Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Thôi, ta hãy làm người ít xấu!

Vị thế đất nước ta đang ở đâu?
Trả lời câu hỏi này, tôi cho rằng có 03 nhóm :

  • 10% thất vọng
  • 10% hài lòng
  • Còn lại là vô cảm
Nhóm " Thất Vọng" là ai ? Thật tĩnh táo chúng ta sẻ thấy rằng, số ít trong họ là những người thất bại hay những kẻ "vỉ cuồng"còn đa phần họ là những luật sư, bác sĩ, giám đốc doanh nghiệp, vị lảnh đạo các tổ chức,...Họ không chỉ mong mướn nhiều hơn cho mình mà còn cho đất nước. Một "Việt Nam nghèo hèn" không chỉ là nổi đau mà còn là cái nhục.
Nhóm "Hài Lòng" ? Đó một là những kẻ đang hưởng lợi trên danh phận "nghèo hèn" của đất nước hoặc là những kẻ không nhận ra sự " nghèo hèn" của chính mình.
Nhưng buồn thay cho đất nước, khi đa phần những công dân của nó là những kẻ "vô cảm", buồn hơn trong số họ không ít người tự cho mình là trí thức.
Vấn đề của đất nước chúng ta thế nào và về đâu duy chúng ta mà thôi. Cái vấn đề đó là : 
  1. Làm sao bớt đi những người " vô cảm"
  2. Làm sao bớt đi những kẻ "cơ hội"
  3. Cần lắm thay những người "thất vọng" có nhiều hơn những đóng góp thiết thực cho công cuộc phát triển đất nước
Hành Khất mong rằng trong chúng ta trước khi mong mỏi một cơ hội nào cho đất nước, chúng ta cố gắng là những người ít xấu mà trước tiên là hãy trung thực!

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Bệnh tâm thần : cứu cánh cho tham quan !

Bị truy tố trong khung hình phạt 13- 20 năm tù nhưng được Viện kiểm sát rút xuống còn 6-8 năm cuối cùng, Cựu Giám đốc điều hành dự án thủy điện Sông Tranh 2 chỉ bị tuyên phạt 36 tháng tù vì mắc bệnh tâm thần.
.............................
Không biết sẽ còn bao nhiêu cán bộ, lãnh đạo của các doanh nghiệp, tập đoàn cũng bị tâm thần như ông Mậu, nhất là khi có “biến”. Điều này đang gây hoang mang dư luận khi chưa xác định được bao nhiêu % cán bộ quản lý cấp cao có nguy cơ bị tâm thần. Song nó lại đồng thời lý giải tình trạng kinh tế bi đát hiện nay, bởi không loại trừ khả năng nền kinh tế đang được vận hành bởi một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý bị tâm thần như ông Nguyễn Đức Mậu.

Đây là đoạn trích trên báo Tiền Phong. Thật tình đó không phải là hiếm mà đa phần của những ông quan " bị lộ" hay những kẽ có quyền, tiền. Giám định y khoa như những trò mèo

Ôi, thế sự?

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Đảng có xứng đáng vai trò lãnh đạo?

Những ngày này, hưởng ứng lời mở góp ý sửa đổi hiến pháp 1992, nhiều ý kiến đóng góp trong đó vấn đề nổi bật giữ hay không giữ điều 04 hiến pháp - Điều mặc nhiên xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (gọi tắt là Đảng) trong mọi vấn đề của đất nước.
Vậy Đảng là ai? Từ đâu? Hình thù và phẩm chất của Đảng thế nào?
Với hầu hết người dân Việt Nam, chúng ta chưa cần quan tâm anh là ai, anh từ đâu. Nhưng để được thừa nhận "một cách tự nguyện" là lãnh đạo, đại diện cho toàn dân anh phải xứng đáng với nó. Thử hỏi :
Đảng có phải là đại biểu ưu tú cho trí tuệ của đất nước này?
Đảng có đảm đãm bảo về đạo đức?
Người dân có bầu ra Đảng ?
...................................
Tất cả các câu hỏi trên đều cùng một một câu trả lời : "không".
Không có gì là bất diệt, là mãi mãi. Đảng Cộng Sản cũng thế ! Thành tựu lớn nhất của Đảng là thống nhất đất nước, điều đó sẻ được lịch sử ghi nhận. Nhưng ai đó lập luận rằng với những công lao ấy Đảng xứng đáng mặc nhiên lãnh đạo thì thật là đần độn.
Sự tồn tại của Đảng là do Đảng quyết định, nếu lấy tư tưởng của Mao 'duy trì quyền lực bằng họng súng' với chính người dân của mình thì đấy chỉ là " bọn đồ tể" không hơn và sẻ sớm bị kết án " Diệt chủng".
...................................
Để Đảng xứng đáng lãnh đạo, cần qui chuẩn lại từ cấp thấp --> cao
  • Tuyển chọn Đảng viên : Bất kỳ ai muốn tham gia đều hành (công chức) phải là một Đảng viên. Lưu ý rằng không nên cứng nhắc vào cái tên mà là đều kiện ban đầu của những ai muốn thành công chức nhà nước. Tiêu chuẩn tuyển chọn Đảng viên từ tuyến cơ sở :
  1. Phải là người VN từ 18 tuổi trở lên
  2. Trình độ văn hoá > 12
  3. Am tường văn hoá, lịch sử VN : phải qua kiểm tra (như hình thức để được công nhận là công dân ở một số nước)
  4. Không có tiền án phản bội lợi ích đất nước, tội phạm hình sự.
  • Người dân bầu người đại diện cho người dân các cấp : ==> Hội đồng nhân dân các cấp (dân biểu), quốc hội
  1. Ứng viên phải là Đảng viên
  2. Do dân trực tiếp bầu
  3. Ứng viên phải thoả những tiêu chí riêng tuỳ cấp, tuỳ vùng. Ví dụ, đại biểu xã/phường phải sống tại địa phương >02 năm, quận là 05 năm, tỉnh là 10 năm, TW là 20 năm,....
  4. Số đại biểu theo cơ cấu dân, theo số dân
  • Bầu cơ quan điều hành các cấp ==> thị trưởng các cấp, thủ tướng
  1. Người dân trực tiếp bầu người đứng đầu bộ máy đều hành địa phương mình thông qua tranh cử công khai
  2. Ứng viên phải là Đảng viên
  3. Tiêu chuẩn ứng viên tuỳ từng cấp. Ví dụ, ứng viên người đứng đầu quốc gia phải sinh ra tại VN,....
Hãy thay đổi ! Đừng đẩy dân tộc này thêm một lần nữa tối tăm.