Nhìn lại mình, trăn trở,suy tư,...Tôi tự hỏi vì sao?
Đọc " Doanh nhân tránh sao những tật xấu người Việt?" trên Cổng Thánh Gióng, trích lại bài viết của tác giả Cảnh Thái. Tôi thấy đó cũng chính là những cố tật của chính mình. Còn bạn? Vượt qua những cố tật này cũng chính là cách để chiến thắng bản thân mình, tôi tin chúng ta sẻ thành công.
Xin mời các bạn
"Doanh nhân tránh sao với tật xấu người Việt?
(CTG) Từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người, khi ta tự nghĩ về ta, ta tự đánh giá về bản thân mình, không bao biện, tự soi rọi lại, tự nhìn nhận lại, ta sẽ nghĩ gì về bản thân? Ta tự nghĩ gì về dân tộc mình?
Tác giả Cảnh Thái đã gửi về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam một bài viết về những "thói hư tật xấu" mà giới doanh nhân cũng như mọi người dân Việt Nam nên tránh. Theo bạn, đây có thực sự là những "thói xấu" căn cơ của người Việt không? Còn những điểm yếu nào mà ta cần khắc phục?Xuân về là lúc đất trời giao hòa, cây cối nẩy chồi, trăm hoa đua nở, vạn vật như khoác thêm tấm áo mới, vươn mình đứng dậy như một cô gái trẻ đôi mươi. Hồn người cũng thấy thư thái, tạm gác qua những suy tính, bon chen, vất vả đời thường, đôi chút mạn đàm ngày xuân có những "tự trào", "tự vấn" về các tính cách tốt xấu của chính bản thân chúng ta.
Nói về các truyền thống tốt đẹp, các đức tính tốt đẹp của người Việt thì chúng ta không thiếu những tấm gương, những cá nhân xuất sắc, các anh hùng dân tộc xả thân vì đại nghĩa hay các vĩ nhân của đất nước mà thành tựu đã được tổ quốc ngàn đời ghi dấu, lưu danh muôn thuở trong lịch sử phát triển đất nước.
Ở đây, chúng ta cần một trao đổi thẳng thắn, không e ngại, dù "sự thật mất lòng" về những thói hư và tật xấu mà dân tộc và đất nước nào cũng có. Dù muốn hay không thì các thói hư, tật xấu cũng đã và đang diễn ra, có khi lâu ngày trở thành bản tính xấu khó mà sửa chữa, hoặc tệ hơn sẽ trở thành "tính cách" không hay của dân tộc. Vì vậy can đảm nói ra có khi là một lời góp ý, trao đổi chân tình, nhìn thẳng vào sự thật, lời cảnh tỉnh không bao giờ muộn!
Những đức tính xấu đấy sẽ được liệt kê dưới đây, mời doanh nhân tham khảo để có cách dùng người hợp lý và hạn chế mặt tiêu cực của chúng.
1. Khả năng làm việc theo nhóm kém, tinh thần đồng đội chưa cao
Người Việt thường hoàn thành tốt các công việc của cá nhân nhưng khả năng gánh vác công việc cộng đồng, công việc chung kém, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng kém.
Các học sinh Việt thường chịu khó làm bài tập của mình rất siêng năng và làm tốt các bài tập được giao cho cá nhân, nhưng bài tập chung của nhóm thường bị đùn đẩy trách nhiệm cho người khác làm, khả năng ngồi lại với nhau để thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho một thành quả chung tích cực hơn thường bị xem nhẹ.
Trong quân đội, khi gặp cảnh trận mạc vào sinh ra tử, các quân nhân thường thấm thía với các đồng đội chiến đấu can đảm kiên cường, không bỏ đồng đội dù hiểm nguy gian khổ nhưng trong đời thường lại dễ "nặng nhẹ" vì một việc cỏn con cũng có thể bị đùn đẩy cho nhau các trách nhiệm công việc chung.
Tại các doanh nghiệp, các công nhân và nhân viên người Việt cũng "nổi tiếng" khó phối hợp đồng đội "teamwork" tốt, khó có hiệu quả hợp tác cao trong các công việc được cấp trên giao.
