Quốc. Vì vậy trước khi tiến hành phân hóa thành công, Trung Quốc cũng sẽ không đánh trộm ở Biển Đông bao gồm cả việc ra tay với Việt Nam.

Vì vậy trong vấn đề chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết Biển Đông thì việc đánh Việt Nam đầu tiên là sự lựa chọn không sáng suốt. Căn cứ vào sức mạnh đất nước và thực lực quân sự của Việt Nam hiện nay thấy trong khoảng thời gian tương đối dài trong tương lai chúng không có đầy đủ khả năng chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, trong thời gian ngắn không tạo thành sự đe dọa an ninh quốc gia với Trung Quốc, thế nhưng do lục địa và vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc nối liền chặt chẽ với nhau, vị trí địa lý của chúng đúng là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và con đường vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, quan hệ hai nước lại có không gian phát triển theo hướng tốt, vì thế đối với những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông qua hiệp thương hòa bình giải quyết là thượng sách, không được tùy tiện sử dụng vũ lực.

Sau khi tổng hợp quan điểm của nhiều bạn trên mạng quân sự, cá nhân người viết cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các sách lược dưới đây với Việt Nam:

1- Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á tụt xuống vực sâu. Nghe mấy bạn trên mạng đã qua Việt Nam nói, trên thị trường Việt Nam hiện nay dường như không nhìn thấy hàng hóa do Việt Nam sản xuất, từ đồ diện dùng trong nhà cho đến các hàng hóa nhỏ đều như vậy, tất nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, lực lượng vốn nước ngoài từng bước thể hiện thế nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn trước việc đã xây dựng xong hệ thống công nghiệp và công nghiệp quân sự hoàn chỉnh. Mấy năm gần đây đồng tiền Việt Nam luôn mất giá, nhưng do chính phủ ra sức khống chế nên đã làm cho loại lạm phát đó thể hiện vào dạng ẩn giấu nhiều hơn. Trong khi trên thị trường giao dịch, đồng Nhân dân tệ được người Việt Nam yêu thích, thậm chí còn được hoan nghênh hơn là ở trong nước Trung Quốc. Vì vậy chính phủ Trung Quốc cần lợi dụng thời cơ có lợi này khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực sang Việt Nam đầu tư, mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với Việt Nam, tiến hành viện trợ kinh tế nhất định cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện nào khiến an ninh quốc gia, xây dựng kinh tế, đời sống nhân dân của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều người Việt Nam thực sự nhận thức được rằng Trung Quốc thành tâm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào.

2- Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70, người Việt Nam sau khi thức tỉnh cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho Trung Quốc, bọn họ đều cho rằng đó là do hình thức chiến tranh lạnh quốc tế tạo nên, và ngược lại đã oán trách Liên Xô.

Thế nhưng người Việt Nam cũng rất phản cảm trước việc Trung Quốc gây áp lực nặng nề với họ. Người Việt Nam phổ biến cho rằng Trung Quốc không thể cho họ địa vị công bằng bình đẳng. Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc. Nhà đương cục Việt Nam sợ hãi sâu sắc rằng toàn bộ Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đồng hóa, loại lo lắng này là không có đạo lý, thế nhưng bất kể nhà đương cục can thiệp như thế nào cũng không thể ngăn cản được sự giao lưu dân gian. Vì vậy trong qua lại giữa hai nước, nhân dân Trung Quốc nên để cho Việt Nam nhiều vị thế bình đẳng hơn, dùng quan hệ hữu hảo lâu đời giữa hai nước và văn hóa lâu dài của Trung Quốc ảnh hưởng tới chính phủ và nhân dân Việt Nam.

3- Trong đàm phán về tranh chấp biên giới hai nước Trung Việt và đảo bãi Biển Đông, ngoài chủ quyền và an ninh quốc gia ra, các lĩnh vực khác Trung Quốc nên có“nhượng bộ lớn nhất” dùng phương thức “kinh tế đổi lấy chủ quyền” khiến người Việt Nam được nhiều lợi ích thiết thực hơn trong “chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác”, khi cần thiết có thể mời có điều kiện nước Nga tham gia cùng khai thác, để cân bằng quan hệ lợi ích giữa hai nước. Làm như vậy về kinh tế, khẳng định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nhất định, nhưng mọi người cần đối xử biện chứng đối với vấn đề này. Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này] Môi trường hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai “dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam đã làm cho ý đồ chiến lược hình thành bốn mặt bao vây Trung Quốc của Mỹ đối với Trung Quốc đã trước sau không thể thực hiện hoàn toàn, và ngày nay Trung Quốc không cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được: chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung Quốc đã là người thắng lớn rồi.

4 - Nếu chính phủ Việt Nam coi Trung Quốc lấy thiện ý dùng “kinh tế đổi lấy chủ quyền” là mềm yếu có thể khinh thường, không thèm để ý, để tiếp tục dựa vào hoặc gia nhập thế lực chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu, cung cấp căn cứ cho thế lực chống Trung Quốc nhằm thẳng vào Trung Quốc thì cuộc chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt Nam. Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại vào Trung Quốc.

Trận đánh trả tự vệ của quân đội Trung Quốc khi không thể nhẫn nhịn được nữa vào năm 1979 đã thu được thắng lợi vĩ đại, quân đội Việt Nam ngày nay liệu có thể may mắn trốn thoát tai họa không? Điều này là không thể. Nếu như nói Việt Nam còn dám cao giọng với Trung Quốc là đã nhìn Việt Nam quá cao đấy! Áp dụng sách lược này là hạ sách của chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc trong giải quyết quan hệ Trung Việt và tranh chấp Biển Đông đấy!