Tại mỗi khu phố, khu dân cư, nếp sống vệ sinh chung thường rất kém. Người ta chú ý quét dọn sạch sẽ nơi khuôn viên của gia đình mình, trong khi các diện tích chung, công cộng thường chịu việc xả rác, vứt bỏ các thứ linh tinh làm ô nhiễm môi trường chung.
Trên đường phố Việt Nam, chúng ta không khó bắt gặp các hình ảnh xả rác, chen lấn tranh giành nhau khi tham gia giao thông hoặc tại các cơ quan công quyền mà người dân phải xếp hàng lộn xộn, chờ chực trong một mớ hỗn độn, rất thiếu khoa học. Thậm chí, ngay tại Sở KH-ĐT TP.HCM, nếu bạn có việc phải xin giấy phép, đổi giấy phép hay giấy tờ liên quan, việc chen lấn chờ đợi không theo trật tự thể hiện một tư duy bon chen, chụp giật, không có kế hoạch, tổ chức và tầm nhìn dài hạn.
Tại các nhà ga, bến xe, hàng không, hàng quán, nhà hát, công viên công cộng, .v.v. chúng ta càng thấy rõ ý thức vì cộng đồng của người Việt thực sự chưa trưởng thành. Trách nhiệm trước mắt có thể thuộc về các cá nhân lãnh đạo tại các đơn vị này, sau đó là ý thức chấp hành của mỗi người dân trong cộng đồng và khả năng tổ chức phối hợp làm việc theo nhóm vì tinh thần cộng đồng, vì công việc chung còn nhiều điều chưa tốt.
2. Tư duy tiểu nông
Các thửa ruộng nhỏ lẻ, được các đời cha ông tiếp nối và chia tách ra làm nhiều miếng nhỏ dần cho các đời sau. Ngồi trên máy bay, chúng ta dễ thấy các thửa đất nông nghiệp Việt Nam bị chia cắt, nát vụn, ít thấy có các cánh đồng rộng lớn ngút ngàn như cách làm nông nghiệp hiện đại, năng suất cao như tại các quốc gia khác, trong khi đồng bằng Việt Nam là một trong những vựa lúa lớn nhất của thế giới.
Đất đai không thể sinh sôi nảy nở nhưng người thì tăng thêm trong khi phương thức sản xuất thay đổi quá chậm chạp. Tốc độ và khả năng thay đổi tư duy, khả năng thích ứng với tình hình mới không cao.
Làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu và bảo thủ theo kiểu tư duy xưa vẫn còn "con trâu đi trước cái cày theo sau", thiếu liên doanh liên kết, thiếu sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, lòng đố kỵ, ích kỷ, ganh ghét, không muốn người khác hơn mình, dấu nghề, không mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm với mọi người, thậm chí anh em, người thân trong nhà cũng không san sẻ, giúp đỡ, "cho tiền cho bạc, không ai chỉ đàng làm ăn"!
Xong việc của mình là xem như xong, không quan tâm người khác hay bà con láng giềng làm ăn ra sao. Tư duy "hợp tác xã" một thời, nửa đêm không ai muốn thức dậy xả nước cho thửa ruộng chung, ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động "cha chung không ai khóc", tị nạnh nhau các công việc của chung cộng đồng.
Thậm chí, xuất hiện lối suy nghĩ "sống hôm nay, biết hôm nay", bất chấp ngày mai ra sao! Điều này dễ dẫn tới việc biển thủ, ăn cắp của công cả "tài sản vật chất và thời gian" trong các doanh nghiệp nhà nước bất chấp hậu quả là doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành "con bò sữa của chung" mà mạnh ai nấy "vắt sữa", khai thác đến mức kiệt quệ.
Tư duy "ăn xổi ở thì" dễ nổi lên lấn át, tư duy ngắn hạn, nghĩ đến quyền lợi cục bộ, mưu cầu tư lợi ngắn hạn hơn là phát triển dài hạn, phát triển bền vững cho cả cá nhân và cộng đồng.
3. Dễ dàng thỏa mãn với những thành công nhỏ
Tư duy truyền đời kiểu "học thành tài" ăn sâu vào suy nghĩ thay thế cho tư duy tiến bộ hơn "học tập và làm việc phấn đấu, cống hiến suốt đời". Các cá nhân học giỏi, xuất sắc không thiếu nhưng các thành quả khoa học, các phát minh thành tựu lớn trong hầu hết các lĩnh vực hầu như chưa sánh bằng các quốc gia khác, phần vì thiếu môi trường cho người tài, phần vì các cá nhân xuất sắc trong cộng đồng đã thỏa mãn với thành công nhỏ ban đầu nên không chịu phấn đấu học tập liên tục và không có cơ hội phát triển lên tầm cao mới hay đạt tới trình độ và đẳng cấp thế giới.
Điều này xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng và sáng tạo, phát minh và sáng chế, văn hóa và thể thao, .v.v. khi Việt Nam chưa có tên trên bản đồ các thành tựu lớn của thế giới vì số lượng các thành tích ở tầm cỡ thế giới còn quá ít so với các quốc gia khác.
Một số người du học nước ngoài cho hay, khi học phổ thông hay đại học các sinh viên bạn thường không giỏi các môn học cơ bản nhưng khi vào nghiên cứu ứng dụng, họ rất xuất sắc và sinh viên ta thường không theo kịp. Có lẽ tư duy học "thành tài" đã sớm làm chậm hay thiêu chột sức sống và khả năng học hỏi, phát triển liên tục của sinh viên ta(?).
Trên thương trường, các doanh nhân Việt Nam cũng có nhiều hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp, thường chạy theo các hợp đồng mua bán có tính thời vụ, dựa vào ưu thế "quen biết", mối quan hệ thân hữu để giành lấy công việc trước mắt, ít có doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dài hạn, có tầm nhìn xa, chú ý phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu vươn lên tầm cỡ thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường qui mô nhỏ và rất nhỏ, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu hợp tác phối hợp, khi lớn lên một chút thì đã phân chia ra thành các doanh nghiệp nhỏ hơn do bất đồng quan điểm hợp tác hoặc muốn làm riêng thu lợi một mình, hoặc đã sớm thỏa mãn với thành công nhỏ đạt được.
4. Dễ rơi vào trạng thái tôn sùng các giá trị vật chất
Một bộ phận không ít đang chạy theo các giá trị vật chất như làm tiền, chạy theo đồng tiền, bất chấp hậu quả, miễn sao có nhà đất, xe đời mới, đồ dùng hàng hiệu, vui chơi tiệc tùng..v.v. thay cho các giá trị đạo đức chân - thiện - mỹ, tính trung thực, tinh thần phấn đấu vượt khó, tinh thần tương thân tương trợ trong gia đình và cộng đồng, tôn trọng vẻ đẹp tinh hoa và tinh thần đẹp của con người.
Xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi tầng lớp xã hội, kể cả tầng lớp trí thức, có học, hiện tượng tôn sùng tài sản vật chất hơn là các giá trị nhân văn hay các truyền thống tốt đẹp của nhân loại.
Các tội phạm tham nhũng, tội ác phi nhân trong các câu chuyện có thực, ngày càng nhiều, mà người gây án là các quan tham hay những người có ăn học và được đào tạo bài bản, những người sinh ra không hẳn đã sống thiếu thốn vật chất lại được hưởng nhiều ưu đãi, đặc quyền, đặc lợi, nhưng nay không phả vì thiếu miếng cơm, manh áo vẫn cố tình phạm tội. Do bản năng tham lam, tham vọng và dục vọng cá nhân lớn hay do môi trường sống thay đổi đã cổ vũ cho việc sùng bái vật chất này?
Tình trạng nghiện ngập ma túy lan rộng ra cộng đồng, số lượng người nhiễm HIV tăng nhanh, tỉ lệ phá thai cao so với thế giới, trẻ con bị bỏ rơi, trẻ em lang thang bị chăn dắt đi ăn xin và bán vé số, người già bị bạc đãi, buôn bán phụ nữ gia tăng. Điều này có thể có thể liên quan đến tâm lý sống gấp, sống ích kỷ vội vả, chỉ biết lo cho bản thân, chạy đua theo các giá trị vật chất, sống hưởng thụ bất chấp hậu quả, chưa kể các khiếm khuyết trong hệ thống bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người và phát triển hệ thống an sinh xã hội cho mọi thành phần người dân, kể cả các tầng lớp nghèo khổ và chịu thiếu thốn thiệt thòi nhất.