Tóm lại hai nước Trung Việt tồn tại tai họa âm ỉ chiến tranh. Cuộc chiến này có bùng nổ hay không quyền chủ động nằm trong tay Trung Quốc, nhưng cũng chủ yếu quyết định bởi sự thể hiện bước tới của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không tiếp nhận hành động thiện ý hòa bình giải quyết tranh chấp của Trung Quốc, tiếp tục diễn trò “vác núi qua sông” [chỉ một việc không thể làm nổi] để đạt được mục đích “ỷ thế yếu lấn kẻ mạnh” thì một khi Trung Quốc buộc phải dùng vũ lực thì một lần nữa, họ sẽ bị đả kích nặng nề. Trong những cái khó tránh khỏi đó, tin tưởng là quân giải phóng nhân dân hùng mạnh hoàn toàn có khả năng giành được thắng lợi cuối cùng và cũng tin là phần lớn nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh lại xảy ra.
……….
Dương Danh Dy dịch
Nguồn: http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/05/ong-duong-danh-dy-xin-moi-chu-vi-oc-bai.html

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

21 NGUYÊN TẮC CỦA CÁC TRIỆU PHÚ " TAY TRẮNG LÀM NÊN"

Mời các bạn tham khảo bài viết này trên doanhnhan.net
k
Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình, Brian Tracy - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình…
1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.

2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.

3. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.

4. Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.

5. Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.

6. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.

7. Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.

8. Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.

9. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

10. Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên”. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.

11. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.

12. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

13. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.

14. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.

15. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.

16. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.

17. Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ.

18. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.

19. Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.

20. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

21. Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.

Nguồn : doanhnhan.net

Hai câu chuyện & một thảm kịch!

Tôi sinh ra sau 30/04/1975, nên chỉ cảm nhận về chiến tranh qua sách vỡ, phim tài liệu hay lời kể của người lớn. Khi lớn lên, tôi cũng kịp nhận ra tương đối những đau khổ mất mát mà đất nước trải qua, trong đó có chính gia đình mình.
Qua 36 năm tiếp quản và xây dựng đất nước của đảng CS, cùng với nhân dân, đất nước đã gặt hái một số thành quả khích lệ nhưng cũng trả một cái giá khá đắt cho sự dốt nát của chính mình.

Nếu nhìn vào bề ngoài, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng đời sống của đất nước đã cải thiện đáng kể, người dân có cái ăn, cái mặc, cái ở, đường xá được mở rộng, nhà cao tầng cũng đua nhau mọc lên. Nhưng khi lắng lòng lại, ta không khỏi giật mình. Tôi xin kể 02 câu chuyện mà tất cả chúng ta ai cũng dễ dàng bắt gặp.

Câu chuyện thứ nhất : Một gia đình nông dân nọ, nhờ vào đất đai ông bà để lại mà trồng lúa, hoa màu,...dù vất vả nhưng cũng có cái để ăn và nuôi con học hành. Từ khi có con đường phóng qua khu đất, đất ông thành mặt tiền và nhờ đó cũng có giá hơn. Một đời vất vả, giờ đây có cơ hội đổi đời nên ông đã bán đi một phần đất. Ông xây nhà mới, tự thưởng cho mình con "siêu giấc mơ" và mấy thằng con những " Cơn sóng". Cuộc sống gia đình ông bắt đầu một chương mới, ông bỏ việc đồng án chuyển sang buôn bán, các con ông cũng không còn đi học nữa mà lân la café, bida,....Vì không có hiểu biết nên ông buôn bán hết thất bại này đến thất bại khác. Dần dà gia đình ông chỉ còn ngôi nhà và nấm đất nơi có mồ mả ông bà. Hôm rồi, gặp tôi ông thở dài : phải chi...!

Câu chuyện thứ 2 : Bao nhiêu năm nay cán cân xuất-nhập quốc gia luôn là ...nhập siêu. Mà mức độ nhập siêu nghe là phát hoãng, nói nôm na 'làm ra một đồng nhưng xài hết mười đồng'. Nhưng các nhà lãnh đạo đất nước luôn ca bài ca " phát triển vượt bậc". Mà không phát triển vượt bậc là gì khi đường xá liên tiếp hết mở rồi sửa, nhà cao tầng mọc lên như nấm, xe cọ dập dìu,... Nếu tìm hiểu chúng ta sẻ thấy một sự thật đau lòng : nào là tiền vay quốc tế, nào là tài nguyên đất nước thi nhau chạy ra nước ngoài với những tên gọi mỹ miều - dự án A,B,C,...

Rồi một ngày không xa chúng ta chẳng còn gì để bán như anh nông dân kia khó mà giữ được ngôi nhà và mảnh đất chôn thây.

Hãy thức tĩnh trước khi quá muộn ! Mà trước tiên là phải trung thực và đừng ru ngủ, tự huyễn hoặt mình.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Phát ngôn ấn tượng.

Quá nhàm chán với thông tin từ báo chí theo lề, Hành Khất lang thang trên nét, góp nhặt những suy nghĩ, những ý kiến đáng để nhiều người nên biết.
-"Đối lập với báo chí tự do là báo chí bị kiểm duyệt. Báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật được văn minh hoá, cái quái thai được tắm nước hoa". Karl Marx
-"Dân chủ là để dân mở mồm ra nói. Dân chủ là đừng bịt miệng dân". Hồ Chí Minh
-"Kiên quyết không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức...". Nguyễn Tấn Dũng
-"Chính phủ lập ra không phải để ban phát các quyền tự do mà là bảo vệ nó". Thomas Jefferson
....
Ngừng lại trong giây lát, nhắm mắt thở một hơi thật dài, Hành Khất tôi tiếp tục kiếp hành khất của mình