5. Tính kỷ luật chưa cao
Rất nhiều câu chuyện và sự việc xảy ra trong đời sống xung quanh chúng ta, như công nhân Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động, bỏ trốn việc, gây nhiều sự cố trong môi trường sản xuất kinh doanh, không tuân theo hiệu lệnh và nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
Hiện tượng vượt đèn đỏ trong giao thông, không bỏ rác vào nơi qui định, luôn muốn "luồn lách" và qua mặt pháp luật nếu có điều kiện hay ở những nơi chốn thiếu sự giám sát của các cơ quan pháp luật hoặc cấu kết với các cá nhân trong các cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi và tạo ra quyền lợi nhóm hay nhóm lợi ích!
Có người nói về sự khác biệt giữa người Việt "thông minh" và người Việt "khôn ranh" và kết luận là có thể chúng ta "khôn ranh" thôi chứ đừng vội nghĩ rằng "ta đây là dân tộc thông minh"!
Văn hóa chịu trách nhiệm, xin từ chức chưa hiện diện trong đất nước ta. Khi được trao quyền, ủy quyền, với niềm tin lớn, kỳ vọng lớn, trách nhiệm lớn, người ta phải hiểu nghĩa vụ khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao! Khi một người không hoàn thành trách nhiệm, việc từ nhiệm là bình thường, đó là sự bảo đảm cho uy tín, danh dự với lời hứa ban đầu, trọng trách ban đầu đặt ra.
Để ngụy trang, ngụy biện, biện minh cho thất bại, người ta thường hay nói về sự "đồng thuận" hay "trách nhiệm tập thể" và sau cùng là "huề cả làng"! Vì không thể truy cứu trách nhiệm "tập thể" hay sự khôn ngoan hoặc ngu dại đã giúp con người che dấu khuyết điểm trong một ốc đảo có tính "tự lừa dối" lẫn nhau.
6. Dễ thỏa hiệp và tìm kiếm thỏa hiệp để mưu cầu tư lợi cá nhân
Do xã hội đã hình thành một số tầng lớp giàu có, mua quan bán chức, đi lên không phải bằng nỗ lực phấn đấu lao động và học tập siêng năng cần cù mà bằng sự nâng đỡ của "cha anh", bạn bè phe nhóm thân hữu nâng đỡ nhau, tạo ra một sự bất bình đẳng.
"Bao năm phấn đấu, không bằng cơ cấu một hôm", suy nghĩ không cần học tập phấn đấu chi cho vất vả, chỉ cần có quan hệ thân hữu là được, chỉ cần có tiền là mua cái gì cũng xong!
Xây dựng mối quan hệ thân hữu, quyền lực nhóm.
Khi sai phạm xảy ra ở mọi cấp, mọi nơi, con người trở nên chán nản, cảm thấy việc sai phạm là "bình thường", đương nhiên, không màng quan tâm tới, không bình luận, không dám phản bác, nghĩ rằng các phản bác là vô tác dụng, dễ bị "chụp mũ", dễ bị trù dập, quá lo sợ, và chấp nhận "thỏa hiệp", .v.v. tạo nên một xã hội "vô cảm" lúc nào không hay!
Trong công việc, mỗi khi gặp khó khăn hay vi phạm pháp luật, người ta thường nghĩ nên "gõ cửa" ở đâu, gặp "anh Hai, anh Ba" nào để được giúp đỡ?! Muốn làm việc gì, khởi sự một việc kinh doanh, người ta thường nghĩ là "để làm được việc này, tôi quen biết với những ai, tôi có mối quan hệ quan trọng nào trong lĩnh vực này?" hơn là chuẩn bị tốt về sản phẩm hay dịch vụ khách hàng .v.v.
Trong các cơ quan, người ta tham gia vào các tổ chức đoàn thể nhiều khi không phải vì cái tâm sáng, muốn giúp ích cho đời, mà để có thể "trèo cao hơn" trong các nấc thang danh vọng và tiền bạc. Nạn "mua quan, bán chức" trở nên vấn nạn vì ai đó trong chúng ta đều đã có dịp nghe qua về việc này, đâu đó tại chính địa phương mà ta đang sống, phản ánh một vấn nạn, một phát triển nguy hiểm của xu hướng thỏa hiệp, tìm kiếm thỏa hiệp và mưu cầu danh lợi.
Khi đó tội ác có thể ngày càng công khai và mỉm cười ranh mãnh trước sự bất lực của toàn xã hội như một sự trả giá cho những sai lầm của chính mỗi con người hèn yếu trong chúng ta. Và cho những ai nhất thời đắc ý rồi cũng sẽ lại rơi vào chu kỳ khác, khi thời thế của kẻ đắc ý đã qua, con cháu của anh ta rồi vẫn sẽ phải tiếp tục sống trong môi trường "thỏa hiệp" mà anh ta đã vô tình hay hữu ý dựng nên, thế hệ sau này vẫn sẽ phải tiếp tục sống trong môi trường "thỏa hiệp" cấu kết với nhiều phe nhóm nếu không sẽ bị thải loại.
Môi trường có tính thỏa hiệp này, tới phiên nó, sẽ như một bánh xe lịch sử lớn và lớn hơn, nghiền nát mọi nỗ lực hướng tới các giá trị "chân thiện mỹ" mà con người luôn mơ ước.
7. Dễ suy nghĩ chủ quan, chú trọng yếu tố chủ quan hơn khách quan
Dễ sùng bái cá nhân, ca ngợi cá nhân xuất chúng, thần tượng hóa, thần thánh hóa cá nhân hơn là chú trọng xây dựng một xã hội dân chủ, pháp trị tạo cho mọi người dân đều có cơ hội ngang nhau, bình đẳng, môi trường sống và kinh doanh thuận lợi, khi đó các tài năng cá nhân xuất hiện là tất yếu.
Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước tài năng xuất chúng và thành quả của Giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng toán học Fields nhưng chưa xây dựng được môi trường làm việc tốt để tương lai có thêm nhiều người Việt đạt thành quả tương tự. Trong khi các quốc gia như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, .v.v. có rất nhiều nhà khoa học đạt tới các đỉnh cao trí tuệ của nhân loại và điều đó được xem là hệ quả bình thường và tất yếu do "phương pháp" và cách tổ chức thực hiện mang lại.
Tương tự, sẽ rất ngạc nhiên nếu Việt Nam có một Bill Gates, nhưng sẽ không ai ngạc nhiên nếu nước Mỹ ngày càng có thêm nhiều tỉ phú về các sản phẩm khoa học công nghệ. Lý do có thể là tại Mỹ có đầy đủ các "điều kiện cần và đủ" để tiếp tục sản sinh các Bill Gates mới!
Khi các giá trị vật chất mà người ta dễ dàng đạt được không thông qua sức lao động sáng tạo vất vả cần cù, mà chỉ là sự trao đổi, mua bán, ngã giá, con người dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ mơ hồ, lý giải và dựa dẫm vào yếu tố "tâm linh" là chủ yếu.
Lúc này, không phải là yếu tố đức tin tôn giáo, triết lý biện chứng duy vật hay duy tâm, hay "khoa học huyền bí" ngoài tầm với của khoa học kỹ thuật đương đại mà là sự cứu chuộc cho bản thân, sự tính toán an bài cho các "tội lỗi quá khứ", sự sợ hãi trước "luật nhân quả", thông qua việc cúng bái lễ vật đắt tiền kiểu nhà giàu, xây dựng lăng mộ hoành tráng, mượn các hành động từ thiện như để khỏa lấp phần nào các yếu tố nhân quả trong đời sống xã hội. Điều này có thể được thấy với hàng đoàn xe ôtô đắt tiền có nhiều xe mang bảng số nhà nước, nối đuôi xếp hàng mang lễ vật "hoành tráng" tới cúng chùa, xem bói vào các dịp lễ Tết.
Sẽ còn những điểm yếu nào?
Có người đổ lỗi cho "cơ chế", môi trường giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên. Đổ thừa cho hoàn cảnh nền kinh tế nghèo, chậm phát triển, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai..v.v.. Thế nhưng, từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người, khi ta tự nghĩ về ta, ta tự đánh giá về bản thân mình, không bao biện, tự soi rọi lại, tự nhìn nhận lại, ta sẽ nghĩ gì về bản thân? Ta tự nghĩ gì về dân tộc mình?
Khi chứng kiến những điểm yếu của con em mình, khi chứng kiến các cuộc đua tranh thể thao, trí tuệ mang tầm cở khu vực và thế giới, sự thua sút lạc hậu, và, trong những ngày thường, chứng kiến con em chúng ta rơi vô cảnh nghiện ngập, tinh thần yếu đuối, bạc nhược, hành vi thiếu văn hóa, vô vọng, mất phương hướng, muốn vươn lên với chỉ những lời kêu gọi động viên duy ý chí, khi tinh thần luôn dư thừa vô bổ với những lời sáo rỗng và thật đau lòng khi chúng ta tự nhận là những người tử tế, đều quan tâm đến nhau, quan tâm đến những điều tốt đẹp của xã hội loài người, quan tâm đến nhau như những người bạn thân, đồng bào, máu chảy ruột mềm, có thể hy sinh vì nhau, nhưng lại đang làm đau lẫn nhau, thật đau, mà không hay biết, chúng ta khóc thầm, khóc rưng rức cho nỗi đau dân tộc.
Một người trẻ được trang bị những hành trang quý giá nhất nào để có thể đi xa, phát triển nhân cách, phát triển bản thân và giúp ích cho cộng đồng xã hội, có lẽ cũng cần các kinh nghiệm về các "vết xe đổ" cần tránh, các thói hư, tật xấu và điểm yếu cố hữu của bản thân mình, dân tộc mình nếu có, điều này sẽ giúp chắp cánh cho các thế hệ tương lai bay cao và bay xa hơn.
Nếu được phép tự do góp ý cho những người thân, những người mà mình yêu quý, góp ý cho đất nước, cho tổ quốc và dân tộc mình với tinh thần nghiêm túc và cầu thị, chúng ta sẽ thực sự muốn và dám nói ra điều gì? Đây là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người với dân tộc và đất nước."
Theo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011
Cái nặng của lòng thù hận
Xin trich lại mẫu chuyện mà đại văn hào Nga Leon Tolstoi đã kể :
"Có một người hành khất đến trước cửa nhà của một phú hộ để xin, nhưng tính tình ông phú hộ rất keo kiệt, ông giả vờ như không nghe thấy và ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không còn chịu đựng được những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, ông phú hộ lại ném một viên đá về phía người hành khất.
Người hành khất sững sờ giây lát trước hành động của ông phú hộ, rồi lặng lẽ nhặt lấy viên đá cất vào trong bị, lòng đầy hận thù và nhủ thầm rằng : “ – Được, ta sẽ giữ viên đá nầy, chờ đến một ngày nhà ngươi sa cơ thất thế, ta sẽ dùng nó để ném trả lại cho ngươi…”
Năm tháng đi qua, lời chúc dữ của người hành khất trở thành sự thật. Vì biển lận, ông phú hộ bị tướt đoạt tài sản và bị tống giam vào ngục. Người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giãi ông phú hộ, bàn tay ông không rời viên đá trong bị mà ông phú hộ đã ném cho ông mười mấy năm về trước, ông muốn ném trả viên đá ấy cho ông phú hộ để rữa mối căm hờn chồng chất trong lòng ông bấy lâu nay. Nhưng khi cầm viên đá trong tay chuẩn bị ném về phía ông phú hộ, người hành khất thấy gương mặt tiều tụy, đáng thương của kẻ tù đày. Bỗng mối căm thù dai dẳng trong ông chựng lại, ông từ từ cầm lấy viên đá thả nhẹ xuống mặt đường rồi tự nhủ “ …Tại sao ta lại phải giữ mãi viên đá nầy từ bao nhiêu năm nay? Con người phú hộ kia và ta, ai đáng thương hơn ai? Ai cũng có trong lòng nỗi thống khổ của kiếp làm người. Tại sao ta lại phải mang nặng mối hận thù mà rốt cuộc cũng chỉ là hư ảo…?. Một thoáng, ông nhìn viên đá nằm bên vệ đường rồi tiếp tục bước đi với tấm lòng thanh thản lạ lùng…Ông ngộ ra rằng :” Tha thứ là điều khó khăn nhưng cũng là điều cao cả nhất”"
Nguồn : Vẽ Đẹp Phật Pháp
"Có một người hành khất đến trước cửa nhà của một phú hộ để xin, nhưng tính tình ông phú hộ rất keo kiệt, ông giả vờ như không nghe thấy và ngoảnh mặt làm ngơ. Đến một lúc không còn chịu đựng được những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, ông phú hộ lại ném một viên đá về phía người hành khất.
Người hành khất sững sờ giây lát trước hành động của ông phú hộ, rồi lặng lẽ nhặt lấy viên đá cất vào trong bị, lòng đầy hận thù và nhủ thầm rằng : “ – Được, ta sẽ giữ viên đá nầy, chờ đến một ngày nhà ngươi sa cơ thất thế, ta sẽ dùng nó để ném trả lại cho ngươi…”
Năm tháng đi qua, lời chúc dữ của người hành khất trở thành sự thật. Vì biển lận, ông phú hộ bị tướt đoạt tài sản và bị tống giam vào ngục. Người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giãi ông phú hộ, bàn tay ông không rời viên đá trong bị mà ông phú hộ đã ném cho ông mười mấy năm về trước, ông muốn ném trả viên đá ấy cho ông phú hộ để rữa mối căm hờn chồng chất trong lòng ông bấy lâu nay. Nhưng khi cầm viên đá trong tay chuẩn bị ném về phía ông phú hộ, người hành khất thấy gương mặt tiều tụy, đáng thương của kẻ tù đày. Bỗng mối căm thù dai dẳng trong ông chựng lại, ông từ từ cầm lấy viên đá thả nhẹ xuống mặt đường rồi tự nhủ “ …Tại sao ta lại phải giữ mãi viên đá nầy từ bao nhiêu năm nay? Con người phú hộ kia và ta, ai đáng thương hơn ai? Ai cũng có trong lòng nỗi thống khổ của kiếp làm người. Tại sao ta lại phải mang nặng mối hận thù mà rốt cuộc cũng chỉ là hư ảo…?. Một thoáng, ông nhìn viên đá nằm bên vệ đường rồi tiếp tục bước đi với tấm lòng thanh thản lạ lùng…Ông ngộ ra rằng :” Tha thứ là điều khó khăn nhưng cũng là điều cao cả nhất”"
Nguồn : Vẽ Đẹp Phật Pháp
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
Văn hoá lừa dối
Nói dối là nói những điều không đúng với sự thật. Trong một số ít trường hợp cụ thể, nói dối với mục đích tốt, còn đa phần nó đem đến cái tiêu cực. Khi nói dối trở thành thói quen hàng ngày, phát triển thành thứ văn hoá, tôi tạm gọi là 'Văn hoá lừa dối' thì thật tồi tệ. Xã hội chúng ta, dân tộc chúng ta đang gặp đại nạn này. Nó giết chết lòng tự trọng trong mổi con người và nguy hiểm hơn nó làm suy mòn lòng tự tôn của một dân tộc, suy mòn sức lao động, sáng tạo, suy mòn sức mạnh của dân tộc. "Không trung thực" là mầm móng phát sinh mọi tệ nạn trong xã hội : trộm cướp, buôn lậu, tham nhũng,...
Tôi xin trích lại vài bài viết mà tôi có dịp đọc được.
Mỗi Ngày Chúng Ta Nói Dối... 20 Lần
Chúng ta nói dối ngày càng nhiều. Một nghiên cứu mới đây của ĐH Vienna (Áo) kết luận: "Nói dối là phần chủ yếu để sinh tồn trong cuộc sống hàng ngày", và chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian để nói dối.
Nghiên cứu cho thấy có 50% đàn ông nói rằng vợ mình hấp dẫn, nhưng thật ra họ không nghĩ thế. Ở văn phòng, một số nhân viên còn nói dối là người thân chết để nghỉ việc. Các đôi uyên ương cũng vẫn thường nói dối nhau, ngay cả chuyện ái ân vẫn có thể giả tạo để người kia tưởng lầm.
Đôi khi người ta còn khoác lác để nhận được lời khen hoặc sự ưu tiên nào đó. Giáo sư Peter Stiegnitz - ĐH Vienna nói: "Nói dối quan trọng trong đời sống con người như cơm ăn, nước uống vậy. Ai cũng nói dối, kể cả những người nói rằng họ không bao giờ nói dối".
Nghiên cứu của ông cho thấy: 41% lời nói dối là để che giấu cách xử sự sai trái, 14% lời nói dối là để tỏ ra tế nhị, 45% là những nguyên nhân khác.
Vì sao người ta hay nói dối?
Nghiên cứu cho rằng người ta nói dối nhiều vì xã hội không còn được tạo nên bởi những cộng đồng nhỏ gồm những người biết rõ nhau. Người ta có thể bóp méo sự thật hoặc thêu dệt vấn đề. Không ai biết rõ bạn nên họ sẽ tin lời bạn, vì thế mà bạn theo đà trở thành... quen nói dối.
Nói dối để vươn lên
Một nghiên cứu trước đây đã cho rằng những người khéo nói dối thì dễ thành công. Tại Mỹ, một nghiên cứu khác cho thấy những người càng có học thì càng lừa đảo tinh vi và xảo quyệt hơn. Ngay cả những người trí thức và nổi tiếng vẫn nói dối để tôn lên uy tín của mình. Sự nhẹ dạ cả tin hoặc không đủ trình độ xét đoán của người dân thường vô tình đã làm cầu nối cho người khác nói dối.
Nhân danh tình yêu?
Còn tình dục thì sao? Phụ nữ ngày nay không phải là người duy nhất nói dối trong phòng ngủ. Khoảng 34 - 40% phụ nữ thường xuyên giả bộ ân ái nồng nàn với chồng. Thậm chí họ còn "tơ tưởng" đến "ông láng giềng" khi đang trong cuộc "mây mưa".
Nói dối có hại cho sức khỏe?
Chúng ta có những "ngưỡng" để nói dối khác nhau, và bạn nên xác định rõ ngưỡng này cho mình.
Nếu nói sai sự thật, bạn phải chịu trách nhiệm và luôn bị ám ảnh bởi lo sợ sẽ có ngày bị lật tẩy. Một sự bất tín, vạn sự không tin. Đó là một hệ lụy tất yếu. Sự thật có thể phũ phàng, nhưng đôi khi bạn vẫn cần phải đối diện, phải chấp nhận hoặc phải nói ra.
Ai là chúa nói dối?
Nghiên cứu cho thấy nam giới nói dối hơn 20% so với nữ giới, còn nữ giới có khuynh hướng nói dối vì các lý do tế nhị hơn. Nam giới thường nói dối về sự thành đạt và khả năng của mình, còn phụ nữ sẵn sàng nói dối về tình trạng xã hội.
73% nam giới chấp nhận nói dối về lý lịch của mình. 80% phụ nữ cho số điện thoại và tên giả.
Phụ nữ nói dối khéo hơn nam giới. Họ nói dối như thật, không ngập ngừng.
Người đăng: Fergie_xx
Hạt yêu thương
Ta đi gieo hạt tình yêu
Vươn trong gió hạ những điều ngẫn ngơ
Để rồi lạc bước vườn thơ
Vụng về ghép nhặt…bâng quơ cho đời
Ta đi nhặt mảnh hương rơi
Đem về kết nụ cho đời nở hoa
Ta đi nhặt hạt bâng quơ
Em ơi, mây vẽ vần thơ ân tình
Vươn trong gió hạ những điều ngẫn ngơ
Để rồi lạc bước vườn thơ
Vụng về ghép nhặt…bâng quơ cho đời
Ta đi nhặt mảnh hương rơi
Đem về kết nụ cho đời nở hoa
Ta đi nhặt hạt bâng quơ
Em ơi, mây vẽ vần thơ ân tình
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)